Sầu riêng sượng -Nguyên nhân & 7 biện pháp khắc phục

2010 lượt xem

Trong nhiều năm qua, sầu riêng đã trở thành loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao và ngày càng được canh tác rộng rãi tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, đối với loại cây trồng này, người trồng vẫn luôn phải canh cánh nhiều nỗi lo có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt có thể kể đến là hiện tượng sầu riêng sượng, gây tác động trực tiếp đến phẩm chất và giá thành của sản phẩm.

Vậy nguyên nhân và biện pháp giải quyết hiện tượng sượng trái sầu riêng như thế nào? Hãy cùng SFARM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thế nào là sầu riêng bị “sượng”

Sầu riêng sượng là hiện tượng rối loạn sinh lý dẫn đến phần cơm quả bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đồng đều. Hiện tượng sầu riêng bị “sượng” thường gặp ở đồng bằng sông Cửu Long và biểu hiện có đôi phần khác biệt giữa các giống.

sau-rieng-suong
Phần cơm nhạt màu cũng là một hiện tượng sầu riêng bị “sượng”

Từ lâu, đây là một trở ngại và là nỗi lo lắng rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng. Bởi điều này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái, mùi vị, giá thành mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà vườn.

Biểu hiện của sầu riêng sượng trên một số giống phổ biến

Sầu riêng Monthong: thường gặp hiện tượng cơm cứng, cơm cứng và mất màu hay cơm bị nhão.

Sầu riêng Ri 6: hiện tượng sầu riêng sượng cơm chủ yếu là “cháy múi”, phần cơm có màu nâu hay bị biến dạng.

Sau Rieng Suong 2
Sầu riêng sượng hay “cháy múi” thường gặp

Sầu riêng Sữa Hạt Lép: hiện tượng sượng chủ yếu là cơm nhão, mềm. Hiện tượng cháy vách múi, cơm phát triển không đều hay “cơm trong”.

Sầu riêng Khổ Qua xanh: sầu riêng sượng ở giống này thường biểu hiện dưới qua cơm trái bị nhão. Cơm rất mềm, không thể cầm bằng tay được. Hiện tượng nhão cơm thường xuất hiện trong mùa mưa, sau những đợt mưa lớn.

Nguyên nhân khiến sầu riêng sượng

Sự cạnh tranh dinh dưỡng

Trong giai đoạn 8 – 12 tuần sau khi đậu trái, trái phát triển phần cơm rất mạnh. Nếu trong cùng thời điểm này cây ra đọt non, sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa đọt non và cơm trái. Do vậy, sự phát triển của cơm trái sẽ thiếu chất dinh dưỡng không phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng sầu riêng sượng.

Môi trường

Nếu sầu riêng trồng ở vùng đất trũng, ngập nước hoặc không được thoát nước thường xuyên sẽ kích thích sầu riêng ra các đọt non. Từ đó, dẫn tới cạnh tranh dinh dưỡng khiến cơm nhão – một hiện tượng của sầu riêng sượng.

Ẩm độ đất cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa nên quản lý nước trong vườn tốt là yếu tố giúp cho sầu riêng ra hoa sớm và tập trung hơn ở những vườn không có quản lý nước.

Đặc điểm của cây

Những cây sầu riêng được trồng bằng hạt thì những trái ra quả sớm trong 1, 2 năm đầu thường dễ gặp hiện tượng sầu riêng sượng hơn, do cây vẫn đang trong quá trình sinh trưởng. Hiện tượng này sẽ được cải thiện dần khi cây hoàn toàn trưởng thành.

Rối loạn dinh dưỡng

Trong quá trình cây sầu riêng đang nuôi trái nếu sử dụng phân bón có chứa clo sẽ khiến cho cây tích nước, giảm phần cơm từ đó dẫn đến hiện tượng trái sầu riêng sượng nhiều hơn. 

sau-rieng-suong
Một trái sầu riêng sượng khác

Biện pháp hạn chế tình rạng sầu riêng sượng

– Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái bằng cách phun phân MKP (0-52-34) với liều lượng 50 – 100 g/10 lít nước hoặc Nitrat Kali (KNO3) với liều lượng 150 g/10 lít nước, phun đều lên hai mặt lá, 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu trái.

– Không nên bón thừa phân trong giai đoạn phát triển trái, đặc biệt là phân đạm. Không dùng phân có chứa Chlor như phân KCl. Khi sử dụng phân hỗn hợp N:P:K nên chú ý thành phần kali trong phân. Cây sầu riêng cần nhiều kali, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín, bón đủ kali sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn.

– Nên kích thích cho cây sầu riêng ra hoa tập trung và đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển trái và sự cạnh tranh giữa trái non và trái lớn. Ra hoa đồng loạt cũng giúp trái chín tập trung, thu hoạch cùng lúc sẽ hạn chế sự tập trung dinh dưỡng cho những trái thu hoạch sau cùng.

sau-rieng-suong
Ra hoa đồng loạt giúp hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế tối thiểu tình trạng sầu riêng sượng ở quả

– Giữ mực nước trong mương vườn ở độ sâu 60 – 80 cm từ mặt liếp sau khi đậu trái nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất. Giai đoạn trước khi thu hoạch 25 – 30 ngày nên rút nước trong mương khô cạn để thúc đẩy quá trình trưởng thành và chín của trái, phủ mặt liếp bằng plastic trong mùa mưa để hạn chế hiện tượng nhão cơm (hay sầu riêng sượng).

– Trong giai đoạn thu hoạch nếu có mưa lớn nên ngừng thu hoạch, rút nước trong mương ra, sau 3 – 5 ngày mới thu hoạch trở lại.

– Nên kích thích cho cây ra hoa sớm và tập trung để có thể thu hoạch trong mùa khô sẽ ít bị sượng hơn trong mùa mưa.

– Phun phân bón lá có chứa Bo giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi đậu trái để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo. Ngoài quy trình bón phân thích hợp cho trái phát triển đầy đủ cần bổ sung thêm các chất Ca, Mg và K theo các bước:

  • Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái
  • Phun Mg(SO4) nồng độ 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2
  • Phun KNO3 nồng độ 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch

Kinh nghiệm bón thúc phục hồi sau thu hoạch cho sầu riêng với Phân trùn quế SFARM

Ngoài các biện pháp hạn chế tình trạng sầu riêng sượng, việc canh tác hữu cơ cũng giúp hương vị, chất lượng của sầu riêng tăng cao.

Nhất là với vườn sầu riêng lâu năm và canh tác vô cơ nhiều, nông dân nhà mình nên sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế kết hợp Trichoderma để cải tạo đất, phục hồi cây và bổ sung lượng lớn vi sinh vật có lợi cũng như gia tăng đáng kể chất lượng, hương vị của sầu riêng.

sau-rieng-suong
Phân trùn quế không chỉ giúp tăng chất lượng mà còn tăng đến 25% năng suất khi xuất hiện trong quy trình canh tác

Giai đoạn 1: Sau khi thu hoạch

Xới và phơi đất 1 tuần. Sau đó đào rãnh xung quanh gốc, bón trichoderma + phân trùn quế và lắp đất lại với liều lượng như sau

  • 100g Trichoderma và 15 – 20kg/gốc đối với Pb00
  • 100g Trichoderma và 12 – 15kg/gốc đối với Pb02
  • 100g Trichoderma và 10 – 12kg/gốc đối với Pb01
Trường hợp không trộn Trichoderma cùng phân trùn, có thể hòa 100g nấm trichoderma vào 30 lít nước rồi tưới gốc (hoặc bón phân + rải tricho xong lấp đất lại).

Giai đoạn 2: 1 tuần sau khi bón phân

Tưới giữ ẩm liên tục mỗi ngày

Giai đoạn 3: Tuần thứ 2 sau khi bón phân trở đi

  • Tưới nước: mỗi 7-10 ngày tưới đẫm gốc 1 lần
  • Bổ sung trichoderma định kỳ 2-3 tháng/lần với liều lượng 100g/30 lít nước/gốc

Chi tiết 4 dòng phân trùn quế SFARM hiện nay:

  • Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
  • Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
  • Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
  • Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.

Mọi chi tiết thắc mắc về dinh dưỡng phân trùn quế, giá sỉ cho trang trại và hướng dẫn sử dụng, vui lòng liên hệ Hotline 0902652099

Sfarm.vn

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (12 bình chọn)