Sầu riêng rụng trái non: Nguyên nhân, giải pháp, phòng tránh hiệu quả

1478 lượt xem

Sầu riêng rụng trái non có thể do sinh lý tự nhiên, cây thiếu dưỡng chất, thời tiết, sâu bệnh,… Cùng SFARM tìm hiểu về tình trạng sầu riêng rụng trái non, cách khắc phục và phòng tránh nhé!

Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non

Hiện tượng sầu riêng rụng trái non dễ xảy ra ở nhiều cây sầu riêng trong giai đoạn mang trái, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng trái non, thường do:

  • Rụng trái non sinh lý tự nhiên
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Thời tiết bất lợi như mưa nhiều hoặc nắng gắt,…

Để hạn chế tình trạng này, bà con cần chăm sóc cây sầu riêng đúng kỹ thuật và kịp thời, giúp cây sinh trưởng tốt và giảm thiểu rụng trái non.

Sầu riêng rụng trái non do sinh lý, thời tiết…
Sầu riêng rụng trái non do sinh lý, thời tiết…

Khắc phục sầu riêng rụng trái non

Tỉa trái sầu riêng để giảm sầu riêng rụng trái non 

Bà con nên tỉa bớt trái sầu riêng để khi trái lớn đảm bảo chất lượng và trọng lượng. Cách tỉa và thời điểm tỉa như sau:

  • Lần 1: Khi quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, bà con tỉa bớt những quả có cuống nhỏ, chen chúc, méo mó, hoặc bị sâu bệnh. Nên để lại 6-8 quả/chùm.
  • Lần 2: Khi quả được 8 tuần, bà con tỉa những quả cong vẹo, dị dạng, chỉ để lại 3-4 quả/chùm.
  • Lần 3: Khi quả được 10 tuần, bà con cắt bỏ những quả không đúng hình dáng của giống. Nên giữ lại 2-3 quả/chùm, mỗi cây để lại khoảng 70-120 quả, tùy theo cây.
Tỉa trái sầu riêng để cây tập trung dinh dưỡng
Tỉa trái sầu riêng để cây tập trung dinh dưỡng

Phun phân dưỡng trái qua lá 

Để giảm sầu riêng rụng trái non, từ lúc nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi, bà con nên phun phân qua lá định kỳ 7-15 ngày/lần bằng NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng cho quả. Nếu cây ra đọt non, phun thêm MKP hoặc KNO3 để hạn chế đọt non, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, giúp hạn chế rụng trái. 

Bón phân nuôi trái để giảm sầu riêng rụng trái non  

Bón phân nuôi trái theo 3 lần để đạt hiệu quả tối ưu, nâng cao chất lượng trái:

  • Lần 1: Khi quả được 60 ngày (to cỡ quả trứng gà), bà con bón NPK 15-15-15, khoảng 0,5kg/cây chia làm 2 lần, cách nhau 10-15 ngày. Nếu đất khô, nhớ tưới nước để phân tan.
  • Lần 2: Khi quả được 80-85 ngày, bón NPK 12-12-17+TE hoặc 12-7-17+TE với lượng 0,15-0,25kg/cây, lần tiếp theo sau 10-15 ngày.
  • Lần 3: Khi quả được 100-105 ngày, bón K2SO4 (kali trắng) với lượng 0,3kg/cây, sau 7 ngày bón tiếp 0,3-0,5kg/cây.

Lưu ý: Đối với sầu riêng Ri6, vì thu hoạch sớm hơn giống Monthong 15-20 ngày nên thời gian bón phân cho giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn Monthong khoảng 10-15 ngày bà con nhé!

Phân trùn quếphân hữu cơ vi sinh, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Bà con có thể sử dụng phân trùn quế kết hợp với phân NPK để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển hệ rễ mạnh hơn và cải tạo đất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng trái sầu riêng, làm cho trái có mùi vị đậm đà và thơm ngon hơn.

Xem thêm: Cách bón phân trùn quế cho cây sầu riêng hiệu quả

Phân trùn quế viên nén cho cây trồng SFARM 100% nguyên chất, tan nhanh, thích hợp với mọi loại cây trồng với thời gian cây trồng sử dụng kéo dài 20-30 ngày.

Phân trùn quế viên nén cho lan SFARM 100% nguyên chất, tan chậm, chuyên biệt và phù hợp cho tất cả các loại hoa lan từ đơn thân đến đa thân; địa lan, phong lan, bán địa lan,.... với thời gian sử dụng đến 60 ngày.  

Sản phẩm mới

Phân bón hữu cơ chuyên cho cây trong nhà SFARM là dòng phân bón dạng viên tan chậm được cải tiến chuyên biệt cho cây trong nhà. Sản phẩm là sự cải tiến và kết hợp hoàn hảo giữa phân trùn quế và thành phần hữu cơ khác. Viên nén có màu nâu đen, nhẵn bóng cho thời gian sử dụng kéo dài 30 - 45 ngày.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Quản lý sâu bệnh tấn công

Một số dịch hại gây nên việc sầu riêng rụng trái non bà con nên nắm:

– Sâu ăn bông: Sâu non ăn cuống và các bộ phận của bông, khiến bông rụng. Dễ nhận biết qua lỗ đục và phân màu nâu đen tại cuống bông.

– Sâu đục trái: Sâu non tấn công từ vỏ đến bên trong trái, gây biến dạng, làm rụng trái non. Khi trái lớn, sâu gây mất phẩm chất và dễ bị nấm tấn công.

– Bọ cánh cứng ăn bông.

– Rệp sáp, rầy mềm: Chích hút nhựa ở nụ, bông, trái non.

– Rầy rệp, bọ trĩ, nhện đỏ: Gây hại lá và cơi đọt, cũng làm rụng hoa và trái.

– Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum zibethinum, gây hại lá, trái và bông, phát triển mạnh trong mùa mưa.

– Bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ: Kết hợp bởi nấm Phytophthora, Pythium, Fusarium, làm cây suy yếu và rụng hoa, trái hàng loạt.

– Bệnh nấm hồng: Gây thối trái, đặc biệt trên vườn bị nứt thân xì mủ, có thể làm mất đến 50% sản lượng.

Để khắc phục sâu bệnh hại, giảm sầu riêng rụng trái nonbà con cần:

– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý sớm dịch hại.

– Không để bông quá sớm, thời điểm đậu trái tối thiểu là 4 năm.

– Tỉa thưa bông và trái, không để trái chùm, tốt nhất để trái đơn.

– Phòng bệnh nứt thân xì mủ, thối rễ, thối trái.

– Phun thuốc trừ sâu, rầy kịp thời và chọn thuốc sinh học ít gây sốc cho cây.

– Hạn chế phun thuốc lên hoa đang nở để tránh cản trở quá trình thụ phấn. Tránh phun thuốc trong giai đoạn cây xổ nhụy để không ảnh hưởng đến sự thụ phấn và hình thành trái.

Rệp sáp gây hại sầu riêng
Rệp sáp gây hại sầu riêng

Chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây

Cây sầu riêng trong giai đoạn mang hoa, trái rất nhạy cảm với môi trường và dinh dưỡng. Một số yếu tố có thể gây nên sầu riêng rụng trái non và cách khắc phục:

Rụng do khí hậu

– Thời tiết: Thời gian khô hạn kéo dài, sau đó mưa lớn gây sốc sinh lý cho cây, dẫn đến rụng hoa và trái non.

– Nhiệt độ: Nắng nóng hoặc gió lạnh đột ngột, thường thấy ở khu vực Tây Nguyên cũng gây rụng hoa.

Biện pháp khắc phục là tưới đủ nước: Tưới 2 ngày/lần khi cây nhú mắt cua, cung cấp đủ dinh dưỡng và nước để tránh sốc sinh lý. Bên cạnh đó, bà con cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để giảm sốc sinh lý, giúp cây mát và hạn chế sầu riêng rụng trái non, hoa.

 Rụng do cây không đủ sức nuôi

– Ra hoa, đậu trái quá nhiều: Cây không đủ dinh dưỡng để nuôi số lượng lớn hoa và trái.

– Cây bị bệnh, suy yếu: Những cây yếu, bệnh không nên để ra hoa, trái mà cần phục hồi sức khỏe trước.

Để khắc phục sầu riêng rụng trái non, cần áp dụng kỹ thuật tỉa hoa: tỉa bỏ hoa đầu cành, hoa dị dạng, hoa thưa giữa các cụm để giảm tải cho cây; tỉa trái: tỉa bớt trái non sau khi hoa nở 3-4 tuần và tiếp tục trong giai đoạn trái phát triển, để lại 70-120 trái/cây.

Sầu riêng rụng trái non do sốc sinh lý từ phân, thuốc: Sầu riêng rất nhạy cảm với phân thuốc trong giai đoạn mang hoa, trái. Khắc phục bằng cách phun các sản phẩm dinh dưỡng đúng liều lượng và kết hợp theo khuyến cáo.

Sầu riêng rụng trái non do cạnh tranh dinh dưỡng: Khi cây ra đọt cùng lúc với mang trái, dinh dưỡng bị cạnh tranh, dẫn đến cây ưu tiên nuôi đọt thay vì trái, gây rụng. Biện pháp ở đây là dùng kỹ thuật chặn đọt: sử dụng chế phẩm chặn đọt khi thấy cây nhú đọt trong giai đoạn mang trái; kéo đọt: khi cây nhú mắt cua, kéo đọt để đọt này nuôi trái sau này.

Tưới nước khi nắng nóng cho cây sầu riêng
Tưới nước khi nắng nóng cho cây sầu riêng

Phòng tránh sầu riêng rụng trái non

Trong giai đoạn cây sầu riêng mang trái, việc phòng trừ sâu bệnh là rất quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng trái. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytopthora

Bệnh Phytopthora có thể gây thiệt hại lớn cho cây sầu riêng, làm giảm năng suất trái. Để phòng bệnh này, bà con cần thực hiện tiêm phòng cho cây:

  • Thời gian tiêm:
    • Lần 1: Sau khi thu hoạch.
    • Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bông.
    • Lần 3: Khi trái bằng quả cam (60 ngày sau khi xả nhụy).
    • Lần 4: Khi quả đạt 1,5-2kg (100 ngày sau xả nhụy).
  • Cách tiêm: Tiêm trực tiếp vào thân cây 2-3 mũi/cây, pha thuốc theo tỷ lệ 1:1 với nước sạch.

Khi đã phát hiện bệnh:

  • Phun thuốc với nồng độ 2% (2 lít thuốc trong 100 lít nước) trực tiếp lên quả, lặp lại sau 7 ngày.
  • Nếu có xì mủ trên thân, cần vệ sinh và gọt bỏ phần mô bị thối, bà còn cần kết hợp quét thuốc phù hợp.

Nhện đỏ

Nhện đỏ là một trong những sâu bệnh gây hại nặng cho cây sầu riêng, đặc biệt trong mùa khô. Chúng thường tập trung ở mặt dưới của lá, gây ra những đốm màu xám trắng. Biện pháp phòng trừ: Phát hiện sớm và phun trừ khi nhện còn nhỏ. 

Rầy phấn trắng

Rầy phấn trắng gây hại cho chồi và lá non. Để phòng tránh, bà con nên phun thuốc định kỳ khi lá mới hình thành. Biện pháp trừ: Khi phát hiện chồi bị hại, cần xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Kết hợp phun phân bón qua lá với thuốc để giúp lá phát triển tốt hơn.

Phòng tránh sượng trái sầu riêng

Biện pháp chống sầu riêng sượng để bà con tham khảo:

  • Bổ sung vi lượng cho cây: Khi trái chuyển từ non sang già, cây cần các chất như Magie (Mg2+), Kẽm (Zn2+), Đồng (Cu2+) để giúp quang hợp tốt hơn, từ đó tích lũy tinh bột cho trái, giúp trái không bị sượng.
  • Bón Kali trắng: Giai đoạn trái đang chuyển hóa tinh bột, bà con cần bổ sung Kali trắng (K2SO4), vì nó giúp tích lũy tinh bột và làm trái đều, đẹp. Bà con chú ý không nên dùng Kali đỏ (KCl) vì Kali đỏ chứa Clo, có thể làm trái dễ bị sượng.
  • Đảm bảo thoát nước mùa mưa: Vào mùa mưa, bà con nên chú ý làm bồn thoát nước tốt. Nếu để nước ứ đọng lâu, cây dễ bị úng và dẫn đến tình trạng rụng trái hàng loạt.

Những biện pháp này giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái sầu riêng tròn đều, không bị sượng, đảm bảo chất lượng cho vụ thu hoạch của bà con.

Áp dụng kỹ thuật để tránh sượng trái sầu riêng
Áp dụng kỹ thuật để tránh sượng trái sầu riêng

Trên đây là các thông tin về sầu riêng rụng trái non cùng cách khắc phục, phòng tránh. Hy vọng bài viết của SFARM Blog đã cung cấp đến bà con nhiều thông tin hữu ích!

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết