Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây, chăm sóc hiệu quả

1496 lượt xem

Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây là một trong những kỹ thuật canh tác giúp nhà vườn nâng cao năng suất mùa vụ của mình. Bài viết cung cấp  cho bà con về kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây, cách thu hoạch sầu riêng và các giống cây được trồng ở miền Tây. Cùng SFARM xem ngay bài viết để có những thông tin trên nhé!

Tìm hiểu kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây

Trước khi đi tìm hiểu kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây, bà con nên hiểu rõ về bản chất cây sầu riêng. Cây sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với hương vị đặc trưng. Ở miền Tây, giống sầu riêng Ri6 được trồng phổ biến nhờ phần cơm dày, hạt lép, béo ngọt và mùi thơm đặc trưng. 

Bà con thường trồng sầu riêng từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, tận dụng mùa mưa để cung cấp nước tự nhiên cho cây. Vậy làm sao để trồng sầu riêng đạt năng suất cao? Câu trả lời phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Tìm hiểu kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây
Tìm hiểu kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây

Đất trồng

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây có hiệu quả hay không là đất. Sầu riêng là cây nhiệt đới, không thích hợp với đất cát. Để cây phát triển mạnh, đất trồng cần là đất thịt pha cát, đất phù sa, hoặc đất đỏ bazan. 

Đặc biệt để kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây có hiệu quả đất cần tơi xốp, giàu chất hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt để tránh ngập úng cho rễ cây sầu riêng. Ở miền Tây, bà con thường trồng sầu riêng trên mô đất, kết hợp đào mương bên cạnh để cung cấp đủ nước cho cây và thuận tiện xiết nước khi làm bông sầu riêng.

Đất trồng phù hợp cho kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở miền Tây
Đất trồng phù hợp cho kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở miền Tây

Giống sầu riêng

Việc chọn giống sầu riêng là yếu tố then chốt trong kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây. Để cây đạt năng suất cao và ổn định, bà con nên chọn giống sầu riêng có sức đề kháng tốt, ít sâu bệnh và có tỉ lệ đậu trái cao trong vòng 5 năm đầu sẽ giúp kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây đạt chuẩn.

Cách nhân giống sầu riêng

Sau mỗi vụ, kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây bà con nên biết là nhân giống, bằng cách chọn những trái sầu riêng chín, tránh sầu riêng sượng để lấy hạt. 

Hạt sầu riêng được rửa bằng nước vôi, sau đó ủ để tăng khả năng nảy mầm. Khi hạt đã nảy mầm, bà con tiếp tục ươm cây trong đất ẩm, phủ cỏ khô và tưới nước đều đặn mỗi ngày. Khi cây đã ra 2-3 nhánh, chỉ nên giữ lại một nhánh phát triển tốt nhất.

Không lấy giống sầu riêng sượng
Không lấy giống sầu riêng sượng

Thời vụ, mật độ trồng

Cuối cùng, để kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây đạt hiệu quả cao nhất là mật độ trồng. Nên để cây sầu riêng có tán lá phát triển tốt, bà con cần chú ý mật độ trồng. Mật độ lý tưởng là từ 170-200 cây/ha, mỗi cây cách nhau khoảng 6x6m đến 8x8m. Điều này giúp cây có không gian đủ rộng để phát triển và tăng năng suất.

Cách trồng sầu riêng ở miền Tây chuẩn, chi tiết

Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận từ khâu chuẩn bị đất cho đến khi cây phát triển và cho trái. Dưới đây là các bước cụ thể mà bà con nông dân có thể tham khảo để đảm bảo cây sầu riêng phát triển tốt:

Bước 1: Chuẩn bị hố trồng

Sau khi cây sầu riêng con đã được ươm giống, bà con tiến hành đào hố. Hố trồng phải rộng hơn bầu cây để tránh làm động rễ. Hố được đào sâu khoảng 0,7m và rộng 1x1m.

Sau đó, sử dụng 0,5kg vôi để xử lý mầm bệnh trong đất. Đợi khoảng 2 tuần rồi bón 20-40kg phân hữu cơ hoai mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một phần đất mặt để lấp lại. Sau một tháng, hố đã được xử lý xong, sẵn sàng cho việc trồng cây con.

Bước 2: Đưa cây con xuống hố

Rạch túi nilon quanh bầu cây sầu riêng và đặt cây xuống hố. Lưu ý rút túi nilon ra nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương rễ.

Bước 3: Lấp đất

Lấp đất xung quanh bầu cây, sao cho đất ôm khít quanh gốc cây. Nén đất vừa phải để cây ổn định trong hố trồng.

Bước 4: Cố định cây

Dùng cọc cắm cố định xung quanh cây sầu riêng để hạn chế cây bị đổ ngã trong quá trình phát triển. Đây là một kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây cần thực hiện.

Bước 5: Phủ lớp rơm rạ và tưới nước

Phủ lên gốc cây một lớp rơm rạ để giữ ẩm, sau đó tưới nước đều đặn để cây nhanh chóng phát triển. Khi cây sầu riêng đã trưởng thành, khoảng sau 5 năm, cây sẽ bắt đầu ra trái. Trước khi cây ra bông, bà con có thể xiết nước và đậy mủ 15-20 ngày để kích thích ra bông sầu riêng.

Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây

Cách thu hoạch sầu riêng ở miền Tây

Thời gian thu hoạch sầu riêng phụ thuộc vào giống cây và điều kiện khí hậu. Nếu trồng từ hạt, phải mất 9-10 năm mới có thể thu hoạch, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. 

Với giống sầu riêng cấy ghép tiêu chuẩn, thời gian thu hoạch chỉ còn 5-6 năm. Sầu riêng Ri6 là một trong những giống được thu hoạch nhiều ở miền Tây nhờ cho trái to, cơm dày và hạt lép.

Phòng ngừa sâu bệnh hại tấn công

Sầu riêng là cây dễ bị sâu hại tấn công, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của bà con để kịp thời phòng ngừa và xử lý:

Rệp sáp: Rệp sáp tấn công các bộ phận trên cây, nhất là hoa và trái non. Chúng còn phá hoại rễ, làm cây bị thối rễ và xì mủ.

Biện pháp phòng trừ: Phun chế phẩm sinh học chứa nấm xanh, nấm trắng, và tưới nước thường xuyên để tiêu diệt rệp dưới gốc cây.

Sâu đục trái: Sâu đục trái phá hoại mạnh vào giai đoạn trái tạo cơm, làm trái bị biến dạng và rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ: Phun chế phẩm sinh học định kỳ 3 lần trong giai đoạn nuôi trái, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Nhện đỏ: Nhện đỏ tấn công lá già, hút hết diệp lục và làm lá rụng.

Biện pháp phòng trừ: Phun nấm xanh, nấm trắng 7-10 ngày một lần, phun kỹ dưới mặt lá để kiểm soát nhện đỏ.

– Sâu đục thân: Sâu đục thân ẩn nấp dưới vỏ cây và rất khó phát hiện. Cây sẽ bị khô héo khi bị sâu phá hoại nặng.

Biện pháp phòng trừ: Bơm chế phẩm sinh học vào đường sâu đục khi phát hiện cây có dấu hiệu xì mủ và mùn cưa.

– Rầy xanh: Rầy xanh tấn công mạnh nhất khi cây ra đọt non, làm lá cháy và rụng.

Biện pháp phòng trừ: Phun nấm ba màu kết hợp siêu đồng định kỳ 5-7 ngày để bảo vệ cây.

Việc theo dõi thường xuyên và phòng ngừa sâu bệnh kịp thời sẽ giúp cây sầu riêng ở miền Tây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo các loại sản phẩm của SFARM trong việc phòng bệnh và bổ sung các dưỡng chất cho cây sầu riêng phát triển tốt như phân trùn quế, nấm đối kháng Trichoderma

Nấm đối kháng Trichoderma
Nấm đối kháng Trichoderma

Gợi ý giống sầu riêng trồng ở miền Tây

Musang King là một trong những giống sầu riêng nổi tiếng nhất thế giới, được đánh giá cao về hương vị và chất lượng. Hiện nay, bên cạnh việc nhập khẩu cơm sầu riêng Musang King đông lạnh từ Malaysia, nhiều nhà vườn ở miền Tây Việt Nam cũng đã bắt đầu trồng giống sầu riêng này.

Giống sầu riêng Musang King có đặc điểm nổi bật là cơm vàng, hạt lép, vị ngọt đậm và béo. Đây là loại trái cây có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân. Tuy nhiên, việc trồng giống này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc sầu riêng chuyên biệt để đạt được chất lượng tốt nhất.

Ngoài Musang King, các giống sầu riêng phổ biến khác trồng ở miền Tây:

Sầu riêng Ri6: Đây là giống sầu riêng được nhiều nông dân miền Tây ưa chuộng vì khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai tại đây. Sầu riêng Ri6 có hương vị thơm ngon, cơm dày, màu vàng nhạt, hạt lép, và đặc biệt là cho năng suất cao.

Sầu riêng Monthong: Là giống sầu riêng Thái Lan với cơm vàng, dẻo và béo. Giống này được ưa chuộng vì chất lượng tốt và khả năng bảo quản lâu, phù hợp cho xuất khẩu.

Bà con nông dân miền Tây có thể tham khảo các giống sầu riêng này để trồng và phát triển kinh tế. Tùy vào điều kiện cụ thể của vườn và khả năng chăm sóc, việc lựa chọn giống phù hợp sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và cho trái đạt chất lượng cao, khi đó việc áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây sẽ hiệu quả!

Thời vụ làm kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây

Để bà con hiểu thêm về thời vụ làm kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây, dưới đây là  bảng tổng hợp quy trình chuẩn trồng sầu riêng ở miền Tây theo năm bà con có thể tham khảo:

Giai đoạn Sầu riêng thuận vụ Sầu riêng nghịch vụ
Xử lý ra hoa + xiết nước Tháng 5 – Tháng 8

(tùy vào sự phát triển của cơi đọt)

Ra hoa + Nuôi quả Tháng 1 – Tháng 3 và Tháng 11 – Tháng 12 
Thu hoạch Tháng 4 – Tháng 6 Tháng 1 – Tháng 3

Vậy là SFARM Blog đã thông tin đến bà con tần tất kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây cũng như cách trồng sầu riêng ở miền Tây, cách thu hoạch, phòng ngừa sâu hại. Hi vọng bài viết giúp ích bà con trong việc tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây sao cho chuẩn và đạt năng suất nhất nhé!

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết