Kỹ thuật kích bông sầu riêng khoa học, hiệu quả, chi tiết các bước

1452 lượt xem

Kích bông sầu riêng là kỹ thuật quan trọng để sầu riêng cho bông chất lượng, từ đó tạo trái tặng năng suất. Mời bà con cùng SFARM tìm hiểu về kỹ thuật kích bông sầu riêng, các yếu tố ảnh hưởng đến ra bông cần lưu ý nhé! 

Quy trình kích bông sầu riêng hiệu quả

Để bông sầu riêng được phát triển tốt, ra bông chất lượng, nhà nông cần có kỹ thuật kích bông sầu riêng:

Bước 1. Bón phân lân gốc cây sầu riêng

Trước tiên để kích bông sầu riêng, bà con xác định lượng phân lân cần bón dựa trên kích thước tán cây và độ tuổi của cây. Thông thường, cây trẻ cần khoảng 3-4kg phân lân, trong khi cây lâu năm cần 5kg. 

Sau khi bón phân lân, cần tưới nước để phân thấm xuống tầng rễ. Phân lân sẽ từ từ hòa tan và chuyển thành dạng dinh dưỡng cây có thể hấp thụ nhờ vào các axit hữu cơ từ rễ và sự hỗ trợ của nấm mycorrhizal. Quá trình này giúp cây hấp thụ lân hiệu quả trong khoảng 20-30 ngày. 

Vì vậy, việc bón phân lân nên được thực hiện từ 25-30 ngày trước khi kích bông sầu riêng, và lượng nước tưới cần được giảm ngay sau khi bón phân để chuẩn bị cho giai đoạn kích bông.

Bước 2. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

Trước khi bắt đầu kích thích ra bông, cần phun thuốc phòng trừ để ngăn chặn các bệnh có thể ảnh hưởng đến quá trình này. Sử dụng các loại thuốc như Antracol, Anvil, Macozeb và Matasyl. Đặc biệt, cần chú ý đến việc kiểm soát nhện đỏ và rầy xanh, những loài côn trùng có thể gây hại lớn nếu không được xử lý kịp thời.

Bước 3. Tiến hành kích bông sầu riêng

Kích bông sầu riêng lần 1: Khi cây đã sẵn sàng, pha 0.5 kg NPK 10-60-10+TE (hoặc NPK 10-50-10) với 0.5 kg NPK 7-5-49 trong 200 lít nước. Phun đều khắp mặt dưới cành mang trái và bề mặt lá, tránh phun vào kẽ cành để không làm hỏng bông tiềm năng. Sử dụng thuốc ra bông sầu riêng phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả kích thích ra bông.  

Kích bông sầu riêng lần 2: Sau 6-7 ngày, lặp lại quy trình pha chế và phun thuốc tương tự lần kích thích đầu tiên.  

Kích kích bông sầu riêng lần 3: Sau khoảng thời gian tương tự như lần kích thích trước đó, chỉ sử dụng NPK 10-60-10+TE (hoặc NPK 10-50-10) với lượng 0.5kg cho 200L nước để phun lên cây.

Bước 4. Tưới nước đúng, đủ

Khi mắt cua xuất hiện và dài khoảng 3-4 cm, bà con bắt đầu tưới nước nhẹ nhàng để không làm trôi đi phân bón và các chất kích thích đã áp dụng. Lần tưới đầu tiên nên nhẹ nhàng, chỉ đủ ướt mặt đất. Lần tưới thứ hai cách lần đầu 2 ngày, tăng lượng nước lên nhưng không tạo ra vũng nước trên bề mặt đất, đồng thời tưới đủ ẩm cho bộ phận bông.

Trên đây là những lưu ý, các bước giúp tạo điều kiện lý tưởng cho cây sầu riêng phát triển và ra bông hiệu quả, chúng cũng giảm thiểu sự cạnh tranh dinh dưỡng trong đất, từ đó nâng cao sức khỏe và khả năng chống chịu của cây.

Tưới nước đúng giúp kích bông sầu riêng
Tưới nước đúng giúp kích bông sầu riêng

Bên cạnh đó, phân trùn quế với hàm lượng dinh dưỡng cao, bà con tham khảo bón cho cây để bông được phát triển tốt nhé!

Xem thêm: Cách bón phân trùn quế cho cây sầu riêng hiệu quả

Phân trùn quế viên nén cho cây trồng SFARM 100% nguyên chất, tan nhanh, thích hợp với mọi loại cây trồng với thời gian cây trồng sử dụng kéo dài 20-30 ngày.

Phân trùn quế viên nén cho lan SFARM 100% nguyên chất, tan chậm, chuyên biệt và phù hợp cho tất cả các loại hoa lan từ đơn thân đến đa thân; địa lan, phong lan, bán địa lan,.... với thời gian sử dụng đến 60 ngày.  

Sản phẩm mới

Phân bón hữu cơ chuyên cho cây trong nhà SFARM là dòng phân bón dạng viên tan chậm được cải tiến chuyên biệt cho cây trong nhà. Sản phẩm là sự cải tiến và kết hợp hoàn hảo giữa phân trùn quế và thành phần hữu cơ khác. Viên nén có màu nâu đen, nhẵn bóng cho thời gian sử dụng kéo dài 30 - 45 ngày.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Các kỹ thuật xử lý ra bông sầu riêng

Tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây sầu riêng theo chuỗi liên kết tại Việt Nam” diễn ra ngày 27/11/2021, đã giới thiệu các kỹ thuật xử lý ra bông sầu riêng, giúp kích bông sầu riêng. Mời bà con tham khảo nhé!

Kỹ thuật phủ gốc (mô) hay liếp

Biện pháp phủ liếp hay phủ gốc phụ thuộc vào cách trồng. Ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang, nông dân phủ nylon kín gốc từng cây để ngăn nước mưa, giữ độ ẩm đất ổn định khi kích bông sầu riêng. Trong khi đó, ở Bến Tre, phủ liếp dạng mái nhà giúp hơi nước thoát ra dễ dàng hơn. Mặc dù phủ nylon tốn kém và khó chăm sóc, nhưng mang lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu cho thấy, độ ẩm đất khoảng 30% trong thời gian ra bông đầu tiên, và 28,6% trong đợt hai, so với điểm héo của đất là 18,9%. Với giống sầu riêng Khổ qua xanh, cây ra bông sau khi phủ liếp và khô hạn 26 ngày. Giống Ri 6 và Monthong cần 30-35 ngày khô hạn, thường ra bông thành 2-3 đợt. Ở Thái Lan, sầu riêng ra bông sau 7-14 ngày khô hạn, với tiềm thế nước trong lá là -0,8 Mpa. Trong khi đó, nghiên cứu tại ĐBSCL cho thấy sầu riêng cần thời gian khô hạn dài hơn để ra bông, từ 20-25 ngày cho giống Khổ qua xanh và 30-35 ngày cho các giống khác.

Tóm lại, phủ gốc hoặc liếp kết hợp với xiết nước giúp sầu riêng ra bông vụ nghịch, nhưng hiệu quả phụ thuộc vào giống cây, thời tiết và quản lý nước.

Xử lý ra bông bằng cách phủ gốc
Xử lý ra bông bằng cách phủ gốc

Xử lý Paclobutrazol (PBZ)

Xử lý PBZ để kích bông sầu riêng vụ nghịch đã được nghiên cứu rộng rãi. Tại Việt Nam, xử lý sầu riêng Khổ qua xanh với PBZ nồng độ 1.000-1.500 ppm, kết hợp với phủ liếp và xiết nước, giúp cây ra bông sớm hơn 7 ngày và tỷ lệ ra bông tập trung hơn. 

Trong khi đó, trên giống sầu riêng Sữa hạt lép, PBZ giúp cây ra bông sớm hơn từ 4-22 ngày và thường ra bông thành nhiều đợt kéo dài đến vụ thuận. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Tri & cs. (2011) cho thấy, việc phun PBZ nồng độ 1.000-1.500 ppm kết hợp với phủ liếp giúp sầu riêng Sữa hạt lép ra bông sớm hơn 15-17 ngày.

Phun PBZ làm tăng tỷ lệ ra bông và số lượng cành ra bông trên cây. Đối với giống Khổ qua xanh, tỷ lệ cành ra bông và số bông trên mỗi cành tăng gấp 1,5-2 lần, và số chùm bông trên cây tăng gấp đôi. Đối với giống Sữa hạt lép, PBZ làm tăng số chùm bông và cành ra bông cao hơn nhiều lần so với phủ liếp. Mặc dù cây Sữa hạt lép thường ra bông thành nhiều đợt, PBZ giúp ra bông vụ nghịch với tỷ lệ cao gấp 4 lần so với phủ gốc.

Phun PBZ không chỉ giúp cây ra bông đồng đều và tỷ lệ cao hơn, mà còn làm tăng năng suất. Trên giống Khổ qua xanh, năng suất tăng gấp 1,5 lần và trên giống Sữa hạt lép, năng suất tăng nhiều lần so với phủ gốc, đặc biệt trong vụ nghịch. Phương pháp này không ảnh hưởng đến phẩm chất trái sầu riêng, làm tăng năng suất và hiệu quả ra bông vụ nghịch.

Kỹ thuật đào hộc

Để đạt tỷ lệ ra bông cao, ngoài phủ gốc và phun paclobutrazol, nông dân ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang còn áp dụng biện pháp đào hộc quanh gốc cây sầu riêng. Phương pháp này, được nghiên cứu trên cây xoài ở Úc, có thể kích bông sầu riêng bằng cách làm đứt rễ, ảnh hưởng đến tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng như gibberellin và cytokinin. 

Tuy nhiên, việc đào hộc cũng có nguy cơ làm tăng bệnh hại rễ. Hiệu quả và tác động lâu dài của kỹ thuật này trên sầu riêng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Xử lý ra bông bằng cách đào hộc
Xử lý ra bông bằng cách đào hộc

Yếu tố ảnh hưởng ra bông sầu riêng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra bông của sầu riêng bao gồm sự khô hạn, nhiệt độ, độ ẩm và thiourea:

  • Khô hạn: Cây sầu riêng cần thời gian khô hạn liên tục để ra bông. Không có mùa khô hoặc mùa khô quá ngắn có thể khiến cây không ra bông. Thời gian khô hạn cần thiết là 10-14 ngày không xử lý hóa chất, và chỉ 3-7 ngày nếu có paclobutrazol.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ ban đêm thấp (15°C) có thể kích bông sầu riêng. Đối với cây không xử lý hóa chất, nhiệt độ giảm từ 26-33°C xuống 20-25°C có thể giúp xuất hiện mầm bông.
  • Ẩm độ: Ẩm độ giảm xuống 50-70% hỗ trợ sự ra bông. Điều kiện thời tiết không thuận lợi, như lượng mưa chỉ 10 mm/ngày, có thể làm bông chuyển vào giai đoạn miên trạng.
  • Thiourea: Xử lý thiourea với paclobutrazol có thể phá vỡ sự miên trạng và làm tăng số bông, nhưng không hiệu quả nếu lượng mưa vượt quá 35 mm/ngày.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ra bông sầu riêng
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ra bông sầu riêng

Trên đây, SFARM Blog đã cung cấp thông tin về kỹ thuật kích bông sầu riêng, cùng các lưu ý yếu tố ảnh hướng ra bông. Hy vọng bài viết đã giúp bà con có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng sầu riêng nhé!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: 

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây sầu riêng theo chuỗi liên kết tại Việt Nam”, 2021. https://htd.vnua.edu.vn/ky-yeu.pdf

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết