Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái đúng kỹ thuật

1497 lượt xem

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái là một bước quan trọng để đảm bảo trái đạt được năng suất và chất lượng cao nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn các Bác kỹ thuật chăm sóc và cách bón phân đúng chuẩn trong giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng. Hãy cùng SFARM khám phá bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái để đạt hiệu quả cao nhất!

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Chăm sóc sầu riêng khi cây bước vào giai đoạn nuôi trái được xem là quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, việc chăm sóc phải yêu cầu đúng kỹ thuật. Dưới đây là các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái mà các Bác cần biết:

Tỉa trái sầu riêng

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái không thể bỏ qua: Tỉa trái sầu riêng – một kỹ thuật hết sức quan trọng để tránh việc dẫn đến trái nhỏ, thiếu dinh dưỡng, vàng gai và dễ rụng trên cây sầu riêng. Thực tế khi các Bác thấy vườn mang nhiều trái thì rất thích. Trái đậu bao nhiêu thì để bấy nhiêu, nhưng lại không quan tâm cây có đủ sức nuôi hay không. Vì vậy, các Bác cần phải biết cách tỉa trái sầu riêng sao cho đúng cách, đạt năng suất cao nhất.

– Thời điểm tỉa: sau khi đậu trái khoảng 15-20 ngày thì có thể bắt đầu tỉa.

– Cách tỉa: tỉa từ từ, chia làm 3 lần tỉa, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Có thể tỉa trái trên cành hoặc tỉa trái trong chùm.

– Lưu ý: ưu tiên tỉa hoàn toàn các bông ra sau đợt bông đầu (không cùng 1 cổ bông). Bởi vì các bông này sẽ hút chất dinh dưỡng rất mạnh có thể làm rụng trái. Trường hợp cây chưa đủ trái thì các Bác có thể đợi đợt bông sau (điều kiện cây phải khỏe và lực).

Tỉa trái để chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Tỉa trái để chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Tưới nước cho cây

Tưới nước cho cây là việc hết sức cần thiết để tránh tình trạng cây thiếu nước, suy cây và rụng trái, đặc biệt là trong quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái. Do đó các Bác cần nắm một số lưu ý sau để có cách tưới cây sao cho đúng nhất:

– Nguyên nhân: chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái thông thường các Bác không cung cấp nước khi chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn này. 

– Thời điểm: cây sầu riêng sổ nhụy khoảng 7-10 ngày duy trì việc giữ ẩm cho cây sầu riêng.

– Cách tưới: theo hình thức “giữ ẩm bề mặt” là chỉ tưới sương nhẹ mặt đất (lượng nước khoảng 20-30% bình thường). Khi cây sổ nhụy dứt điểm thì tăng nước lên từ từ trở lại 10-20% qua mỗi lần tưới. Cụ thể như sau:

+ Trước khi xổ nhụy bạn hãy tưới khoảng 50 lít/gốc.

+ Giai đoạn sổ nhụy giảm còn 10-15 lít/gốc.

+ Xổ nhụy dứt điểm tăng nước lên 15 – 20 lít/gốc.

+ Sau đó đến 20 – 25 lít/gốc lên 50 lít/gốc.

– Đối với hệ thống tưới tự động: bình thường mở van tưới 1 tiếng thì trong xổ nhụy thời gian mở van giảm còn 10-15 phút. Đến khi xổ nhụy xong tăng nước lên từ từ khoảng 20 – 25 phút. Sau đó tăng dần 30 – 35 phút đến 1 tiếng.

Cây sầu riêng giai đoạn xổ nhụy
Cây sầu riêng giai đoạn xổ nhụy

Xử lý sâu bệnh

Ở giai đoạn chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái – là giai đoạn sâu bệnh gây hại tấn công nhiều. Bởi vì cây đã dồn hết dinh dưỡng để nuôi trái nên cây khá suy yếu, sức đề kháng kém nên sâu bệnh dễ tấn công nhất. Chính vì thế các Bác nên trang bị cho mình những cách để xử lý sâu bệnh.

– Phòng bệnh: sử dụng thuốc có hợp chất hợp chất phức của kẽm và propenyl bisdithiocarbamate, hoạt chất azoxystrobin + difenoconazole, hoạt chất metalaxyl, metalaxyl mancozeb và gốc phosphonate,…

– Thời điểm phun: định kỳ 10-15 ngày/lần để giúp bảo vệ cây khỏe, trái đẹp. Lưu ý: cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch từ 15-20 ngày.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái tránh sâu bệnh
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái tránh sâu bệnh

Xem thêm: Phòng trị sâu hại, nấm bệnh trong chăm sóc sầu riêng.

Chặn đọt sầu riêng

Việc chặn đọt sầu riêng vào giai đoạn chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái là điều nên làm. Bởi vì cây sầu riêng ra đọt vào giai đoạn này cây sẽ xảy ra hiện tượng tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái. Vì cậy để khắc phục được tình trạng tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái các Bác nên có biện pháp chặn đọt non bằng cách:

– Mua thuốc phun chặn đọt pha với nước phun đều lên tán lá và đầu cành, nên phun cách nhau khoảng 3-4 ngày.

– Nên phun phối hợp với loại thuốc có hoạt chất phosphonate để đề phòng thối trái do nấm phát triển sinh nở và tránh tình trạng cây sầu bị chảy mủ thân.

Dấu hiệu chặn đọt sầu riêng
Dấu hiệu chặn đọt sầu riêng

Bón phân nuôi trái sầu riêng 

Bón phân nuôi trái sầu riêng trong việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, giúp tránh tình trạng cây suy yếu, trái bị rụng. Nhưng để bón phân trong giai đoạn sao cho tránh cây đi đọt non tranh dinh dưỡng với và rụng trái, các Bác cần lưu ý các vấn đề sau:

– Thời điểm bón: canh thời điểm cây sầu riêng trước khi xổ nhụy cây đã đi 1 lần đọt sầu riêng sau đó 1-1,5 tháng cây mới đi đọt lại. Lúc này trái đã qua giai đoạn rụng sinh lí hoặc chỉ rụng 1 vài trái.

– Quy tắc bón: Trước khi bón phân để chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, các Bác hãy áp dụng kỹ thuật “kiểm đọt” (chặn đọt, kéo đọt, dìu đọt,…) trong cách nuôi trái sầu riêng để kiểm soát đọt non. Sau đó hai cách bón phân như sau: bón góc, phun qua lá.

Để có thể hiểu sâu hơn về hai cách bón phân trong giai đoạn cây sầu riêng nuôi trái, các Bác có thể tham khảo qua: Bón phân nuôi trái sầu riêng giai đoạn sầu riêng ra hoa đậu trái.

Cách bón phân cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Bón phân để chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái là hết sức quan trọng trong việc giúp cây cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi trái đạt hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các Bác hãy xem qua cách bón phân cho từng giai đoạn của sầu riêng nhé.

Bón phân nuôi trái

Trong quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, các Bác nên bón 1kg NPK (20-20-10) + 0.5 kg NPK (15-15-15), mỗi tháng bón một lần siêu kẽm, và bón theo từng giai đoạn phát triển của trái.

Giai đoạn sau xả nhị 7-10 ngày

Tới giai đoạn sau xả nhị của cây sầu riêng là 7-10 ngày các Bác áp dụng công thức hoạt chất sau: Phun xịt để tăng đậu trái (siêu đậu quả sầu riêng + Bo (B) + Vi lượng tổng hợp).

Giai đoạn trái to bằng ngón tay 15-20 ngày

Chuyển vào giai đoạn cây sầu riêng trái to bằng ngón tay 15-20 ngày, các Bác sử dụng theo công thức bổ sung các hoạt chất sau: Phun xịt chống rụng trái (điều hòa sinh trưởng + chất kích thích sinh trưởng + vi lượng tổng hợp + vitamin và khoáng chất + nhện đỏ).

Giai đoạn trái 0.7-1kg

Tiếp tới giai đoạn cây sầu riêng đạt ngưỡng trái 0.7-1 kg, các Bác theo công thức sau: Tiến hành dưỡng trái bằng cách bón phân 0,5 – 1 kg NPK (15-15-15) + chất kích thích sinh trưởng.

Giai đoạn trái khoảng 2kg

Vào thời điểm cây sầu riêng đạt ngưỡng trái khoảng 2 kg, theo công thức: tiến hành bón gốc với 1kg NPK (12-11-18)/gốc + chất kích thích sinh trưởng. 

Giai đoạn dàn trái

Tiếp sau đó, vào giai đoạn dàn trái của cây sầu riêng, các Bác theo công thức sau: Phun xịt (21-21-21/NPK 17-7-6 + Vitamin hoặc khoáng chất + chất kích thích sinh trưởng . Lưu ý: 7-10 ngày sau xịt lại.

Giai đoạn lên cơm

Khi quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái chuyển sang giai đoạn lên cơm, các Bác theo công thức sau đây: Kali sỏi, hữu cơ chuyên dụng (5-10 kg/gốc). Kết hợp phun xịt vị lượng tổng hợp + siêu kẽm thường xuyên + chất kích thích sinh trưởng, giúp lớn trái, đặc ruột và bảo vệ trái khỏi các tác nhân gây bệnh.

Giai đoạn trái được 80- 85 ngày tuổi

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái ở giai đoạn cây sầu riêng đạt ngưỡng trái 80-85 tuổi. Các Bác hãy tiến hành bỏ phân gốc BM (40% K2O, 6% MgO, 4%S), bỏ 2 lần cho tới khi thu hoạch, mỗi lần bỏ 1 kg. Ngoài ra chúng ta nên kết hợp phun xịt phân bón lá: chất kích thích sinh trưởng + vi lượng tổng hợp kết hợp xịt (hàm lượng ion phosphite + 2 hoạt chất azoxystrobin và difenoconazole) cho mau lên cơm sầu riêng cộng chống thối trái.

Cứ 7-10 ngày xịt 1 lần, xịt 2 lần chuyển sang xịt (hoạt chất chứa N, P2O5, K2O, 2-3 lần kết hợp với lượng ion phosphite + 2 hoạt chất azoxystrobin và difenoconazole + chlorpyrifos). Cuối giai đoạn nuôi trái nên chú ý xịt phòng trừ nấm bằng hoạt chất azoxystrobin và difenoconazole thường xuyên.

Lưu ý chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái không hề đơn giản, để cây sầu riêng cho trái đạt năng suất cao và chất lượng tốt (tránh việc sầu riêng sượng), cần phải thực hiện các biện pháp quản lý và chăm sóc cây sầu riêng đúng cách, khoa học cũng như lưu ý các chú ý như sau:

– Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Do vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.

– Giai đoạn trước khi thu hoạch không bón nhiều kali vì làm trái lâu chín, dễ bị sượng, chất lượng trái sầu riêng suy giảm.

Vậy là SFARM Blog đã thông tin cho các Bác về các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái cũng như cách bón phân sao cho đúng cách, đúng quy trình nhất trong giai đoạn này. Hi vọng bài viết giúp ích các Bác trong việc chăm sóc sầu riêng và có một mùa bội thu sầu riêng năng suất nhất nhé.

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết