Có nên trồng sầu riêng không? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bà con thắc mắc và loay hoay trong việc tìm câu trả lời. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về lợi ích đầu tư, rủi ro, các lưu ý khi trồng sầu riêng cho bà con để giúp bà con giải đáp câu hỏi trên. Xem ngay với SFARM để tìm câu trả lời cũng như hiểu được các thông tin cần thiết trước khi quyết định trồng sầu riêng nhé!
Có nên trồng sầu riêng không?
Cây sầu riêng là loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao, nhưng liệu nhà nông có nên trồng sầu riêng không? Dẫu biết rằng giá sầu riêng tăng mạnh, bà con cũng nên cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Bởi vì đầu tư vào loại cây đang “hot” có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi nguồn cung cấp thay đổi trong tương lai. Sau đây là những rủi ro bà con nên cân nhắc trước khi quyết định có nên trồng sầu riêng hay không:
Dòng tiền trong canh tác sầu riêng
Khi đầu tư, điều quan trọng nhất là bà con cần chú ý là dòng tiền chi ra và thu vào. Chi phí ban đầu như mua giống, phân bón, nhân công có thể tăng hơn mức tăng giá sầu riêng. Mặt khác, tiền thu được phụ thuộc vào sản phẩm thu và giá bán, mà giá này thường không ổn định, có thể bị ảnh hưởng bởi thị trường trong tương lai.
Rủi ro cung cầu
Trong thời gian ngắn, số lượng sầu riêng cung cấp cho thị trường thường xuyên ít thay đổi ngay lập tức. Tuy nhiên, bà con và nhiều nhà vườn khác cũng trồng sầu riêng khi giá đang tăng lên, trong tương lai nguồn cung cấp có thể tăng đột biến, dẫn đến giảm giá mạnh. Đây là điều bà con cần lưu ý để tránh rủi ro.
Tránh tâm lý đám đông
Rất nhiều nhà nông có xu hướng trồng những loại cây đang “hot” vì tin rằng sẽ được bán với giá cao. Tuy nhiên, việc đầu tư theo đám đông có thể dẫn đến nguồn cung quá nhiều, gây giảm giá sản phẩm. Vì vậy, bà con cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chạy theo xu hướng thị trường.
Vậy có nên trồng sầu riêng hay không? Nếu đã quyết định trồng sầu riêng, nhà nông nên lên kế hoạch rõ ràng và dự phòng cho những rủi ro bất ngờ. Đặc biệt, bà con nên trồng xen canh để đa dạng hóa đầu tư tăng thu nhập, không chỉ tập trung vào một loại cây, sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro và ổn định đầu vào. Nhưng để chắc chắn có nên trồng sầu riêng hay không bà con cũng cần chú ý các lưu ý dưới đây của bài viết.
Lưu ý quan trọng trước khi trồng sầu riêng
Trước khi quyết định trồng sầu riêng, để chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả, chất lượng tránh được những rủi ro nhất có thể. Bà con nên chú ý những lưu ý sau đây giúp bà con tối ưu hóa việc trồng và chăm sóc sầu riêng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả canh tác.
Chuyển đổi canh tác không xử lý nấm bệnh
Nhiều vườn chuyển đổi canh tác từ trồng cao su, cà phê, tiêu, cam, bưởi,… sang trồng sầu riêng. Nền đất cũ trước có tiềm ẩn nhiều mầm bệnh hoặc nhóm cây bị tuyến trùng làm cây sầu riêng dễ nhiễm nấm bệnh. Trước khi trồng sầu riêng, cần xử lý đất kỹ lưỡng bằng cách dùng vôi hoặc nấm kháng sinh như Trichoderma để loại bỏ mầm bệnh.
Cây giống kém chất lượng
Mua cây giống giá thành rẻ kèm theo chất lượng thấp, cơ sở cây giống không uy tín, trôi nổi, cây mang mầm bệnh. Cần tìm mua giống ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng. Chọn cây giống có giá cả hợp lý, cây có độ cao vừa, thân thẳng, trơn láng, cây cành dáng đẹp, không nghiêng vẹo, da mượt, cây không dị tật, không có vết bệnh trên cây. Bộ lá cây sầu riêng xanh tốt, bo ghép chắc chắn, chồi phát triển tốt.
Khoảng cách trồng quá dày
Khoảng cách trồng sầu riêng quá gần sẽ dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng và dễ phát sinh sâu bệnh. Tầm cách trồng phù hợp sẽ giúp cây phát triển sức khỏe và có năng lực ổn định hơn trong thời gian dài.
Trồng xen canh loại cây không thích hợp
Nhiều nhà vườn ở Miền Tây trồng xen mít với sầu riêng. Mít hấp thụ phân nhiều và nhanh, cạnh tranh dinh dưỡng với sầu riêng, làm sầu riêng lép tàn, còi cọc, lâu lớn. Nên trồng xen canh các loại cây ngắn ngày, cây họ đậu thu hoạch nhanh – lấy ngắn nuôi dài
Trồng sầu riêng quá sâu
Nhiều nhà vườn chưa có kinh nghiệm, trồng gốc sầu riêng sâu hoặc chuyển đổi canh tác từ vườn tiêu, cà phê trồng vào những hố tiêu, cà phê cũ, hố sâu không thoát nước, dễ bị ngập úng vào mùa mưa ảnh hưởng đến bộ rễ, cây dễ bị bệnh vàng lá thối rễ. Để trồng sầu riêng hiệu quả, cần chuẩn bị mô và hố trồng:
+ Cách trồng sầu riêng ở Miền Tây thường lên liếp, kích thước mô cao 60-80cm, chân mô 2-3m, mặt mô 1-2m.
+ Trồng sầu riêng Tây Nguyên và Miền Đông, kích thước hố đất tốt là 60x60x60cm hoặc 70x70x70cm.
Khi trồng cây sầu riêng con cần lưu ý trồng bầu đất cao hơn mặt hố trồng 2-3cm, tránh trồng ngập gốc vào đất gây ứ đọng nước dễ phát sinh nguồn bệnh.
Không trồng cây chắn gió, cố định cây
Cây con mới trồng không có cây chắn gió cho sầu riêng, che nắng dễ bị cháy nắng vì lá cây sầu riêng con còn mỏng và yếu. Bộ rễ sầu riêng của cây lúc này cũng chưa phát triển nếu cây không buộc cố định vào cọc, cây dễ bị lung lay, động rễ dẫn đến cây còi cọc, chậm phát triển. Vào những ngày trời nắng gắt cần che chắn bớt lượng ánh sáng mặt trời để giúp lá không bị cháy nắng. Cố định thân cây vào cọc để hạn chế lung lay, động rễ.
Trồng bỏ bê không chăm sóc, không chủ động nguồn nước tưới
Trồng không quy hoạch cụ thể, không đủ nguồn nước tưới cho cây sầu riêng, hệ thống béc tưới không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây phát triển. Hoặc khi cây lớn mà béc tưới cứ để gần gốc tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển ở gốc sầu riêng và không đủ lượng nước cho các rễ cám ngoài tán cây hút nước nuôi cây.
Hệ thống tưới nước tự động cho cây sầu riêng
Bón phân chưa hoai mục
Bón phân chuồng ủ chưa hoai mục, chất dinh dưỡng trong phân chuồng chưa được kích hoạt phân giải thành chất dễ hấp thu, khiến cây trồng không hấp thụ được tốt. Cây dễ hư hại bộ rễ, bị nhiễm nấm bệnh, bị ngộ độc (vàng lá, rụng lá), năng suất và chất lượng giảm,… Để mang lại hiệu quả, cần ủ phân chuồng với Trichoderma để ủ và xử lý phân chuồng.
Không có kỹ thuật chăm sóc
Do chạy theo xu hướng thị trường, nhiều người không hiểu về sầu riêng, không có kỹ thuật trồng (trồng quá dày, không có hệ thống thoát nước, cây dễ ngập úng, dễ bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ), không có kỹ thuật chăm sóc sầu riêng (tỉa cành, tạo tán, chế độ dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh, giai đoạn làm bông, làm trái,..), cây bị bệnh không biết cách trị như thế nào dẫn đến tốn nhiều chi phí, mùa vụ không thành công, giảm năng suất.
Lưu ý khi trồng, chăm sóc sầu riêng hiệu quả
Để vườn sầu riêng phát triển tốt, năng suất nhất bà con cần chú ý các lưu ý khi trồng, chăm sóc sầu riêng sao cho hiệu quả:
– Cây sầu riêng rất cần được bón vôi cho sầu riêng và phân hữu cơ để cải tạo đất trồng: Bón vôi kết hợp với phân hữu cơ không chỉ cung cấp dưỡng chất canxi cho cây riêng mà còn giúp cải thiện độ pH. Giải phóng đất trồng bị thoái hóa và giảm tác hại của mặn. Điều này tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bộ rễ, giúp cây phát triển sức khỏe.
– Chú ý bón phân hữu cơ – organic khi trồng sầu riêng: Phân hữu cơ – organic giúp cải thiện đặc tính hóa lý đất như tăng độ phì, tăng hàm lượng hữu cơ, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, cải thiện cấu trúc, độ ẩm đất. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất – thành phần giữ vai trò quan trọng.
– Xử lý ra hoa cho cây sầu riêng: Để đạt được tỷ lệ đậu trái cao, cần tránh xử lý ra hoa sầu riêng vào những tháng mưa nhiều. Các phương pháp kích thích phổ biến bao gồm xiết nước, sử dụng hóa chất hoặc phân bón hợp lý.
– Độ ẩm, dinh dưỡng, nước tưới, phân bón và sâu bệnh hại khi trồng sầu riêng: Bảo bảo cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong lúc chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái để đạt được chất lượng tốt. Phòng chống sâu bằng cách kết hợp biện pháp hóa học và sinh học. Tránh trồng xen đu đủ vì đây là cây ký sinh dễ gây bệnh cho riêng mình.
Trên đây, SFARM Blog đã giải đáp cho bà con về có nên trồng sầu riêng hay không? Trước khi quyết định trồng sầu riêng bà con nên cân nhắc những lưu ý quan trọng trước khi trồng sầu riêng, lưu ý trồng, chăm sóc sầu riêng hiệu quả,… để giảm thiểu những rủi ro mang lại cũng như giúp bà con có một mùa vụ sầu riêng năng suất tăng thu nhập cho bà con. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bà con trong việc quyết định trước khi trồng sầu riêng.
Xem thêm:
- Trồng cây chắn gió cho sầu riêng tránh gió, bão, bụi hiệu quả
- Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây, chăm sóc hiệu quả
- Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên chuẩn, năng suất cao
- Quy trình chăm sóc, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả
- Quản lý đọt sầu riêng, kỹ thuật đi đọt sầu riêng hiệu quả