Phân bón có tác dụng gì? Hướng dẫn cách bón phân hiệu quả

2140 lượt xem

Phân bón có tác dụng gì đối với đất trồng và cây trồng? Hãy cùng với SFARM tìm hiểu rõ hơn phân bón có tác dụng gì, cách sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ đạt hiệu quả cao nhất trong bài viết dưới đây, xem ngay nhé!

Phân bón là gì?

Phân bón là những chất có chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển và sinh trưởng của cây từ đó giúp tăng năng suất của cây trồng. Ngoài ra, phân bón còn có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho đất làm cho đất màu mỡ hơn và có thể làm thay đổi chất đất để phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng.

Phân bón có tác dụng gì? Cung cấp dinh dưỡng cho cây 
Phân bón có tác dụng gì? Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Các loại phân bón phổ biến hiện nay

Dựa vào nguồn gốc tạo thành, phân bón được chia làm 3 loại chính:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống:  Gồm phân chuồng, phân rác được phân loại hữu cơ, than bùn được lấy từ mỏ than mùn, phân xanh (xác cây họ đậu, bèo, cây thực vật khác), phụ phẩm hữu cơ khác (tro trấu, xơ dừa, bã cà phê,…).
  • Phân bón hữu cơ chế biến: Gồm phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng).
  • Phân bón vô cơ (phân bón hóa học): Là loại phân bón có nguồn gốc từ những khoáng chất, sản phẩm hóa học hoặc vô cơ tự nhiên.

SFARM là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp sỉ các loại phân hữu cơ chất lương như phân trùn quế, phân bò ủ vi sinh,… Để biết thêm thông tin chi tiết, bà con có thể liên hệ trực tiếp với SFARM qua số Hotline: 0902 652 099 nhé!

SFARM là đơn vị cung cấp sỉ phân hữu cơ chất lượng
SFARM là đơn vị cung cấp sỉ phân hữu cơ chất lượng

Phân bón có tác dụng gì?

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của cây. Vậy phân bón có tác dụng gì?

Đối với sự sinh trưởng của cây trồng

Phân bón giúp thúc đẩy các quá trình như phân hủy, chuyển hóa các chất khó hấp thụ thành các chất dễ hấp thụ,… giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Phân bón có tác dụng gì với sự sinh trưởng của cây?
Phân bón có tác dụng gì với sự sinh trưởng của cây?

Đối với năng suất cây trồng

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây. Vì vậy, việc bón phân cho cây giúp cung cấp đủ nguồn dưỡng chất thiết sẽ giúp tăng năng suất cây trồng.

Đối với phẩm chất/ chất lượng cây trồng

Hàm lượng, tính chất của các thành phần có trong phân bón sẽ có tác động lớn đến chất lượng cây trồng. Chẳng hạn như phân bón chứa hàm lượng kali (K) cao giúp tăng hương vị và làm màu sắc của nông sản đẹp hơn hay nếu lượng photpho (P) cao sẽ giúp kích thích rễ, hoa, quả phát triển, góp phần cải thiện chất lượng cây trồng.

Phân bón có tác dụng gì với chất lượng nông sản?
Phân bón có tác dụng gì với chất lượng nông sản?

Đối với đất đai

Bón phân vào đất còn giúp cải tạo đất hiệu quả và tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài mà không bổ dung phân bón hữu cơ sẽ khiến đất bị thoái hóa, bạc màu và chai cứng. 

Phân bón giúp cải tạo đất trồng hiệu quả
Phân bón giúp cải tạo đất trồng hiệu quả

Các nguyên tắc sử dụng phân bón

Sau khi tìm hiểu phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng và đất trồng, thì bà con hãy cùng SFARM tìm hiểu cách để sử dụng phân bón có tác dụng gì phát huy công dụng hiệu quả nhất theo 4 nguyên tắc quan trọng sau đây nhé!

  • Đúng loại phân bón: Chọn loại phân phù hợp với từng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ví dụ, phân bón kích rễ có thể dùng cho nhiều loại cây như hoa lan, hoa hồng, mai vàng, rau sạch… nhưng phải đảm bảo đúng công dụng kích rễ.
  • Đúng lúc: Bón phân đúng lúc cây cần. Nếu cây đang cần kích rễ, hãy sử dụng phân bón kích rễ ngay, không dùng phân kích chồi vì sẽ không hiệu quả.
  • Đúng liều lượng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc nhờ tư vấn từ người có chuyên môn để pha đúng liều lượng. Dùng quá liều có thể gây hại cho cây hoặc quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả của phân bón.
  • Đúng cách: Nhiều loại phân bón dinh dưỡng yêu cầu phải bón đúng cách. Ví dụ, phân NPK cần pha loãng và tưới đều để tránh bốc hơi làm giảm hiệu quả hấp thụ.
Nên bón phân phù hợp với từng loại cây
Nên bón phân phù hợp với từng loại cây

Cách sử dụng phân bón hóa học (vô cơ)

  • Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, phân kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ.
  • Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan.
  • Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc

Tùy vào thời điểm, loại cây mà chọn phân bón cũng như cân đối liều lượng để phân bón có tác dụng gì phát huy các hiệu quả tốt nhất nhé!

Phân bón hóa học được sử dụng trong canh tác nông nghiệp
Phân bón hóa học được sử dụng trong canh tác nông nghiệp

Cách sử dụng phân hữu cơ truyền thống

Về nguyên tắc chung, các loại phân hữu cơ phải có nguồn nguyên liệu và được sản xuất theo quy trình công nghiệp đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu cơ có thể sử dụng được cho hầu hết các loại cây trồng, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào chất đất và mỗi loại cây trồng. 

Cụ thể như hàm lượng dinh dưỡng của phân bón cao thì bón ít và ngược lại hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều.

Sử dụng phân trùn quế bón phân cho đất
Sử dụng phân trùn quế bón phân cho đất

Đây là loại phân được tạo ra từ nguồn nguyên liệu hữu cơ và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…). Đây loại phân thường được chế biến tại nhà với quy mô tương đối nhỏ.

Đối với nhóm phân này trước khi đưa vào sử dụng bón cho đất cần phải ủ hoai mục, trong quá trình ủ có thể kết hợp thêm với nấm đối kháng Trichoderma để đẩy nhanh thời gian ủ cũng như tiêu diệt một số loại nấm bệnh có khả năng gây hại cho cây trồng

  • Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất trước khi trồng.
  • Có thể bón theo hàng, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. Lượng phân sẽ tùy thuộc vào tình trạng đất và loại cây trồng canh tác.

Cách sử dụng phân bón hữu cơ chế biến

Phân hữu cơ chế biến

Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến trong canh tác nông nghiệp hữu cơ rất đơn giản. Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc. Đó là những loại được chế biến từ những nguyên vật liệu có nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ.

  • Bón theo hàng: Có thể bón vào từng gốc cây hay rải đều trên mặt đất rồi xới đất vùi xuống. Nếu sử dụng để bón lót khi làm đất trước gieo trồng thì có thể rải đều lên mặt đất.
  • Bón thúc: Nên bón theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất rồi cày vùi xuống đối với cây trồng lâu năm. Còn đối với cây trồng ngắn ngày thì bà con nên bón thúc sớm để có hiệu quả tốt hơn.

Đối với phân hữu cơ vi sinh

Phân vi sinh là phân bón mà trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi cho đất. Thường dùng để bón vào đất với công dụng như tổng hợp các chất nhằm làm những chất khó tiêu trở nên dễ tiêu. Đồng thời làm khống chế, tiêu diệt các mầm bệnh trong đất có khả năng gây hại cho cây trồng.

Phân vi sinh có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, tuy nhiên đối với loại cây trồng ngắn ngày thì chỉ nên bón lót.

  • Cách bón lót: Có thể rải đều trên mặt đất sau đó cày vùi hoặc bón theo hàng vào gốc cây đều được. Nếu bón theo hàng vào gốc cây thì sau đó cần rải một lớp đất mỏng lên trên.
  • Cách bón thúc: Thường áp dụng đối với loại cây trồng lâu năm bằng cách đào rãnh hay bón theo chiều rộng của tán lá cây rồi phun nước ẩm lên để cho phân ngấm xuống đất.

Phân vi sinh thường mang lại hiệu quả tốt ở những vùng đất mới khai thác, đất thoái hóa, đất phèn, chai cứng… Vì những loại đất này thường có nhiều loại vi khuẩn cộng sinh. Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ có trong phân vi sinh thấp và hạn chế của nó là có thời hạn sử dụng, nguồn hữu cơ có hạn.

Một loại phân hữu cơ vi sinh trên thị trường
Một loại phân hữu cơ vi sinh trên thị trường

Đối với phân hữu cơ sinh học

Đây là loại phân giúp cải tạo đất rất hiệu quả, được áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất. Bằng việc phối trộn với một số nguyên liệu khác nhằm làm tăng hiệu quả cho phân bón.

  • Áp dụng được cho cả bón lót và bón thúc. Có thể dùng bón gốc hay phun lên lá bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng rồi mới gieo trồng, với cây lâu năm bón theo hố trộn đều với lớp đất mặt rồi cho xuống hố trồng đã tạo trước đó.
  • Khi bón lót đối với cây lâu năm cũng áp dụng đào rãnh vòng quanh tán lá cây rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước luôn để phân có thể ngấm ngay vào đất.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ thì tuyệt đối không dùng thuốc BVTV hay phân bón hóa học nào cả, nếu có phải có thời gian cách ly từ 30 ngày trở lên. Bởi thuốc BVTV có thể làm chết vi sinh vật, giảm hiệu lực của phân hữu cơ. Đồng thời sau bón phân hữu cơ xong cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

Một loại phân hữu cơ vi sinh trên thị trường
Một loại phân hữu cơ vi sinh trên thị trường

Đối với phân hữu cơ khoáng

Đó là các nguyên tố chất khoáng vô cơ được trộn thêm khoảng 8-18%. Phân hữu cơ khoáng thường dùng để bón thúc là chính bởi nó có hàm lượng vô cơ cao. Ngoài ra, kỹ thuật sử dụng phân bón phân hữu cơ khoáng cũng tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày. Nhược điểm là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật trong đất.

Bón phân hữu cơ cho cây tiêu
Bón phân hữu cơ cho cây tiêu

Nguyên nhân làm thất thoát phân bón

  • Bốc hơi: Do một số yếu tố tác độc như nhiệt độ, vi sinh vật, phản ứng hóa học,… đặc biệt là đối với phân bón lá.
  • Rửa trôi: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do kết cấu đất, địa hình, loại phân bón sử dụng và lượng mưa.
  • Bị giữ chặt: Khi bón phân vào đất, lượng phân bón có thể bị giữ chặt làm cây không thể hấp thụ được.
Nguyên nhân làm thất thoát phân bón
Nguyên nhân làm thất thoát phân bón

Tác động của phân bón đối với con người và môi trường

Bên cạnh việc phân bón có tác dụng gì đối với cây và đất trồng thì phân bón còn có những ảnh hưởng nhất định đối với môi trường và con người.

  • Gây ô nhiễm đất và nước: Sử dụng dư lượng phân bón trong đất, đặc biệt là phân bón vô cơ làm các chất độc hại ngấm vào đất gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
  • Gây ô nghiễm môi trường: Quá trình sản xuất phân bón nếu không có hệ thống xử lý chất thải đúng cách thì các chất thải trong quá trình sản xuất sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.
Chất thải trong sản xuất phân bón gây ô nhiễm
Chất thải trong sản xuất phân bón gây ô nhiễm

Câu hỏi thường gặp liên quan đến việc phân bón có tác dụng gì?

Phân NPK 20 20 20 có tác dụng gì?

  • Giúp cây phát triển to, thân đứng không bị gãy, mập lá trong suốt quá trình tăng trưởng.
  • Hoa trổ nhiều, trổ đồng loạt, chống rụng bông cho mùa hoa sắp tới.
  • Giúp tăng sức đề kháng của cây trước các tác động của sâu bệnh gây hại.
  • Kết hợp với các chất trung vi lượng làm tăng màu sắc cho các loại hoa kiểng.

Bón phân hữu cơ vào đất có tác dụng gì?

Phân hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng khoáng gồm đa, trung và vi lượng nên sẽ giúp cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phù nhiêu và độ tơi xốp cho đất trồng.

Phân bón hữu cơ cung cấp gì cho cây?

Trong phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất đa lượng N, P, K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra, phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thụ giúp cây trồng phát triển cân đối.

Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây
Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây

Qua bài viết trên, SFARM Blog đã chia sẻ đến bà con các thông tin như phân bón có tác dụng gì, cách sử dụng các loại phân bón phổ biến,… Hy vọng với những thông tin mà SFARM đã cung cấp sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về phân bón có tác dụng gì cho cây trồng và đất trồng nhé! Xem thêm tại đây!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (8 bình chọn)