Đất là gì? Cấu trúc tự nhiên của đất trồng

1865 lượt xem

Đất là một yếu tố tự nhiên hết sức quen thuộc với chúng ta. Đây là thành phần bao bọc lớp vỏ ngoài và được mệnh danh là “làn da của trái đất”. Mặc dù đất có khắp mọi nơi nhưng không phải ai cũng biết đất là gì? Cách cải tạo đất tự nhiên đảm bảo độ màu mỡ tốt nhất? Bài viết dưới đây của Đặng Gia Trang sẽ giúp bạn giải đáp “Đất trồng cây là gì? Hãy trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng?”

1/ Đất là gì? Kết cấu đất trồng là gì

Đất là sự tổ hợp của nhiều hạt có kích thước khác nhau. Những hạt này được gọi là hạt cơ giới và không nằm riêng rẽ mà liên kết lại với nhau để tạo thành những cụm hạt (đoàn lạp) và tạo thành kết cấu tự nhiên cho đất. Như vậy, kết cấu đất là chỉ sự sắp xếp các hạt cơ giới trong đất.

Kết cấu đất phản ánh về số lượng, chủng loại các loại hạt kết trong một tầng đất hay cả phẫu diện đất. Các hạt kết của đất có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Kết cấu được hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành, phát triển và sử dụng đất.

Kết cấu không mang tính cố định mà liên tục thay đổi theo thời gian, địa hình, phương pháp canh tác,… và được xác định thông qua các tính chất như hình dạng, kích thước và độ bền.

kết cấu đất là gì

2/ Các trạng thái tồn tại của kết cấu đất

Về hình dạng, kết cấu được phân thành ba loại:

  • Hình cầu (hạt) 1-10 mm, tập trung tầng đất mặt, đất có hàm lượng hữu cơ cao
  • Dạng phiến: mỏng, xếp chồng lên nhau, phân bố ở cả tầng mặt và tầng sâu.
  • Dạng khối: kích thước 5-50 mm, cấu trúc giúp rễ cây phát triển tốt, thoáng khí.
  • Dạng hình trụ: tập trung và phát triển ở tầng đất sâu.

Về kích thước, kết cấu được mô tả thành ba dạng: mịn, trung bình, thô.

Về độ bền gồm các mức: Mức độ mạnh, trung bình và yếu, tính chất này được xem xét dựa trên việc làm vỡ cấu trúc tự nhiên với tác động cơ học.

3/ Vai trò

Kết cấu đất là yếu tố quyết định nên độ xốp trong đất hay số lượng khí khổng trong đất. Không những vậy nó còn là yếu tố giữ nước giữa các hạt và trong hạt đất. Có thể nói kết cấu đất là công cụ để điều tiết độ phì của đất.

Đối với một loại đất có kết cấu tốt sẽ mang lại các ưu điểm như:

  • Đất tơi, xốp, làm đất dễ dàng, hạt dễ mọc, rễ cây dễ phát triển
  • Nước thấm nhanh mà vẫn giữ được nhiều nước.
  • Đất thoáng khí, đầy đủ oxy cho cây và vi sinh vật hoạt động.
  • Nước, không khí điều hòa với nhau. Hai quá trình phân giải và tích lũy chất hữu cơ cùng xảy ra do đó cây có đủ thức ăn và mùn vẫn được tích lũy.
  • Giảm được xói mòn nhờ nước thấm nhanh khi mưa nên ít chảy tràn trên bề mặt. Mặt khác, khi mưa to chỉ phá hủy những hạt kết lớn thành hạt kết bé….

4/ Yếu tố làm thay đổi kết cấu đất

Trong tự nhiên có rất nhiều yếu tố làm thay đổi và phá hủy kết cấu. Tuy nhiên, có 3 yếu tố chính tác động trực tiếp lên kết cấu đất:

  • Cơ giới: tác động của người, công cụ máy móc và súc vật đi lại trên mặt đất. Khi làm đất quá kỹ, nhất là làm đất không đúng độ ẩm sẽ làm phá vỡ kết cấu. Ngoài ra hạt kết còn bị phá vỡ tác động của mưa, gió, nhất là trên đất dốc bị xói mòn mạnh thì kết cấu lớp đất mặt bị phá vỡ nghiêm trọng.
  • Hóa lý học: sự thay đổi ion trong quá trình canh tác. Khi bón phân vô cơ mà không kết hợp hữu cơ, người sản xuất đã vô tình cung cấp một lượng lớn ion và muối vào đất. Gây ra sự mất cân bằng và phá vỡ liên kết của các hạt đất.
  • Vi sinh vật (háo khí) trên đất bạc màu không được bón hữu cơ. Trong điều kiện đó, nếu người sản xuất cày ải làm môi trường háo khí thì vi sinh vật sẽ phát triển mạnh và chặt đứt liên kết hạt đất.

5/ Phân loại đất trồng cây và đặc điểm của từng loại đất

Đất sét

Được cấu tạo từ các hạt có kích thước nhỏ. Do kích thước nhỏ sẽ tạo nên khe hở hẹp, thoát nước kém, dễ ngập úng và lèn mặt. Đất sét có một ưu điểm là khả năng giữ, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng tốt, chất hữu cơ phân giải chậm nên tích trữ nhiều. Tuy nhiên, ở kết cấu có hàm lượng sét cao cây trồng cũng khó hấp thu, do bị hạt đất giữ quá chặt.

=> Cây trồng thích hợp:

Những loại cây có thể trồng được trên đất set bao gồm các loại cây giữ (trữ) nước hay các loại lấy củ, quả. Đây là loại đất thường sử dụng trong các ngành chế tạo gốm sứ, gạch xây nhà,…và người ta ít sử dụng để trong công việc trồng trọt.

Đất cát

chủ yếu là khe hở lớn nên thấm nước nhanh, giữ nước kém, dinh dưỡng dễ bị mất do rửa trôi. Đất nghèo mùn do chất hữu cơ phân hủy nhanh. Đất có thể thay đổi nhiệt độ nhanh nên bất lợi cho sự phát triển của cây trồng và vi sinh vật.

=> Cây trồng thích hợp:

  • Cây có củ: Khoai lang, lạc, khoai tây, vừng,… vì đất cát sẽ giúp củ to hơn, dễ thu hoạch hơn.
  • Cây dương liễu: Có khả năng che chắn nắng, gió trên đất cát khá tốt.
  • Rau xanh: Măng tây, nha đam và các loại cây ở nơi đất thấp, sẵn nước.
  • Cây ăn quả: Đất cát còn được mọi người dùng để trồng dừa, cam, chanh, nho, na, điều, táo,…

Đất thịt

Là dạng trung gian của đất cát và đất sét. Đất thịt trung bình là sự cân bằng của cát và sét, rất tốt cho sự phát triển của cây trồng và vi sinh vật.

=> Cây trồng thích hợp

  • Cây gia vị: Chanh, ớt, rau thơm các loại,… khi trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng thêm hương vị.
  • Rau sạch: Đất thịt giúp rau sinh trưởng, phát triển mạnh hệ rễ và dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
  • Cây dược liệu chữa bệnh: Trồng bằng đất thịt sẽ giúp tăng dược tính tăng dầu nhờ vào đặc tính tơi xốp, độ thông thoáng cao và thành phần vi sinh có trong đất.
  • Cây ăn quả: Các loại cây ăn trái được trồng trên đất thịt thường cho quả to ngọt, sai quả, màu sắc và hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt ở mức tương đối.
  • Cây Hoa cảnh: Bạn cũng thể dùng đất thịt để trồng các loại hoa cảnh bởi tính ôn hoà, sa cấu bền vững, phù hợp với hệ rễ của hoa.
  • Cây cảnh bonsai: Nếu được trồng trong đất thịt sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, không khiến cây bị phá dáng; do đất có các thành phần như cát, mùn, phù hợp với việc định hình dáng vẻ của cây.

kết cấu đất là gì

6/ Biện pháp duy trì và cải thiện kết cấu đất là gì

Duy trì và cải thiện kết cấu đất là yếu tố bắt buộc để đạt năng suất cao. Để cải thiện vấn đề này, người sản xuất nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Tăng cường mùn cho đất: tăng cường bón các loại phân hữu cơ cho đất như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế,…. Đồng thời, để lại tối đa sản phẩm phụ của cây trồng trên đồng ruộng có tầm quan trọng đặc biệt với việc cải thiện kết cấu đất.
  • Tác động bởi thực vật: sử dụng các loại cây họ đậu để có nhiều rễ và xác của chúng, cung cấp nguồn đạm tự nhiên, tác động lên độ phì nhiêu của đất nói chung và cải thiện kết cấu đất nói riêng.
  • Thực hiện chế độ canh tác hợp lý: làm đất đúng thời điểm phù hợp và không quá kỹ, bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ, giữ ẩm thích hợp, luân canh,… là một trong những biện pháp làm tăng cường kết cấu.
  • Bón vôi: Bón vôi cho đất chua và bón thạch cao cho đất mặn là biện pháp không chỉ khử độc cho đất mà còn làm tăng cường kết cấu. Cần tránh sử dụng phân vô cơ đơn độc, chấm dứt tập quán bón muối ăn cho đất của nông dân một số vùng. Cần kết hợp phân hữu cơ, phân vô cơ và vôi.

Đất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái. Đất được coi như một “hệ đệm”, cân bằng tất cả sinh vật có sự sống trên nó bao gồm cả: con người, cây trồng, sinh vât, vi sinh vật. Đối với nông nghiệp, đất là tài nguyên vô giá và không thể thay thế. Vì vậy, việc “bảo dưỡng” đất phải được duy trì và quan tâm một cách hợp lý.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (9 bình chọn)