Áp dụng kỹ thuật làm bông sầu riêng đúng cách giúp bông sầu riêng phát triển tốt, cây tập trung chất dinh dưỡng cho bông, phát triển quả tươi tốt chất lượng. Mời bà con cùng SFARM xem ngay bài viết để biết thêm về kỹ thuật làm bông sầu riêng, điều kiện, chi tiết các bước và lưu ý khi làm bông sầu riêng hiệu quả nhé!
Điều kiện tạo mầm, chuẩn bị làm bông sầu riêng
Để đảm bảo sầu riêng ra bông (hoa) đồng đều và đạt năng suất cao, việc chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn tạo mầm là vô cùng quan trọng trong kỹ thuật làm bông sầu riêng. Để chuẩn bị, cây cần đáp ứng đủ các điều kiện như: độ tuổi, sự phát triển của cơi lá, vệ sinh cây và pH đất phù hợp. Bên cạnh đó, việc quản lý sâu bệnh và xác định thời điểm làm bông đúng cách cũng đóng vai trò quyết định cho quá trình ra bông, cụ thể là:
Độ tuổi cây
Cây sầu riêng cần đạt độ tuổi từ 3-5 năm để có đủ sức và sự phát triển cần thiết cho việc ra bông. Đây là độ tuổi có thể áp dụng kỹ thuật làm bông sầu riêng.
Cây đủ cơi lá
Cây sầu riêng cần ra đủ 2 cơi đọt trở lên mới đủ sức để áp dụng kỹ thuật làm bông sầu riêng, đối với cây yếu nên chăm sóc để ra 3 cơi đọt. Trung bình, mỗi trái sầu riêng cần khoảng 333 lá để nuôi dưỡng. Khi cơi lá đã mở hoàn toàn, lá có màu non đọt chuối, bà con nên bón lân để dằn gốc. Tuy lá yếu dễ ra bông hơn, nhưng cần dưỡng kỹ ở giai đoạn mắt cua để tránh tình trạng cây xả lá xả trái.
Để thúc đẩy lá già nhanh, bà con có thể dùng các sản phẩm chứa lân và kali, vì phân lân giúp lá xanh dày, thúc đẩy phân bông mầm bông, còn kali giúp làm già lá, cứng cây và tăng chất lượng trái.
Vệ sinh cây
Thực hiện tỉa cành, dọn vệ sinh gốc cây để tạo sự thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh và giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng.
Độ pH đất
Đất trồng sầu riêng cần duy trì độ pH từ 5.5-6.5 để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển và làm bông.
Quản lý sâu bệnh hại
Kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh định kỳ, đảm bảo cây không bị yếu hay tổn hại trong giai đoạn chuẩn bị làm bông.
Thời điểm làm bông
Ở Tây Nguyên, thời điểm làm bông thường diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 dương lịch, trong khi ở miền Đông, thường rơi vào tháng 11 và tháng 12. Giai đoạn này thời tiết khô hạn, ít mưa, tiết gió thuận lợi và không khí se lạnh nhẹ.
Mỗi tháng thường có hai đợt tiết làm bông, cách nhau vài ngày, vào đầu và giữa tháng. Đây là lúc cây sầu riêng dễ ra bông, cho bông đồng đều, khỏe mạnh và tiết kiệm công sức chăm sóc. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên điều chỉnh cơi đọt cho đồng đều trước khi bón lân.
Hướng dẫn kỹ thuật làm bông sầu riêng
Kỹ thuật làm bông sầu riêng gồm 5 bước: Bón lân gốc, phun tạo mầm, kéo bông và kéo đọt, nuôi dưỡng bông, xổ nhuỵ đậu ngòi bút. Mời bà con tham khảo:
Bước 1. Bón lân gốc
– Thời điểm: Khi cây bắt đầu vào tiết làm bông và cơi đọt mới mềm, đây là thời điểm cây cần nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị ra bông.
– Chuẩn bị: Nhà nông cần làm sạch khu vực dưới tán cây, loại bỏ cỏ dại để phân lân bông tan tốt và thấm vào đất.
– Bón phân: Dùng phân lân có hàm lượng lân (P) và kali (K) cân đối, phân lân giúp kích thích ra rễ, còn kali tăng sức khỏe cây.
– Liều lượng: Khoảng 100g cho mỗi cây, bón xung quanh gốc trong phạm vi 2/3 bán kính tán lá.
Bước 2. Phun tạo mầm
– Thời điểm: Khoảng 10 ngày sau bón lân, khi cây sẵn sàng ra đọt mới.
– Dung dịch kích mầm: Dùng sản phẩm như blum pha với nước (500ml/200-400 lít nước).
– Phun lần đầu: Phun đều lên lá và thân, tưới trực tiếp dưới gốc, sau đó giảm tưới nước trong 15-20 ngày để tạo điều kiện cho mầm bông phát triển.
– Phun lần hai: Tiến hành phun lần hai sau khi tưới nước lần hai để đảm bảo cây có đủ mắt cua.
Bước 3. Kéo bông, kéo đọt
– Thời điểm: Khi mắt cua dài 2-3cm, kích thích đọt mới theo mắt cua để tránh rụng bông.
– Phun và bón phân: Phun phân lá, bón phân hữu cơ và phân bón có hàm lượng đạm cao để hỗ trợ cây phát triển.
– Kích thích đọt: Phun gibberellin 10-15ppm bông phân lá N:P:K (2:1:1 bông 3:1:1) để kích thích đọt và bông.
– Tưới nước: Bắt đầu tưới nhẹ khi mắt cua dài, tăng dần lượng nước để tránh nghẽn bông.
– Phòng ngừa bệnh: Sử dụng sản phẩm phòng bệnh để bảo vệ bông khỏi sâu bệnh và nấm.
Bước 4. Nuôi dưỡng bông
– Thời điểm: Khi bông đã hình thành rõ, bắt đầu nuôi dưỡng bông.
– Hạn chế phân bón gốc: Tránh bón phân gốc để không kích thích ra lá non làm giảm dinh dưỡng cho bông.
– Tưới nước: Đảm bảo tưới nước đều đặn nhưng tránh tưới quá nhiều.
– Phòng ngừa sâu bệnh: Phun thuốc trừ sâu và nấm phù hợp, ưu tiên sản phẩm thân thiện với môi trường.
– Tỉa bông: Loại bỏ bông yếu để cây tập trung dinh dưỡng vào bông khỏe mạnh.
Bước 5. Cây xổ nhụy, đậu ngòi bút
– Tưới nước: Tưới vào sáng sớm để giữ độ ẩm cho cây mà không làm ướt nhụy.
– Hạn chế bông chất: Giảm dùng thuốc nấm để bảo vệ quá trình thụ phấn tự nhiên.
– Tỉa bông: Loại bỏ bông yếu, giữ bông khỏe để tăng chất lượng trái.
– Bón phân: Sau 7-10 ngày xổ nhụy, bón phân NPK cân đối để hỗ trợ sự phát triển của quả.
Chăm sóc sầu riêng sau khi làm bông
Sau khi kỹ thuật làm bông sầu riêng được hoàn thành, giai đoạn nuôi quả cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Tưới nước đều đặn để quả phát triển tối ưu, nhưng cần tránh ngập úng để không làm hại rễ cây. Bón phân cần cân đối, chú trọng vào phân kali để nâng cao chất lượng của quả. Đồng thời, cắt tỉa cành yếu và bị bệnh để cây tập trung dinh dưỡng vào quả.
Cần theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời để bảo vệ quả. Kiểm tra đất thường xuyên và điều chỉnh lịch tưới, bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của quả để đảm bảo sự phát triển tốt nhất.
Phân trùn quế chứa hàm lượng dinh dưỡng, hữu cơ cao, hệ vi sinh vật có lợi (vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose) được sử dụng để xử lý ra bông (áp dụng khi xử lý ra bông nghịch vụ) giúp bông phát triển tốt, từ đó cho trái chất lượng, mời bà con tham khảo để ứng dụng vào vườn nhà.
Xem thêm: Cách bón phân trùn quế cho cây sầu riêng hiệu quả
Lưu ý kỹ thuật làm bông cho cây sầu riêng
Khi canh tác sầu riêng, việc tỉa bông là một bước thiết yếu để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao, đây cũng là lưu ý trong kỹ thuật làm bông sầu riêng. Nhiều bà con có thể nghĩ rằng giữ nhiều bông trên cây sẽ tăng số lượng trái, nhưng thực tế, nếu không thực hiện tỉa bông, cây sẽ không có đủ dinh dưỡng để nuôi bông. Điều này có thể dẫn đến bông bị ốm yếu, thiếu dinh dưỡng và dễ bị sâu bệnh tấn công, gây rụng bông.
Ngoài việc tỉa bông, bà con cũng cần đặc biệt chú ý bảo vệ bộ lá của cây. Sâu bệnh, đặc biệt là nhện đỏ, thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn xiết nước và có thể gây hại nghiêm trọng cho cây. Bảo vệ lá và kiểm soát sâu bệnh sẽ giúp cây duy trì sức khỏe tốt, từ đó hỗ trợ quá trình ra bông và phát triển của trái sầu riêng.
Có thể thấy, ngoài việc áp dụng đúng kỹ thuật làm bông sầu riêng, việc tỉa bông và bảo vệ bộ lá cho cây sầu riêng cũng cần được chú ý chăm sóc bà con nhé!
Cách tỉa bông sầu riêng đúng cách
Việc tỉa bông sầu riêng giúp cây tập trung dinh dưỡng vào những bông còn lại, cải thiện chất lượng quả. Khi chùm bông dài khoảng 3-5cm, dinh dưỡng từ lá sẽ chuyển vào nuôi bông, nên các quả ở cành cao thường to và ngon hơn, vì thế bà con tham khảo cách tỉa bông sầu riêng như sau:
- Đối với cành cấp 1: Để chùm bông đầu tiên cách thân từ 0.5-1.8m, tùy vào tuổi cây, với cành càng lớn, khoảng cách càng xa. Tránh để bông gần thân vì chúng sẽ phát triển kém.
- Đối với cành cấp 2: Giữ lại chùm bông ở cành to, khỏe, tránh để bông ở đầu cành. Chọn các chùm bông hướng xuống dưới và không để bông mọc sai vị trí. Tùy vào sức khỏe cành, để 4-10 chùm bông/cành, cách nhau 20-25cm.
- Tỉa bớt bông trong một chùm: Khi bông dài khoảng 8-10cm, bà con tiến hành tỉa bớt những bông trên cùng một chùm, giữ lại những bông khỏe, tròn, mập và không bị sâu bệnh. Đảm bảo không quá 10 bông/chùm.
Để phân biệt các đợt bông xả nhị, bà con có thể đánh số cho từng cây bông, đánh dấu bằng sơn màu khác nhau cho từng lứa bông để dễ quản lý và xác định thời điểm thu bông nhé!
Các vấn đề bông sầu riêng thường gặp
Khô bông sầu riêng
Sầu riêng bị khô bông thường do thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh và điều kiện khí hậu không thuận lợi. Để khắc phục, bà con tham khảo cách sau nhé:
- Điều chỉnh nước tưới: Đảm bảo cây nhận đủ nước, tránh tình trạng thừa/thiếu nước, vì thiếu nước có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho bông.
- Bổ sung dinh dưỡng: Cung cấp phân hữu cơ và vô cơ dưới gốc để cải thiện đất và hệ rễ. Có thể sử dụng phân hữu cơ lỏng để giúp đất xốp hơn và rễ phát triển tốt hơn.
- Phun dinh dưỡng qua lá: Sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng cường quang hợp, giúp bông sáng bóng, phát triển đầy đủ dinh dưỡng và chống lại các điều kiện bất lợi.
- Quản lý nấm bệnh: Sử dụng các sản phẩm kiểm soát nấm bệnh như Dimethomorph, Pyraclostrobin và các chất khác để bảo vệ bông khỏi nấm bệnh hiệu quả.
Rụng bông sầu riêng
Rụng bông sầu riêng có thể do thiếu nước, thiếu dinh dưỡng (nhất là lân và kali), sâu bệnh như nhện đỏ và nấm, điều kiện khí hậu không ổn định như thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bà con tham khảo cách sau:
- Cung cấp đủ nước: Đảm bảo tưới nước đầy đủ và đều đặn cho cây sầu riêng, nhất là trong giai đoạn ra bông.
- Bón phân đầy đủ: Sử dụng phân bón có chứa lân và kali để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây và giúp giữ bông.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, bao gồm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.
Sâu ăn bông sầu riêng
Bướm cái thường đẻ từ 50-60 trứng lên chùm bông sầu riêng. Khi ấu trùng nở, chúng xâm nhập vào bông để ăn cánh bông, nhị đực và nhụy cái, gây rụng bông sầu riêng. Vì sâu thường xuất hiện trên chùm bông to và dày, nên bà con khó phát hiện cho đến khi chúng ăn ra ngoài. Biện pháp phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng như sau:
- Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt khi sầu riêng ra bông.
- Thu gom và tiêu hủy bông rụng để ngăn ngừa sâu phát triển.
- Nếu phát hiện sâu, phun thuốc trừ sâu sinh học để kịp thời loại bỏ sâu bệnh.
Trên đây SFARM Blog đã thông tin về kỹ thuật làm bông sầu riêng chi tiết các bước, bà con cần lưu ý các điều kiện trước khi bắt tay vào làm bông sầu riêng, cũng như các bước làm đúng, đủ để bông phát triển tốt. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Xem thêm:
- Kinh nghiệm xử lý ra hoa sầu riêng và đậu quả chất lượng
- Phân bón sầu riêng theo từng giai đoạn và độ tuổi
- Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng và phòng trị 9 loại bệnh phổ biến
- Kỹ thuật dùng phân bón cho sầu riêng nghịch vụ
- Kỹ thuật làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên mùa thuận, mùa chính