Quy trình chăm sóc, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả

2451 lượt xem

Hôm nay, cùng SFARM tìm hiểu 7 bước chăm sóc và phục hồi sầu riêng sầu riêng sau thu hoạch, đồng thời cung cấp cho các nhà nông kỹ thuật bón phân và cách sử dụng phân trùn quế – loại phân bón thúc phục hồi lý tưởng cho sầu riêng sau thu hoạch giúp cây khỏe mạnh và phát triển một cách ổn định. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Tại sao phải phục hồi sầu riêng sau thu hoạch?

Nguyên nhân vườn sầu riêng bị suy

Trong quá trình canh tác, không chỉ việc chăm sóc, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch mà còn có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ của cây. Trong đó, các nguyên nhân sau đây gây tác động trực tiếp và ảnh hưởng lâu dài đến sầu riêng:

  • Xiết nước: Biện pháp xiết nước để tạo khô hạn, kích thích cây ra hoa đã và đang được áp dụng cực kỳ phổ biến trong việc trồng sầu riêng. Tuy nhiên, xiết nước và đậy mủ trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, cây dần suy yếu và giảm tuổi thọ.
  • Kích thích ra hoa bằng hóa chất: Tình trạng xử lý ra hoa vụ nghịch bằng hóa chất hiện nay khá phổ biến. Khi dùng các chất có thành phần mạnh như Thioure, Paclo, khiến cây yếu đi mà mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Mặc dù cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc lạm dụng hóa chất làm cây mất cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng đến sinh trưởng và thậm chí là chết cây.
  • Lạm dụng phân bón hóa học: Việc lạm dụng phân bón hóa học để cho kết quả nhanh sẽ mang đến nhiều tác động tiêu cực. Tác động trực tiếp nhất là làm đất trồng thoái hóa, hệ rễ cây kém phát triển và đặc biệt là làm mất đi hệ vi sinh tự nhiên trong đất. làm cây có sức đề kháng kém với sâu bệnh và có khả năng ngộ độc trong thời gian dài.
  • Để nhiều trái trên cây: Sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và quả trong cùng một mùa vụ, ta thường để lại nhiều quả trên cây để có năng suất cao, tuy nhiên sau mùa vụ đó cây sẽ suy nhược và giảm sức sống đáng kể.
  • Nhiễm mặn mùa khô: PH đất thấp,  tình hình nhiễm mặn, thiếu nước ngọt trong mùa khô đã tác động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của sầu riêng.
  • Sâu bệnh hại làm hư giàn lá: Lá là một trong những bộ phận rất quan trọng, nơi quang hợp và tạo ra năng lượng cho cây, không có lá thì trái cũng sẽ rụng.
Xiết nước trong thời gian dài làm giảm tuổi thọ của cây
Xiết nước trong thời gian dài làm giảm tuổi thọ của cây

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch trong tháng mấy?

Thời gian phục hồi cây sầu riêng sẽ khác nhau tùy theo mùa vụ ở từng vùng. Thông thường, ở Miền Tây, bà con thu hoạch vụ thuận trước và bắt đầu quá trình phục hồi từ tháng 3 đến tháng 4. Trong khi đó ở Miền Đông và Tây Nguyên, vụ thu hoạch và phục hồi thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8.

Việc nắm rõ thời gian này giúp bà con có kế hoạch chăm sóc cây sầu riêng phù hợp với điều kiện thời tiết và mùa vụ của từng vùng, đảm bảo cây được phục hồi tốt nhất sau mỗi mùa thu hoạch.

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch thường cần 1-3 tháng
Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch thường cần 1-3 tháng

Quy trình 7 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch chuẩn 

Xới mô

Thời điểm thực hiện: Ngay sau khi thu hoạch xong toàn bộ vườn, cần để cây nghỉ ngơi nhằm cân bằng lại dinh dưỡng và tránh tình trạng cây bị sốc sau thu hoạch.

Cách thực hiện: Sử dụng cuốc hoặc cào ba chĩa để xới đất nhẹ nhàng trong phạm vi từ 1/2 đến 2/3 đường kính tán cây tính từ gốc ra ngoài. Xới đến đâu mở rộng theo tán đến đó, với độ sâu khoảng 5-10 cm ở lớp đất bề mặt.

Mục đích: Việc xới đất nhằm cải tạo đất, giúp đất trở nên tơi xốp, thông thoáng hơn, loại bỏ các rễ cũ để kích thích rễ mới phát triển, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ phân bón của cây.

Tỉa cành, tạo tán phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Tỉa cành là bước chăm sóc sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch rất quan trọng. Vườn thông thoáng sẽ hạn chế sâu bệnh hại. Dinh dưỡng được tập trung để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch, đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh. Cắt tỉa cây bao gồm:

  • Cắt tỉa chồi dại, những cuốn còn lại ở trên thân.
  • Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.
  • Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).
  • Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.
Cắt tỉa cảnh, tạo tán để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch
Cắt tỉa cảnh, tạo tán để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Vệ sinh vườn

Sau khi thu hoạch nên tiến hành tổng vệ sinh vườn để hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Đây là một bước khá quan trọng bà con nông dân cần cân nhắc trong quá trình phục hồi sầu riêng sau thu hoạch. Hãy đảm bảo dùng đúng loại, đúng cách bón vôi cho sầu riêng với đúng liều lượng và tình trạng đất.

Đồng thời, bà con nông dân có thể dùng vôi bột pha nước quét xung quanh thân chính cây sầu riêng từ mặt đất lên khoảng 1m để phòng trừ sâu bệnh hại cây.

Quản lý nguồn nước

Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90 cm.

Quá trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch, bà con cũng cần đảm bảo tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh úng nước độ ẩm cao khiến nấm bệnh phát phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

Phòng trừ nấm, bệnh hại

Bà con nông dân cần phục hồi sầu riêng sau thu hoạch, vì thời điểm cây sầu riêng rất dễ bị sâu bệnh và côn trùng gây hại tấn công. Ưu tiên áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh học hoặc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe cây và môi trường.

Thời điểm xử lý: Ngay sau khi xới đất xong, cần tiến hành phun thuốc phòng bệnh lên lá và tưới thuốc dưới gốc càng sớm càng tốt. 

  • Trong giai đoạn này, cây vừa mang trái xong nên sức đề kháng yếu, dễ bị nấm bệnh và rong rêu tấn công.
  • Việc thu hoạch trái, đặc biệt khi leo trèo hoặc di chuyển giữa các cây, có thể làm lây lan mầm bệnh từ dưới đất lên cây hoặc từ cây này sang cây khác. Ngoài ra, các vết cắt ở cuống trái cũng là nguyên nhân để bệnh xâm nhập.
  • Quá trình xới đất quanh gốc có thể gây tổn thương cho rễ, nếu không xử lý kịp thời, các tổn thương này sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh mới phát triển và nấm hại cũ lây lan, làm tăng chi phí và công sức xử lý sau này.

Phương pháp xử lý: Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như thuốc gốc đồng hoặc các loại chứa lân hai chiều. Phun thuốc sao cho toàn bộ cây đều ướt, đặc biệt chú ý hai mặt lá, thân, cành và các khe ngách trên cây. 

Đồng thời, tưới thuốc trực tiếp xuống đất quanh gốc. Nếu cây khỏe và ít bệnh, chỉ cần xử lý một lần. Đối với cây bị bệnh nặng hoặc rong rêu nhiều, cần phun lại lần hai sau 5-7 ngày.

Lưu ý: Việc vệ sinh vườn không kỹ sẽ tạo điều kiện cho nấm hại ẩn náu và gây bệnh cho bông, trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng vụ mùa tiếp theo.

Bón phân phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch nhanh chóng, đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.

Trong đó, phân trùn quế là sản phẩm phù hợp và đã nhận được sự tin tưởng của nhiều bà con trong việc phục hồi và cải tạo đất trồng sầu riêng.

Với nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ nhưng vẫn đa dạng về các chất dinh dưỡng, phân trùn quế giúp cây trồng tăng sức đề kháng, bổ sung cho cây đa dạng các loại chất dinh dưỡng, giúp cây tăng phát triển hệ rễ, kích thích đâm chồi và đặc biệt là cải tạo đất trồng. Để biết thêm về cách áp dụng sản phẩm phân trùn quế cho sầu riêng, các bạn có thể tham khảo tại đây.

*Lưu ý: Khi bón phân phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hoặc bón định kỳ, bà con nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân

Chăm sóc rễ sầu

Rễ là bộ phận có vai trò quan trọng nhất đối với cây sầu riêng, là nguồn sống của cây. Vì vậy bà con cần đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc rễ để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch. 

Đất quanh gốc cây cần được giữ thoáng khí, tơi xốp và mềm mại, đồng thời tránh việc đào xới làm tổn thương rễ. Nếu cần thiết, có thể bổ sung các loại dinh dưỡng cho đất hoặc vật liệu hữu cơ để cải thiện khả năng thoáng khí và duy trì độ ẩm.

Kỹ thuật bón phân giúp phục hồi sầu riêng sau thu 

Giai đoạn 1: Sau khi thu hoạch sầu riêng

Xới và phơi đất 1 tuần, đào rãnh xung quanh gốc, bón Trichoderma và phân trùn quế. Sau đó lắp đất lại. Liều lượng Trichoderma và phân trùn quế cho mỗi gốc sầu riêng như sau

Trichoderma Plus SFARM Phân trùn quế SFARM
100g 15 – 20kg Pb00
100g 12 – 15kg Pb02
100g 10 – 12kg Pb01

Nếu không trộn Trichoderma cùng phân trùn quế khi bón, bà con có có thể hòa 100g nấm trichoderma vào 30 lít nước rồi tưới gốc. Hoặc bón phân, sau đó rải trichoderma xuống và lấp đất lại.

Giai đoạn 2: 1 tuần sau khi bón phân

Lưu ý tưới nước, giữ ẩm liên tục cho sầu riêng mỗi ngày.

Giai đoạn 3: Tuần thứ 2 sau khi bón phân trở đi

– Tưới nước: mỗi 7-10 ngày tưới đẫm gốc 1 lần.

– Bổ sung trichoderma định kỳ 2-3 tháng/lần với liều lượng 100g/30 lít nước/gốc.

Với các vườn sầu riêng lâu năm, vườn canh tác vô cơ nhiều, bà con nông dân nên sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế kết hợp nấm đối kháng Trichoderma Plus SFARM để cải tạo đất. Điều này giúp bổ sung lượng lớn VSV có lợi, hỗ trợ phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả và gia tăng đáng kể chất lượng, hương vị của sầu riêng. 

Phân trùn quế SFARM – Phân hữu cơ bón thúc lý tưởng phục hồi sầu riêng sau thu hoạch 

Phân trùn quế SFARM là loại phân hữu cơ vi sinh, 100% là phân trùn nguyên chất và chín hoàn toàn sau 6 tháng. Với phân trùn quế SFARM, khi mua về, bà con nông dân có thể sử dụng ngay, không cần ủ hoặc xử lý gì thêm. Đây là ưu điểm vượt trội giúp tiết kiệm chi phí và nhân công, nhất là với các vườn sầu lớn.

Mặc khác, phân trùn quế SFARM hoàn toàn không chứa dư lượng kim loại nặng, có khả năng cố định kim loại nặng trong chất thải hữu cơ nên ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu. Dinh dưỡng đầy đủ đa-trung-vi-lượng ở dạng dễ hấp thu cũng giúp cho cây dễ ăn, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch nhanh chóng mà không lo cháy lá, xót rễ,… 

Các loại phân trùn quế SFARM hiện nay gồm:

  • Phân trùn quế Pb00: Phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
  • Phân trùn quế Pb02: Phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
  • Phân trùn quế Pb01: Đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
  • Phân trùn quế cao cấp viên nén: Phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và rây mịn.

Với 7 bước thực hiện nêu trên, SFARM Blog tin chắc bà con nông dân sẽ có thể chăm sóc, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau một vụ mùa năng suất, ra nhiều đọt, cây khỏe, dự trữ dinh dưỡng và chuẩn bị tốt cho một mùa vụ tiếp theo nhé!

Xem thêm

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (32 bình chọn)