Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng và phòng trị 9 loại bệnh phổ biến

1682 lượt xem

Sầu riêng loại quả được xem như “vua của các loại trái cây” là một loài thực vật thuộc họ Cẩm Quỳ, phân bố nhiều ở Đông Nam Á. Một cây sầu riêng bình thường sẽ đều phát triển qua ba giai đoạn: Cây con, kiến thiết, kinh doanh. Với mỗi giai đoạn, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sẽ có sự khác nhau để cho hiệu quả sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng theo từng giai đoạn qua bài viết này nhé!

Các yếu tố cần lưu ý khi chăm sóc sầu riêng

1/ Các điều kiện sinh lý cần lưu ý khi chăm sóc sầu riêng

Ánh sáng

Với mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu ánh sáng cần đáp ứng để chăm sóc sầu riêng cũng khác nhau:

* Ở giai đoạn cây con: Lúc này sầu riêng sinh trưởng như một cây ưa bóng, không cần nhiều ánh sáng. Nếu để cây dưới ánh sáng trực tiếp quá lâu cây sẽ làm gia tăng quá trình mất nước của cây.

* Ở giai đoạn cây trưởng thành: Lúc này cây với đặc tính ưa sáng, cần một lượng ánh sáng đủ để quang hợp, tạo sinh khối cho sinh trưởng, sinh hoa và tạo quả.

Nhiệt độ trong chăm sóc sầu riêng

Là một loài thực vật ưa khí hậu ấm nóng, để có được cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt sinh trưởng mạnh khoẻ, cần đảm bảo trong điều kiện nhiệt độ từ 24 độ C đến 30 độ C. Cây yêu cầu nhiệt độ ổn định, trường hợp nhiệt độ quá thấp hay quá cao, cây sẽ dừng sinh trưởng.

Lượng mưa và độ ẩm

Chăm sóc sầu riêng cần tương đối nhiều nước để phục vụ sinh trưởng và phát triển nên cần một lượng mưa lớn và đều đặn quanh năm. Lượng mưa thích hợp cho cây sầu riêng nằm trong khoảng từ 1500mm/năm đến 3000mm/năm, trung bình khoảng 2000mm/năm. Độ ẩm không khí tối ưu cho cây nằm trong khoảng 75- 80%.

2/ Đất trồng và dinh dưỡng

– Loại đất: Để phát triển tốt, cây cách trồng sầu riêng cần được đảm bảo ở vùng đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ như đất thịt, phù sa, đất đỏ badan,… Cây sinh trưởng kém ở các vùng đất có độ phì nhiêu kém, mặn, phèn.

cham-soc-sau-rieng
Ngoài đất phù sa, đất đỏ bazan cũng rất thích hợp để sầu riêng sinh trưởng, phát triển

– Độ pH: Vì rễ cây sầu riêng có khả năng chịu phèn, mặn kém nên phải đảm bảo độ pH từ 5,5 – 6,5. Để phòng ngừa và chăm sóc sầu riêng khỏi các bệnh xì mủ thân, cháy lá và thối trái do nấm Phytophthora palmivora gây ra, ta cần cải tạo độ thông thoáng đất và đảm bảo độ pH ổn định.

Cách chăm sóc sầu riêng con mới trồng

Cây sầu riêng sau khi trồng từ 1 đến 3 năm đầu sẽ sinh trưởng khá chậm. Ngoài đáp ứng đúng khoảng cách trồng sầu riêng, trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con cần những lưu ý những điểm sau:

  • 7 ngày đầu sau khi trồng bạn chỉ nên tưới nước cho cây, lúc này rễ cây sẽ thích ứng với môi trường mới.

  • Sau khi trồng cây được 7 ngày ta tiến hành bón phân hữu cơ cho cây. Phân hữu cơ có thể dùng các loại như: Phân bò, phân vi sinh, phân trùn quế,…Tiến hành bón cách gốc 20cm với lượng 2kg/gốc để chăm sóc sầu riêng.
  • Sau 10 ngày, tiến hành tưới kích rễ lên lá và dưới gốc cây. Điều này giúp cây tăng tốc độ phục hồi, phát triển rễ, đẩy nhanh sinh trưởng chồi và lá.
  • Sau 15 ngày, khi cây đã bung đọt non, ta tiến hành phun ngừa rệp, rầy và các côn trùng gây hại cho cây (Thuốc SCT 08,09,10 hoặc Confidor, Movento,…).
  • Sau 2 tháng chỉ cần duy trì tưới nước giữ ẩm cho cây. Cần tuỳ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của cây mà quyết định có nên bón thêm phân cho cây hay không.
  • Khi cây đã phát triển ổn định, cần tiến hành cắt tỉa, tạo bộ khung cho cây. Tiến hành chọn những cành to khoẻ để làm khung và loại bỏ cành thừa, yếu. Điều này sẽ giúp cây có tạo hình tán đều, cho nhiều quả trong tương lai.
  • Trường hợp trồng xen canh với một số loài như chuối, bắp, cam,… việc chăm sóc sầu riêng cần có thêm bước xử lý phòng tuyến trùng và nấm trong đất bằng cách phun Phytopin Gold và bổ sung trichoderma cho đất.

Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn kiến thiết

Giai đoạn kiến thiết của sầu riêng có thể kéo dài 4 năm nếu được chăm sóc tốt. Ở giai đoạn này cây chủ yếu tập trung sinh trưởng thân cành, tích luỹ dinh dưỡng để chuẩn bị cho việc ra hoa, tạo quả. Vì thế, cần phải:

  • Tưới nước: Cần giữ ẩm cho cây thường xuyên, giúp cây phát triển bộ rễ ổn định.

  • Bón phân: Tiến hành bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây. Tổng lượng 3-4 kg phân hữu cơ và 200-300g phân NPK 20:10:10 chia nhỏ cho nhiều lần bón.
  • Phòng bệnh: Tiến hành phun phòng rệp, nhện đỏ cho cây vào mùa nóng và phun phòng nấm vào mùa mưa.
  • Cắt tỉa: Từ tháng thứ 6 cần tiến hành bấm tỉa cành chân, đồng thời loại bỏ các cành dăm. Trường hợp đối với những cây có tán không đều, ta có thể dùng dây thép cột cách ngọn 10cm để ức chế sinh trưởng ngọn. Sau khi cây đã phân chồi thân thì tháo dây thép.

cham-soc-sau-rieng
Cắt tỉa tạo tán rất quan trọng trong giai đoạn kiến thiết

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn kinh doanh

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

  • Xiết nước tạo chồi hoa: Khi ở trong điều kiện thiếu nước, khô hạn thì sầu riêng sẽ ngừng phát triển thân lá và chuyển sang giai đoạn ra hoa. Vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 là giai đoạn ra hoa của cây. Cần làm cỏ, quét lá, tạo điều kiện thông thoáng và thoát nước tốt cho đất. Ngừng tưới, tạo điều kiện khô hạn cho cây từ 10 đến 14 ngày, nếu thấy cây vẫn chưa phân hoá nhiều hoa thì tưới 1 lần nước rồi tiếp tục cắt nước.

  • Lưu ý: Xiết nước sao cho cây ra hoa đồng loạt, nhiều. Cần loại bỏ những chùm hoa ra trước hoặc sau, nhằm làm cho thời gian thu quả không kéo dài quá 15 ngày.
  • Ngoài ra, đi cùng với việc tạo điều kiện khô hạn cho cây, ta có thể phun NPK 10:60:10 vào những vùng ra hoa mong muốn. Điều này giúp tăng lên về số lượng cũng như chất lượng của hoa.
  • Tưới nước nuôi hoa: Khi quan sát thấy mầm hoa đã dài 3-4cm thì tiến hành tưới trở lại cho cây. Tưới nước từ ngoài vào trong tán cho đến khi nước chảy tràn trên đất. Sau 3-5 ngày, khi đất có dấu hiệu khô trở lại, ta tiến hành thực hiện lần tưới tiếp theo.
  • Tỉa chùm hoa: Tiến hành tỉa khi chùm hoa phát triển từ 3-5cm. Lúc này, đối với cành cấp 1, ta để cành hoa cách thân từ 0,5 đến 1,8m tuỳ vào cây. Cây càng lớn, cành càng ở phía thấp thì vị trí chùm hoa đầu tiên càng xa thân. Ở những cành cấp 2, ta để những chùm hoa ở vị trí những cành to khoẻ, gần nách cành, chỉ giữ lại 4-10 chùm/cành và mỗi chùm cách nhau 25cm.
  • Tỉa hoa trong chùm: Khi hoa đã dài từ 8-10cm thì có thể cắt tỉa bớt số lượng hoa/chùm. Chỉ giữ lại những bông hoa tròn, mập, cuống khoẻ, không bị sâu bệnh, số lượng khoảng 10 bông/chùm.

Cách chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn nuôi quả

  • Tỉa quả: Sầu riêng sau khi kết thúc quá trình tỉa hoa đa phần sẽ đậu quả 100%. Lúc này, ta cần tỉa quả để đảm bảo chất lượng của quả và tránh làm mất sức của cây. Sau 3-4 tuần đậu quả: Cắt tỉa những quả chen chúc, trái bị bệnh, méo, cuống nhỏ,… Chỉ để lại 6-8 quả/chùm. Thời gian 8 tuần: Tiếp tục loại bỏ những quả bị dị dạng, sâu bệnh, số lượng còn lại khoảng 3-4 quả/chùm. Thời gian 10 tuần: Tiến hành tỉa những quả không đạt chuẩn sao cho chỉ còn 2-3 quả/chùm, 70 – 120 quả/cây. Trường hợp cây bị rụng quả thì tiếp tục tỉa bớt quả để hạn chế việc mất sức của cây.

cham-soc-sau-rieng
Tỉa bớt quả đảm bảo chất lượng trái sầu riêng và tránh cây mất sức
  • Bón phân: Đợt 1: Khi quả được 60 ngày tuổi, tiến hành bón NPK 20:20:20 với lượng 250g/cây/lần quanh gốc cây theo hình chiếu của tán, bón 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Đợt 2: Khi quả được 85 ngày tuổi, bón quanh gốc cây với NPK 12:12:17, 200g/cây/lần, bón 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày. Đợt 3: Khi quả được 105 ngày tuổi, bón Kali trắng (K2SO4) với 300g/cây/lần, 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
  • Lưu ý: Cần đẩm bảo lượng nước tưới đủ để quả có thế phát triển tốt và không bị rụng. Khi vào mùa mưa cần tiến hành làm bồn thoát nước để tránh ngập nước cho cây. Trường hợp cây ra đọt non ở giai đoạn này (quả 60 ngày tuổi), ta cần phun MKP 10g/lít, 3 ngày/lần để hạn chế sinh trưởng lá, tránh lá cạnh tranh dinh dưỡng với quả. Đồng thời, phun Agri – Fos 400 để phòng xì mủ thân và thối trái do nấm, nồng độ phun 0,5%.

Hiện nay, các tỉnh khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ thường áp dụng phương pháp canh tác, bón phân cho sầu riêng nghịch vụ để tăng năng suất và cạnh tranh với sầu riêng khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên với sầu riêng nghịch vụ, cây cần chăm sóc nhiều hơn nên bà con cần cập nhật kiến thức và áp dụng đúng kỹ thuật để tránh tình trạng sầu riêng mất sức, năng suất và chất lượng kém.

Chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, để tránh cho cây rơi vào tình trạng suy kiệt, ta cần tiến hành phương pháp chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch và dưỡng lại cây. Cụ thể:

  • Cắt tỉa: Sau vụ thu hoạch cần tiến hành loại bỏ những cuống quả bị thừa, cắt tỉa những cành khô, sâu bệnh, cành yếu. Đối với những cành ở độ cao 1m trở xuống cần thực hiện cắt bỏ để tránh bệnh xì mủ thân.

  • Phân bón: Sau khi thu hoạch quả, sầu riêng rơi vào trạng thái cạn kiệt vì thế ta cần phục hồi lại lượng dinh dưỡng cho cây. Việc bón phân hữu cơ không chỉ giúp cải tạo đất mà còn bổ sung đủ lượng nguyên tố đa, vi lượng cho cây. Bón 2-3 kg/cây phân trùn quế xung quanh gốc theo hình chiếu tán, cách gốc từ 40-50cm.
  • Cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh: Sau thời gian thu hoạch, ta cần cải tạo lại môi trường đất, nhằm hạn chế sâu bệnh và tạo môi trường sinh trưởng cho hệ rễ. Cần làm cỏ bề mặt, xới xáo, làm thông thoáng đất, kết hợp tưới kích rễ N3m và bổ sung nấm đối kháng Trichordema cho đất. Đồng thời phun các loại thuốc phòng nấm, rệp và côn trùng cho cây.

Với sầu riêng nghịch vụ, bà con có thể tham khảo dùng phân bón cho sầu riêng nghịch vụ kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ TẠI ĐÂY

Với các vùng đất chua, có độ pH cao hoặc sau mỗi mùa thu hoạch, nhiều nhà vườn cũng áp dụng cách bón vôi cho sầu riêng định kỳ. Việc bón vôi đúng cách giúp khử khuẩn đất, hạ phèn và nhiều công dụng khác

Phòng trị sâu hại, nấm bệnh trong chăm sóc sầu riêng

Phòng trị sâu hại

Nhện đỏ

Xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng với độ ẩm thấp. Nhện đỏ ăn bề mặt, đẻ trứng và tiết độc tố lên lá, khiến lá vàng và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng cây và trái.

Phòng trị: Ở mức độ nhẹ có thể chăm sóc sầu riêng bằng cách dùng nước rửa lên bề mặt lá để giảm mật độ nhện. Khi đã chuyển nặng có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin phun lên lá, 5 ngày phun nhắc lại 1 lần.

Rầy trắng

Là loại sâu bệnh phổ biến thường gặp trong quá trình chăm sóc sầu riêng. Rầy trắng gây hại bằng cách chích hút chất dinh dưỡng ở lá, đọt non, gây cháy, rụng lá. Ngoài ra, hoạt động của loài này còn tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm của một số loại nấm gây bệnh cho cây. Điều này khiến việc chăm sóc sầu riêng bị tác động đáng kể. Lá cây sẽ quăn queo, tán thưa, ít ra qua, đậu quả, cho năng suất kém.

Phòng trị: Dùng nước phun mạnh lên lá để loại bỏ trứng, ấu trùng của rầy. Kết hợp phun thuốc Movento (2ml/lít nước) với thuốc trị nấm Antracol (100g/20 lít) để phòng trị. 2 đợt phun nhắc lại cách nhau 7-10 ngày.

Rệp sáp

Rệp sáp thường gây lại trên cành và trái sầu riêng. Loài côn trùng này chích hút làm cho các bộ phân phát triển kém. Nếu không phòng trị, chăm sóc sầu riêng kịp thời, đúng cách, sự xâm nhiễm của rệp sáp còn kéo theo sự xuất hiện của nấm bồ hóng gây mất thẩm mĩ và chất lượng quả.

Phòng trị: Tiến hành phun nước giúp tăng độ ẩm cho cây, cắt tỉa những cành bị chích hút. Khi bị nặng thì tiến hành phun Movento hoặc Confidor (2ml/lít) phun nhắc lại cách nhau 7 ngày.

Phòng trị nấm bệnh hại phổ biến trên sầu riêng

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Đây một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến khiến nhiều nông dân lo ngại trong quá trình chăm sóc sầu riêng. Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Bệnh gây thối vỏ chảy nhựa ở thân, cháy lá, thối quả, thối rễ, chết ngọn nếu lấy nhiễm đến các bộ phân tương ứng. Bệnh làm giảm mạnh năng suất và sức sông của cây.

Phòng trị: Thực hiện dọn dẹp vườn, chăm sóc sầu riêng bằng cách phun thuốc phong nấm Antracol tháng 1 lần đặc biệt vào trước mùa mưa. Thu gom, xử lý các phầm bị nhiễm bệnh. Phun thuốc Ridomil, Metalaxyl, Aliette 80 WP,… (100g/20 lít). Bổ sung nấm đối kháng Trichoderma cho đất.

Bệnh thán thư

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz. & Sacc gây nên. Loại nấm này sau khi xâm nhiễm sẽ gây cháy, rụng lá, bắt đầu từ phần mép của các lá giá cho đến khi trụi cả cành cây. Bệnh gây giảm năng suất và thẩm mỹ của cây nếu không phòng trị và chăm sóc sầu riêng kịp thời.

Phòng trị: Che mát cho cây, tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh, loại bỏ những côn cùng chích hút ở cây, tiến hành phun những loại thuốc nấm như Ridolmi, Antracol, Benomyl, Appencarb,…

Bệnh đốm rong

Là loại bệnh do rong (algae) Cephaleuros virescens gây nên. Bệnh làm xuất hiện những vết rỉ sắt trên lá trưởng thành và đôi khi là trên cành non. Bệnh làm giảm năng suất quang hợp. Chăm sóc sầu riêng không kỹ lưỡng, cây rất dễ suy yếu cây và trái.

Phòng trị: Tiến hành che chắn, bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây. Thực hiện phun trừ bằng Bordeaux nếu bệnh trở nặng.

Bệnh cháy lá chết ngọn

Là loại bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Đa phần bệnh biểu hiện ở lá, khiết lá có màu nhợt nhạt, hoá nâu, khô dần và không rụng, các lá dính lại với nhau do sự phát triển của sợi nấm. Đôi khi bệnh còn xuất hiện trên cành non gây héo, khô cành. Bệnh gây suy yếu và giảm năng suất cây.

Phòng trị: Xử lý các nguồn lây từ rơm rạ, nguồn nước… Điều trị và chăm sóc sầu riêng bằng cách tiến hành phun thuốc với Anvil hoặc COC 85 WP.

Bệnh nấm hồng

Là loại bệnh do nấm Erythricium salmonicolor gây ra. Bệnh xuất hiện ở vỏ các cành ngang với các vệt màu hồng, lâu dần bệnh gây thối vỏ và chết khô cành, làm giảm mạnh năng suất cây.

cham-soc-sau-rieng
Bệnh nấm hồng hại sầu riêng

Phòng trị và chăm sóc sầu riêng mắc bệnh này, bà con cần cắt tỉa cành giúp tạo độ thông thoáng cho cây, phun trị với các loại thuốc gốc đồng hoặc với Validacin, Bonaza,…

Bệnh thối hoa sầu riêng

Là loại bệnh do nấm Fusarium sp gây ra, nấm xâm nhập vào lớp vỏ cánh hoa, gây thối hoa và rụng. Bệnh làm giảm khả năng đậu quả của cây.

Phòng trị và chăm sóc sầu riêng: Tiến hành cắt tỉa cành tán, giúp làm giảm độ ẩm của cây. Tiến hành phun các loại thuốc nấm lên hoa như Ridolmi, Antracol, COC WP,…

Chăm sóc sầu riêng ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ yêu cầu những định hướng và kỹ thuật khác nhau. Khi bà con đã nắm rõ được cách chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh, vườn sầu riêng sẽ đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình.

Hiện nay, Đặng Gia Trang cung cấp 4 dòng phân trùn quế cho trang trại, nhà vườn và hộ gia đình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn dòng phân bón sầu riêng thích hợp.

  • Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
  • Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
  • Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
  • Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.

Mọi chi tiết thắc mắc về sản phẩm phân trùn quế, nấm đối kháng Trichoderma chăm sóc sầu riêng và cây trồng, bà con vui lòng liên hệ với Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^9 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ. [button text="TƯ VẤN TRỰC TIẾP" color="success" size="larger" padding="0px 79px 0px 79px" radius="10" link="https://m.me/105992978023671?ref=ref_14"]

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp. [button text="TƯ VẤN TRỰC TIẾP" color="success" size="larger" padding="0px 79px 0px 79px" radius="10" link="https://m.me/105992978023671?ref=ref_6"]

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn. [button text="TƯ VẤN TRỰC TIẾP" color="success" size="larger" padding="0px 79px 0px 79px" radius="10" link="https://m.me/105992978023671?ref=ref_7"]

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết