Cây sầu riêng: Đặc tính, cách trồng, chăm sóc sầu riêng đúng chuẩn

1626 lượt xem

Cây sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới, có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm đặc trưng được ưa chuộng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, để sầu riêng cho năng suất cao, chất lượng tốt, cây không bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến các vụ tiếp theo thì các Bác cần biết về đặc tính, cách trồng và chăm sóc sầu riêng đúng chuẩn để cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh. Mời các Bác cùng SFARM xem ngay bài viết để nắm bắt được những thông tin về cây sầu riêng nhé!

Đặc tính của cây sầu riêng

Cây sầu riêng một loại trái cây đặc sản nổi tiếng ở Đông Nam Á được nhiều quốc gia biết đến, mang lại kinh tế cao, nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Để hiểu biết thêm về đặc tính cây sầu riêng, các Bác cũng xem qua các điểm sau.

Cây sầu riêng cao bao nhiêu mét?

Trong điều kiện tự nhiên, cây sầu riêng có thể cao từ 27-40 mét. Trong điều kiện trồng canh tác, cây có chiều cao trung bình từ 10-12 mét, đường kính cây khoảng 1,2 mét.

Đặc điểm của quả sầu riêng

Sầu riêng được biết đến như một loại trái cây đặc sản được nhiều người ưa chuộng, vì không chỉ đơn thuần là hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng của sầu riêng mà còn là giá trị kinh tế cao mà sầu riêng mang đến cho bà con nông dân. Để tìm hiểu rõ hơn đặc điểm nhận dạng từng bộ phận của cây sầu riêng mời các Bác qua các điểm sau.

Rễ cây sầu riêng

Bộ rễ cây sầu riêng có thể mọc dài và đậm sâu xuống lòng đất khoảng từ 5 đến 6 mét. Sự phân bố rộng hay hẹp của rễ sầu riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đất trồng, mực nước ngầm, chiết cành, ghép, nhân giống, gieo hạt hay kỹ thuật chăm sóc sầu riêng.

Rễ cây sầu riêng
Rễ cây sầu riêng

Hình dáng cây sầu riêng

Cây sầu riêng là loại cây thuộc thân gỗ cao lớn. Nó có thể mọc cao từ 20 đến 30m có tán lá thưa. Thân cây mọc thẳng. Vỏ của cây thường có màu nâu vàng thô ráp. Cây có đường kính lên đến 1,2 m.

Tuy nhiên tại những nơi trồng và sản xuất, sầu riêng chỉ thường cao trung bình từ 10 đến 12m. Tán lá sầu riêng khá to và rộng ở phía dưới. Càng lên cao thì phần ngọn của sầu riêng sẽ nhỏ dần tựa như hình nón lá. Dáng của cây sầu riêng thường mọc ngang. 

Hình dáng cây sầu riêng
Hình dáng cây sầu riêng

Hoa cây sầu riêng

Hoa cây sầu riêng (cụm hoa sầu riêng) thường mộc treo trên cành cây và theo từng chùm với mỗi chùm từ 1 đến 15 hoa. Mùi hoa sầu riêng, tùy theo cảm nhận của mỗi người có thể thấy nồng hoặc ngược lại thì thấy nhẹ. Hoa thường mọc thành chùm lưỡng tính có nụ hoa tròn.

Hoa sầu riêng thường mất khoảng từ 3 đến 4 tuần trong điều kiện thích hợp để có thể kích thích ra hoa đậu quả. Và thường từ khoảng 15 giờ chiều hôm nay cho đến 6 giờ sáng hôm sau hoa sẽ nở. Từ 19 giờ đến 23 giờ bao phấn sẽ nứt ra tiến hành thụ phấn cho phôi. Nhưng khung giờ này thì nhụy hoa đã chuyển sang tàn nên tỷ lệ thụ phấn không đạt 100%.

Vì vậy hầu hết các thực vật không tự thụ phấn được mà phải nhờ đến ngoại lực tác động bao gồm: gió, côn trùng,… Nên một chùm hoa sầu riêng có rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả lại rất thấp. Trung bình chỉ có một nửa số hoa thành công thụ phấn đậu quả.

Hoa cây sầu riêng
Hoa cây sầu riêng

Lá cây sầu riêng

Lá cây sầu riêng có màu đồng khi lá còn non. Và lá chuyển sang màu xanh khi lá đã mọc già. Trên lá non có các lông tơ nhỏ được bao phủ ở bên ngoài. Phần chóp lá sầu riêng có hơi nhọn và phần cuống lá thường là nhọn hoặc hơi tròn.

Lá thường mọc so le thuộc lá đơn có phiến lá thuôn dài. Cây sầu riêng càng trưởng thành thì các cành lá của cây sẽ càng nằm ngang tạo nên tầng lá hình dạng tháp.

Lá cây sầu riêng
Lá cây sầu riêng

Quả sầu riêng

Quả sầu riêng được hình thành sau khi hoa thụ phấn thành công đậu quả thì quả sầu riêng sẽ có hình dạng như một vật mỏng màu trắng. Trải qua thời gian nó dần dần hình thành một lớp mỏng bao phủ trọn bộ màu trắng để hình thành phần thịt.

Ở giai đoạn trưởng thành và phát triển quả cho đến khi chín. Quả sầu riêng có nhiều hình dạng. Đa phần quả sầu riêng có hình bầu dục với lớp vỏ bên ngoài là những gai mọc chi chít. Gai trên vỏ sẽ chuyển từ xanh đậm đến xanh lá, cứng cáp khi quả sầu riêng đã chín đến mùa thu hoạch.

Quả cây sầu riêng
Quả cây sầu riêng

Điều kiện phát triển của sầu riêng

Cây sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới có chứa nhiều dưỡng chất và có vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, nhưng để trồng loại cây này cũng không phải là việc dễ dàng, vì vậy trước khi canh tác cần tìm hiểu rõ về điều kiện sinh thái và quá trình phát triển của cây:

Đất đai

Sầu riêng thích hợp trồng ở những vùng đất màu mỡ, đất thịt hoặc đất pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan, có khả năng thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là trong khoảng từ 5 – 6 vì sầu riêng có bộ rễ chịu mặn và chịu phèn thấp. Những loại đất chứa nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn so với những loại đất khác. Ở nước ta, các vùng đất đỏ như Tây Nguyên, sông Hậu là những nơi có điều kiện lý tưởng để trồng sầu riêng.

Nhiệt độ

Hầu hết các giống sầu riêng tại Việt Nam phát triển mạnh, ưa nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, có thể đạt được năng suất ở môi trường có nhiệt độ từ 22 đến 35 độ C. Trải qua quá trình nghiên cứu các kỹ sư nông nghiệp đã đưa ra kết luận rằng, sầu riêng sẽ không được thuận lợi trong quá trình phát triển, ra hoa và đậu quả khi nhiệt độ dưới 22 độ C và trên 40 độ C.

Độ ẩm và lượng mưa

Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, độ ẩm cao và ổn định. Những nơi có khí hậu khô hạnh không thích hợp với cây sầu riêng, cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 – 80%. Riêng giai đoạn ra hoa, cây cần có nhiệt độ 20 – 22 độ C, độ ẩm 50 – 60%.

Cây sầu riêng có yêu cầu về lượng mưa khá lớn, khoảng 1600 – 4000 mm/năm và lượng mưa phân bố đều trong năm vì cây sầu riêng không chịu được khô hạn trên 3 tháng. Hơn nữa, cây sầu riêng là một loại cây ưa ẩm tuy nhiên lại là nơi không được động nước, vì vậy mà những khu vực đạt được khí hậu có lượng mưa trên khoảng 2000 mm mỗi năm rất thích hợp để trồng sầu riêng.

Nếu trồng sầu riêng ở những nơi thường có mùa khô kéo dài trong khoảng từ 4 đến 5 tháng, người trồng phải tiến hành tưới nước thường xuyên, vì đặc tính chịu hạn của cây sầu riêng rất thấp.

Để hiểu thêm trồng sầu riêng sao cho đúng chuẩn các Bác có thể xem thêm: 4 lưu ý khi trồng sầu riêng nông dân cần phải biết

Ánh sáng

Khi cây đã trưởng thành thì cần tiếp xúc với nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp trao đổi chất. Đặc biệt là trợ giúp cho quá trình sầu riêng ra hoa, đậu trái được thuận lợi nhằm gia tăng sản lượng.

Các vùng Việt Nam thích hợp trồng sầu riêng

Tùy vào các loại giống sầu riêng sẽ có những vùng thích hợp riêng cho từng loại giống.

– Sầu riêng Thái: Ở Việt Nam, sầu riêng Thái được trồng phổ biến ở Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt sầu riêng Thái có ở vùng đất phù sa (Đồng bằng sông Cửu Long), đất đỏ bazan, đất xám bạc màu giàu hữu cơ, đất phù sa ven sông (Đông Nam bộ).

– Sầu riêng Ri6: Sầu riêng Ri6 được trồng phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng với công nghệ lai tạo hiện nay, Ri6 được trồng khắp cả nước chứ không riêng gì Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ri6 có thể dễ dàng tìm mua ở Đồng Nai, Gia Lai, Bình Dương, Đắk Lắk. 

Các giống sầu riêng ngon, được ưa chuộng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống sầu riêng được nhập vào Việt Nam đưa vào canh tác. Dưới đây là các giống sầu riêng phổ biến được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nam Bộ và miền Đông.

  • Sầu riêng RI6
  • Sầu riêng chuồng bò
  • Sầu riêng hạt lép Long Khánh
  • Sầu riêng hạt lép Bến Tre
  • Sầu riêng khổ qua
  • Sầu riêng Cái Mơn
  • Sầu riêng Thái Lan

Trồng sầu riêng mấy năm có trái?

Tuỳ vào điều kiện khí hậu và giống cây trồng thì thời gian có trái sẽ dài ngắn khác nhau. Đối với cây sầu riêng gieo bằng hạt thì thời gian cho quả sẽ là 9-10 năm. Chất lượng trái không tốt và hiệu quả kinh tế cũng không cao.

Trong khi đó các giống sầu riêng ghép, sầu riêng chỉ cần mất từ 5 – 6 năm là có thể cho ra trái. Thời gian thu hoạch là sau 15 đến 17 tuần kể từ khi hoa bắt đầu nở. Trái sầu riêng sẽ chín đều trong 2 tuần bạn có thể thu hoạch.

Quy trình trồng sầu riêng theo giai đoạn chi tiết

Cây sầu riêng yêu cầu quy trình trồng đúng chuẩn và theo từng giai đoạn của sầu riêng, để biết thêm về quy trình mời các Bác xem quy trình trồng cây sầu riêng qua các giai đoạn.

Giai đoạn thiết kế vườn trồng cây sầu riêng

Giai đoạn thiết kế vườn trồng cây sầu riêng là hết sức quan trọng, để quá trình phát triển cây sầu riêng không gặp biến cố bởi những tác động bên ngoài. Khi thiết kế vườn để trồng sầu riêng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Vườn cần phải có rãnh thoát nước để giải quyết các vấn đề ngập úng vào mùa mưa.

– Cần phải ngăn chặn kịp thời các sâu bệnh gây hại cho sầu riêng.

– Cần có biện pháp chống xói mòn nhằm đảm bảo được độ phì cho đất trồng.

– Vườn trồng cây sầu riêng phải được thông thoáng.

– Có các biện pháp chắn gió nếu cần.

Kỹ thuật chọn và nhân giống

Kỹ thuật chọn và nhân giống là bước tiếp theo để quyết định cây sầu riêng có phát triển tốt hay không, các Bác cần lưu ý các vấn đề sau:

– Chọn cây trồng

Để cây sầu riêng có thể đậu quả cho lại năng suất cao. Thì trong quá trình chọn cây giống nên lựa chọn cây mẹ đạt năng suất phẩm chất tốt. Những loại cây này thường ít sâu bệnh và có tỉ lệ đậu trái cái ổn định trong vòng 5 năm.

Và tùy vào từng vùng đất trồng mà lựa chọn phương thức lấy cây giống. Với những vùng đất cao thì nên lựa chọn cách tháp để rễ cây có thể dễ dàng ăn sâu xuống lòng đất. Ở những vùng đất thấp nên lựa chọn chiếc cây giúp cho cho rễ cây mọc cạn hơn tránh đúng đến mực nước ngầm.

– Nhân giống

+ Chuẩn bị góc tháp: tiến hành chọn hột từ trái sầu riêng chín tránh trái sầu riêng sượng. Sau khi đem hạt đi rửa với nước vôi xong thì đi ủ liền để tránh làm giảm khả năng nảy mầm của hạt. Rồi sau đó để hạt vào trong đất ẩm với khoảng cách mỗi hạt là 10 cm. Để giữ được độ ẩm trong đất không ảnh hưởng đến việc nảy mầm, nên phủ thêm một lớp cỏ khô và tưới nước mỗi ngày. Khi hạt đã nảy mầm thì úp hột tể xuống với khoảng cách 30 x 30 cm. Rồi phủ thêm một lớp cỏ lên trên, tưới nước đến khi cây đã ra hai ba nhánh thì chỉ nên giữ lại một nhánh mọc tốt nhất.

+ Cách tháp: Nên tháp cây giống vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 thời điểm có mưa nhiều. Có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất. Để tháp chữ nhật bạn tiến hành mở miệng tháp với chiều rộng từ 1 đến 1,5 cm và dài từ 2 đến 2,5 cm. Rồi sau đó tiến hành rạch một đường để chia ra vỏ đậy ra thành hai phần. Với phần phía trên chiếm diện tích lớn hơn dùng để đặt mặt tháp.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng đạt năng suất

Cây sầu riêng là một loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với rất nhiều loại trái cây khác. Nhưng để sầu riêng đạt được năng suất cao. Các Bác cần phải nắm rõ được các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.

– Thời gian thích hợp cho mùa vụ: Nên tiến hành trồng sầu riêng vào tháng 5 đến tháng 8 mùa mưa.

– Mật độ: Nó sẽ phụ thuộc vào cây giống, đất trồng và chế độ chăm sóc. Thông thường đất tốt sẽ trồng với mật độ 10 m x 10 m. Đất thấp mật độ 8 m x 10 m.

– Cách trồng: Sau khi đã chuẩn bị hố trồng có kích thước 1 m x 1 m x 0,7 m. Các Bác cắt bỏ phần bọc ni lông bọc quanh rễ cây rồi đào một hố trồng cây giống xuống. Dùng rơm phủ thêm lên trên để giữ được độ ẩm cũng như che mát giúp cho cây sầu riêng phát triển tốt trong giai đoạn đầu.

– Bón phân: Sử dụng nhiều phân hữu cơ và hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, nên bón vào xung quanh tán cây. Nên dùng các vật dụng nông nghiệp để trộn phân bón với đắp mặt.

– Tưới nước: Có thể sử dụng phương pháp tưới công nghệ để tiết kiệm thời gian và lượng nước. Cũng như tránh làm ảnh hưởng trực tiếp đến gốc sầu riêng cản trở đến sự sinh trưởng phát triển của cây.

Chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa đậu trái

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái là việc hết sức cần thiết để cây sầu riêng đạt năng suất cao nhất. Nhưng để cây sầu riêng đậu quả tỉ lệ cao thì trong giai đoạn ra hoa đậu trái các Bác phải tiến hành:

– Cần phải điều tiết lượng nước cung cấp cho cây sầu riêng trong giai đoạn ra hoa

Thời kỳ cây sầu riêng ra mầm hoa vào giữa đầu năm dương lịch là thời điểm nhạy cảm. Nên cần phải tiến hành dọn dẹp sạch phần cỏ rác xung quanh để giúp cho cây thông thoáng tạo điều kiện ra hoa.

Và nếu có hiện tượng cây sầu riêng có hơi héo, vẫn chưa ra hoa. Cần phải tưới qua một lần nước, chỉ cần tưới cho đủ độ ẩm. Sau đó để cho đất về trạng thái khô hạn bằng cách xiết nước chờ đến thời điểm cây ra hoa.

Đồng thời cần bỏ đi một số nụ hoa đã ra trước đó để rút ngắn thời gian thu hoạch quả. Bởi vì trong quá trình tạo cơm cây sầu riêng cần rất nhiều dinh dưỡng để cho trái sầu riêng không bị nhỏ, suy nhược, ít cơm. Đặc biệt là giai đoạn ra hoa cây sầu riêng rất dễ phát sinh bệnh như sầu riêng bị nấm trái.

Vì vậy trong giai đoạn này bạn cần phải sử dụng phương pháp kích thích để cây ra hoa đồng loạt. Để kích thích có thể phun chất NPK 10-60-10 vào lúc 9 giờ sáng hoặc từ 15 giờ chiều. Phun 2 lần với thời gian cách nhau 7 ngày và liều lượng tăng gấp đôi so với hướng dẫn sử dụng. Nó sẽ giúp cho bông sầu riêng ra nhiều hơn, làm gia tăng sản lượng.

– Yêu cầu tưới nước

+ Thời điểm: khi mà các mầm hoa dài từ 3 đến 4 cm. Không nên tưới quá sớm vì nó sẽ gây ra nhiều tác hại cho sự phát triển của bông sầu riêng.

+ Cách tưới: Tưới xòe đều theo trình tự từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước chảy tràn ra mặt đất. Nên tưới nước vừa đủ và cách nhau trong khoảng từ 2 đến 5 ngày tưới. Vì cung cấp lượng nước trong một lần quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng sốc nước. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Và trước một tuần khi sầu riêng kết hoa cần giảm lượng nước tưới xuống còn 2/3 để đảm bảo an toàn.

– Kỹ thuật bón phân

Giai đoạn ra hoa đậu trái cây sầu riêng cần nhiều dinh dưỡng để hình thành hạt phấn chuẩn bị tốt cho quá trình kết quả. Nên giai đoạn này cần phải sử dụng các loại phân bón để cung cấp các nguyên tố vi lượng, nguyên tố trung lượng cho cây.

Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của hoa sầu riêng. Tránh cho cuống hoa bị dài, yếu ớt ảnh hưởng trong quá trình nuôi trái. Các Bác không nên sử dụng phân bón gốc, mà thay vào đó các Bác nên sử dụng phân trùn quế giảm lượng phân bón hóa học, tiết kiệm chi phí, tăng sức đề kháng cho cây sầu riêng.

Phân trùn quế dành cho cây sầu riêng
Phân trùn quế dành cho cây sầu riêng

– Tỉa bớt hoa

Tỉa bớt hoa là một trong những cách giúp cho cây tập trung nuôi dưỡng những hoa có tỉ lệ đậu quả cao mang lại chất lượng. Vì vậy bạn cần phải loại bỏ bớt những hoa ra có tỷ lệ kết trái kém, nằm ở những vị trí không cần thiết.

+ Thời điểm tỉa: khi chùm hoa đã dài trong khoảng từ 8 đến 10 cm. Cần tỉa đi những bông hoa mọc ở đầu. Để lại những bông hoa mọc cùng đợt, cuống khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh. Và không nên để quá 10 bông cho một chùm hoa.

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, cây sầu riêng đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng để nuôi trái, việc phục hồi sầu riêng sau khi thu hoạch kịp thời là vô cùng cần thiết. Để phục hồi sầu riêng sao cho đúng chuẩn mời các Bác xem qua các bước sau:

Bước 1: Cắt tỉa cành sau thu hoạch: cần loại bỏ cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, cành mọc khuất trong tán. Bên cạnh đó, các Bác cần tạo tán thông thoáng, giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn.

Bước 2: Bón phân bổ sung dinh dưỡng: cần tiến hành bón phân có đầy đủ đa, trung, vi lượng và các chất bổ sung cần thiết để cây kích rễ, kéo đọt và dưỡng cành tốt. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân bón lá để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, mang lại hiệu quả phục hồi sầu riêng sau thu hoạch.

Bước 3: Tưới nước đầy đủ: Trong giai đoạn đầu sau thu hoạch, cây cần ít nước hơn so với khi đang mang quả. Tuy nhiên, khi cây bắt đầu mọc lá mới và cành non, cần tăng cường lượng nước để hỗ trợ sự phát triển. Đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không bị ngập úng để tránh gây hại cho rễ.

Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh hại: sử dụng phương pháp kiểm soát sinh học hoặc thuốc xử lý sâu bệnh an toàn để ngăn chặn và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và môi trường.

Bước 5: Chăm sóc rễ cây: đảm bảo đất xung quanh gốc cây luôn thoáng khí và mềm mại, tránh đào xới gây tổn thương đến rễ. Nếu cần, có thể bổ sung thuốc dinh dưỡng cho đất hoặc vật liệu hữu cơ khác để cải thiện độ thoáng khí và giữ ẩm cho đất.

Xem thêm: 5 bước phục hồi và chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

Một số bệnh thường gặp ở cây sầu riêng

Trong suốt giai đoạn phát triển cho đến khi ra hoa kết quả sầu riêng sẽ ít nhiều gặp một số bệnh theo mùa. Các căn bệnh này thường gặp và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lẫn sức sống của sầu riêng. Dưới đây là một số bệnh sầu riêng thường gặp:

– Bị côn trùng phá hoại: Cây sầu riêng thường rất dễ bị các côn trùng như: vòi voi, kiến vương, bọ hung,… tấn công bằng cách đục khoét vào vỏ, thân gỗ, làm tổ,… Nó gây ra những vết thương trên thân cây khó lành làm cho cây sầu riêng bị suy kiệt.

– Cào cào, sâu hại lá: Sâu, cào cào thay phiên nhau tấn công lá non vào ban đêm và ban ngày. Điều này làm cho cây sầu riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình quang hợp trao đổi chất cần cho sự phát triển.

– Sâu đục cành, đục quả: Sâu đục thân gỗ là một trong những nguyên nhân khiến cho cây sầu riêng bị chết khô, làm hỏng quả khi kết trái.

– Bệnh nấm tảo: Bệnh nấm tảo thường xuất hiện khi vườn sầu riêng bị thiếu ánh sáng. Hoặc tán lá quá dày tạo thuận lợi cho nấm tảo tấn công. 

Vậy là SFARM Blog đã thông tin cho các Bác về thông tin về cây sầu riêng như là đặc tính, cách trồng và cách trồng cây sầu riêng sao cho đúng chuẩn để cây sầu riêng cho ra trái đạt năng suất và thơm ngon nhất. Hy vọng bài viết giúp ích cho các Bác trong việc tìm hiểu về cây sầu riêng cũng như cách trồng sao cho hiệu quả nhất nhé!

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết