Khoảng cách trồng sầu riêng đúng chuẩn, cho năng suất cao

2876 lượt xem

Cây sầu riêng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nên việc chuyển đổi canh tác và cập nhật kiến thức chăm sóc sầu riêng là nhu cầu tất yếu của bà con nông dân. Bài viết hôm nay Đặng Gia Trang sẽ giúp bà con tìm hiểu vấn đề về khoảng cách trồng sầu riêng để bộ rễ cây sầu riêng phát triển đạt năng suất tốt nhất và phù hợp với định hướng khai thác vườn cây, mời bà con cùng theo dõi!

Khoảng cách trồng sầu riêng dựa vào yếu tố gì?

Khoảng cách trồng sầu riêng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ cấu vườn cây, vị trí địa lý hay sẽ dựa vào đặc tính của từng giống.

Phụ thuộc mục đích khai thác vườn cây

Mỗi vườn cây sầu riêng trước khi trồng đều được thiết lập khoảng cách trồng sầu riêng sao cho phù hợp nhất với các mục đích khai thác.

Ví dụ:

Đối với các vườn muốn nhanh chóng ổn định sản lượng thu hoạch, bà con chọn khoảng cách trồng dày, mật độ cây sầu riêng lớn.

Nếu muốn khai thác vườn sầu riêng lâu dài, bà con chọn khoảng cách trồng thưa.

Trường hợp sử dụng vườn sầu riêng để khai thác du lịch, khu nghỉ dưỡng, bà con nên trồng thưa và trồng xen với các loại cây khác để đa dạng cây trồng, hoặc để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Phụ thuộc vị trí địa lý

Cây sầu riêng trồng được ở nhiều vùng ở nước ta, tuy nhiên mỗi vùng lại có điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau, vì vậy khoảng cách trồng sầu riêng cũng khác nhau.

Đối với các vùng ít gió, khoảng cách trồng sầu riêng sẽ ngắn hơn ở các vùng nhiều gió, để giúp quá trình thụ phấn chéo giữa các cây diễn ra dễ dàng hơn.

Đối với các vùng nhiều gió, xung quanh vườn sầu riêng phải trồng thêm hàng rào cây xanh để chắn gió, giúp chống gãy đổ cây sầu riêng, hạn chế thiệt hại về kinh tế.

Phụ thuộc giống sầu riêng

Mỗi giống sầu riêng có một đặc điểm hình thái khác nhau như chiều cao cây, độ rộng tán. Tùy thuộc vào đặc điểm hình thái của mỗi giống mà bà con lựa chọn khoảng cách trồng cây sầu riêng sao cho tối ưu nhất về lợi ích kinh tế.

khoang-cach-trong-sau-rieng
Tuỳ thuộc vào giống với từng đặc tính, khoảng cách trồng sầu riêng sẽ khác nhau để đáp úng nhu cầu sinh trưởng

Các quy cách trồng sầu riêng phổ biến

Quy cách trồng thưa

Ưu điểm của quy cách trồng thưa:

– Thời gian khai thác vườn cây lâu dài, trên 15 năm.

– Có thể trồng xen canh các loại cây khác để gia tăng thu nhập.

Nhược điểm của quy cách trồng thưa:

– Năng suất thấp trong những năm đầu cho thu hoạch.

– Tốn diện tích đất.

– Tốn nhiều chi phí để lắp đặt hệ thống tưới.

– Tốn nhiều công chăm sóc cho vườn cây.

Quy cách trồng dày

Ưu điểm của quy cách trồng dày:

– Giảm công thu hoạch quả sầu riêng.

– Sản lượng ổn định qua từng năm.

– Chăm sóc cây tương đối đơn giản vì chiều cao của cây thấp.

Nhược điểm của quy cách trồng dày:

– Thời gian khai thác vườn cây ngắn hơn so với trồng thưa, phải cải tạo lại sau khoảng 10 năm.

– Chi phí chăm sóc ban đầu khá lớn.

Quy cách hình học

– Trồng cây theo hình vuông/ hình chữ nhật.

– Trồng cây theo hình tam giác/ so le.

5 khoảng cách trồng sầu riêng phổ biến hiện nay

Sầu riêng là cây thụ phấn chéo nhờ gió hoặc côn trùng, khoảng cách trồng sầu riêng cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thụ phấn của vườn sầu. Nếu khoảng cách trồng sầu riêng quá xa, vườn sầu riêng của bà con có thể gặp vấn đề về năng suất trong những năm đầu cho quả. Tuy nhiên, khi cây sầu riêng càng phát triển, các tán cây mọc gần lại với nhau, khả năng thụ phấn sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy, tùy vào mục đích khai thác và định hướng cho vườn cây nhà mình mà bà con có thể chọn khoảng cách trồng sầu riêng sao cho hợp lí nhất.

Khoảng cách trồng sầu riêng 10m x 12m

Đối với các vườn sầu riêng trồng xen canh với các loại cây trồng khác như bơ, cà phê, hồ tiêu,… bà con nên chọn khoảng cách trồng sầu riêng là 10m x 12m. Các cây xen canh có thể cho khai thác đến 10 năm, sau đó đốn bỏ từ từ để cành sầu riêng có khoảng trống để vươn ra.

Khoảng cách này hợp lí nhất đối với các vườn sầu riêng có định hướng khai thác lâu dài, vì sau 10 năm cây sầu riêng phát triển vô cùng mạnh mẽ, năng suất lúc này mới thật sự vượt trội.

Khoảng cách trồng sầu riêng 8m x 12m

Đây là khoảng cách trồng phù hợp với việc xen canh hoặc đối với vùng trồng chuyên canh sầu riêng thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Phù hợp với định hướng khai thác lâu dài vườn sầu riêng.

Khoảng cách trồng sầu riêng 8m x 10m

Đây là khoảng cách trồng phổ biến nhất ở các tỉnh trồng chuyên canh cây sầu riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ cây khoảng 125 cây/ha vừa giúp tận dụng tối ưu diện tích đất, vừa kéo dài thời gian khai thác vườn sầu riêng hiệu quả.

Khoảng cách trồng sầu riêng 8m x 8m

Đối với khoảng cách này, mật độ vườn sầu riêng tương đối dày, tương đương 156 cây/ha. Ưu điểm là giúp sự thụ phấn chéo giữa các cây sầu riêng diễn ra hiệu quả, khai thác được hiệu quả kinh tế lớn hơn. Tuy nhiên nhược điểm là tuổi thọ vườn cây ngắn hơn so với trồng thưa, bên cạnh đó, vườn cây cũng dễ bị nấm bệnh gây hại.

Khoảng cách trồng sầu riêng 6m x 6m

Đây là khoảng cách trồng rất dày với mật độ hơn 270 cây/ha. Khoảng cách trồng này được áp dụng đối với các vườn cây trồng cây ghép cho thu hoạch sớm. Mật độ trồng dày nên có thể cho thu lại lợi nhuận lớn trong những năm đầu so với trồng thưa, phù hợp với các vườn có định hướng muốn xoay vòng chuyển đổi cây trồng hoặc cải tạo lại sau khoảng 10 năm. Thời gian vườn cây khép tán sớm nên dễ ảnh hưởng đến năng suất về sau, đồng thời chịu sự lây lan mạnh mẽ của nấm bệnh vì khoảng cách giữa các cây quá ngắn.

Tại sao phải tạo khoảng cách trồng sầu riêng?

Cũng giống như bao nhiêu loại cây khác, trước khi bắt tay vào trồng, bà con cần xác định khoảng cách trồng sầu riêng hợp lí, nhằm mục đích sau đây:

Tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng ở rễ

Bộ rễ sầu riêng phát triển khỏe, mọc sâu và lan xa, vì vậy khoảng cách trồng sầu riêng phù hợp giúp tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng ở bộ rễ. Các cây được nhận đầy đủ dinh dưỡng sẽ phát triển khỏe mạnh và cho trái chất lượng tốt.

Để tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, bên cạnh việc chú ý về khoảng cách trồng, bà con có thể lựa chọn bổ sung thêm phân trùn quế thay cho các loại phân chuồng truyền thống. Phân trùn quế Sfarm giàu mùn, sạch mầm bệnh, giúp đất trồng tơi xốp và cây rễ ra cực khỏe, hiện tại Đặng Gia Trang đang có các dòng phân trùn quế sau:

  • Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
  • Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
  • Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
  • Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.

Cùng xem qua chia sẻ của vườn sầu riêng Musang King 3 năm tuổi Cẩm Mỹ để biết vì sao Phân trùn quế SFARM lại được ưa chuộng

Tránh việc cạnh tranh ánh sáng

Do đặc tính là cây lâu năm, ưa sáng, vì vậy nên tạo khoảng cách trồng sầu riêng và lưu ý kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con thật phù hợp cho tán lá phát triển mà vẫn nhận được đầy đủ ánh sáng.

Tránh tình trạng giao tán giữa các cây

Sầu riêng là loài cây mang trái ở cành chính, mọc ngang. Cành sầu riêng càng vươn xa thì khả năng cho trái càng cao. Khoảng cách trồng sầu riêng quá gần có thể xảy ra hiện tượng giao tán giữa các cây. Các cành giao nhau khi không nhận đủ ánh sáng sẽ bị khô và không cho trái, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Thông thoáng, hạn chế lây nhiễm nấm bệnh

Khoảng cách trồng sầu riêng hợp lí sẽ giúp hạn chế nấm bệnh lây nhiễm trong vườn cây.

Ngoài ra, bà con nên thường xuyên bổ sung nấm đối kháng Trichoderma vào trong đất và tưới trên thân/ gốc sầu riêng để hạn chế tình trạng cây sầu riêng bị nấm bệnh tấn công.

Câu hỏi thường gặp về khoảng cách trồng sầu riêng

1000m2 trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?

Với diện tích 1000m2, bà con có thể trồng khoảng 40 đến 50 cây sầu riêng, tùy thuộc vào cách bố trí mật độ cây. Thông thường, khoảng cách giữa các cây sầu riêng thường là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

500m2 trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?

Nếu bà con chỉ trồng sầu riêng trong vườn, khoảng cách chuẩn là 8x8m hoặc 8x10m, tương đương với 125 – 150 cây trên mỗi hecta. Tuy nhiên, nếu trồng xen kẽ với các loại cây như ca cao, điều hoặc cà phê, khoảng cách giữa các cây nên là 9x9m hoặc 9x12m, tương ứng với 70 – 100 cây trên mỗi hecta. Bà con cần lưu ý đến mật độ trồng sầu riêng để cây phát triển tốt.

1hec trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?

Khi trồng sầu riêng trên diện tích 1 hecta (tương đương 10.000m2), số lượng cây sẽ phụ thuộc vào quy cách trồng mà bà con lựa chọn. Nếu áp dụng mô hình trồng 8m x 8m, bà con có thể trồng khoảng 150 cây trên 1 hecta. Trong khi đó, với mô hình trồng 7m x 7m, số lượng cây có thể tăng lên khoảng 200 cây trên cùng diện tích.

Khoảng cách trồng tốt nhất của sầu riêng ở ĐBSCL là bao nhiêu?

Khoảng cách trồng sầu riêng 8m x 10m thường được áp dụng phổ biến ở các tỉnh chuyên canh sầu riêng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này giúp cây có không gian phát triển tốt, phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng này.

Vườn sầu riêng trồng có khoảng cách
Vườn sầu riêng trồng có khoảng cách

Kỹ thuật trồng sầu riêng chuẩn

Mỗi giống sầu riêng đều có đặc điểm sinh trưởng riêng, vì vậy bà con nên tìm hiểu kỹ để chọn loại giống phù hợp, từ đó có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc. Sầu riêng là cây ưa sáng, nên bà con tránh trồng quá dày để cây có đủ ánh nắng phát triển. Xung quanh vườn, nên trồng thêm cây xanh để chắn gió, giúp hạn chế gãy cành và tăng tỷ lệ đậu trái.

Về đất trồng, bà con cần chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt, không để đọng nước hay bị nhiễm mặn. Độ pH phù hợp cho sầu riêng là từ 5 đến 6,5. Đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có nhiều mùn. Tầng canh tác cần có độ dày ít nhất 1m. Nếu trồng trên đất phù sa, bà con nên đắp mô cao và đào rãnh để tránh tình trạng ngập úng.

Chuẩn bị đất trồng sầu riêng con

Khi trồng cây sầu riêng con, bà con nên đào hố với kích thước chuẩn 60x60x60cm. Nếu chất đất quá kém, có thể đào hố sâu thêm khoảng 10cm. Mỗi hố cần bón từ 25-30kg phân đã ủ, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng với 0,3-0,5kg lân; 0,2kg đạm và kali (theo tỉ lệ 20:20:10) và kết hợp sản phẩm phòng mối và sâu rễ. Sau khi trộn đều các thành phần với lớp đất mặt, bà con lấp hố, tưới phân đã ủ và ươm cây con sau khoảng 15-30 ngày.

Nếu trồng sầu riêng ở vùng đồng bằng, bà con cần đào rãnh và đắp mô để tránh tình trạng đọng nước. Mỗi mô nên có chiều rộng từ 5-7m, sâu từ 1-2m. Trước khi trồng, bà con cần bổ sung thêm một lượng lớn phân chuồng hoai mục và tro trấu để cải thiện độ mùn và tơi xốp của đất, giúp cây phát triển tốt hơn.

Khoảng cách trồng sầu riêng con đúng
Khoảng cách trồng sầu riêng con đúng

Kỹ thuật tưới sầu riêng đúng cách

Cây sầu riêng cần được tưới nước đều đặn với lượng vừa phải. Do khoảng cách giữa các cây khá xa và thường trồng trên đất dốc, khuyến nghị bà con lưu ý một số vấn đề khi chọn kỹ thuật tưới tự động cho cây sầu riêng:

– Áp dụng phương pháp tưới phun mưa dưới gốc, mỗi gốc bố trí khoảng 2-3 béc tưới (khi cây trưởng thành, có điều kiện thì nên bố trí 3 béc tưới mỗi gốc).

– Nên chọn béc tưới bù áp chất lượng cao, vì cây sầu riêng có yêu cầu khắt khe về việc tưới và tuổi thọ của cây rất dài, do đó cần béc tưới có độ bền cao.

– Bà con cũng cần chọn ống dẫn nước có đường kính đủ lớn để dễ dàng mở rộng hệ thống tưới trong tương lai. Khi cây còn nhỏ, có thể chỉ cần 1 béc tưới cho mỗi gốc, nhưng khi cây trưởng thành, cần trang bị đến 3 béc tưới mỗi gốc để đáp ứng nhu cầu nước của cây.

Như vậy Đặng Gia Trang đã giúp bà con tìm hiểu xong về khoảng cách trồng sầu riêng cho năng suất cao. Trước khi bắt tay vào trồng, bà con nên tìm hiểu thật kỹ toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng sầu riêng cơ bản để có những bước chuẩn bị thật tốt nhé. Mọi thắc mắc về chăm sóc sầu riêng, cách sử dụng phân trùn quế, vui lòng liên hệ cho Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^6 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Xem thêm:

Tìm kiếm liên quan: kích bông sầu riêng, rụng bông sầu riêng, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, sầu riêng rụng trái non, sầu riêng bị vàng lá, sầu riêng bị nấm trái

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)