Luân canh là gì? Các ưu điểm của phương pháp luân canh

2639 lượt xem

Luân canh là gì? Hãy cùng với SFARM tìm hiểu rõ hơn cùng với những ưu điểm của biện pháp này, cũng như loại phân hữu cơ phù hợp cho phương pháp luân canh cây trồng ngay trong bài viết dưới đây, xem ngay nhé!

Luân canh là gì?

Trước khi biết được những ưu điểm của phương pháp luân canh là gì thì hãy cùng SFARM tìm hiểu luân canh là gì trước nhé!

Luân canh là sự thay đổi luân phiên cây trồng cùng một không gian và thời gian canh tác trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự phong phú và đa dạng loài trên đồng ruộng.

Luân canh cây trồng là biện pháp then chốt trong canh tác nông nghiệp hữu cơ. Luân canh cây trồng không chỉ là biện pháp mang tính quyết định để tránh bệnh hại, mà nó còn là phương pháp để quản lý thành công cỏ dại và dinh dưỡng.

Luân canh là gì?
Luân canh là gì?

Ưu điểm của luân canh là gì

Vậy các ưu điểm của phương pháp luân canh là gì?

  • Cải thiện chất lượng đất: Giúp ngăn ngừa xói mòn đất, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất trồng. Bên cạnh đó, với mỗi loại cây trồng sẽ giải phòng và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau cho đất, từ đó làm cho hàm lượng trong đất được cân đối hơn.
  • Tăng năng suất cây trồng: Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cân đối của đất giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Hạn chế sâu bệnh: Giúp cản trở môi trường sống và vòng đời của sâu bệnh, vì mỗi loại sâu bệnh sẽ xuất hiện ở thời điểm nhất định trong năm và đối với mỗi loại cây trồng khác nhau.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Biện pháp luân canh giúp đất cân đối dinh dưỡng cho cây trồng và hạn chế các sâu bệnh, nhờ vậy hạn chế được nhu cầu sử dụng các loại phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
  • Kiểm soát cỏ dại: Phương pháp luân canh giúp ngăn cỏ dại phát triển.
Luân canh giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản
Luân canh giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản

Các hình thức luân canh 

Như vậy, SFARM đã chia sẻ cho bà con về những ưu điểm của phương pháp luân canh là gì. Vậy các hình thức của luân canh là gì, tìm hiểu cùng SFARM ngay sau đây nhé!

Đối với luân canh, người sản xuất có thể đa dạng hóa lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp như:

  • Luân canh không kết hợp chăn nuôi: Có thể tự do lựa chọn cây trồng mà không cần phụ thuộc cây trồng làm thức ăn cho chăn nuôi. Nhưng người sản xuất cần tính toán kỹ đầu vào và đầu ra (dinh dưỡng) của trang trại, đặc biệt là tính toán cây trồng xen để đảm bảo lượng đạm sản xuất trên diện tích canh tác.
  • Luân canh có kết hợp chăn nuôi: Điều đầu tiên là tính toán lượng thức ăn thô khu vực canh tác có thể cung cấp và cả loại thức ăn thô, chu trình ủ thức ăn. Lợi thế của chu trình này là sự khép kín của cả chu trình, ngoài ra, người sản xuất có thể lựa chọn sản phẩm làm nguồn thu chính của trang trại.

Lựa chọn cây trồng luân canh như thế nào?

Lựa chọn cây trồng không chỉ dựa vào cây trồng nào có thể trồng, có thể làm thức ăn chăn nuôi hoặc bán được, mà còn gồm cả vai trò của cây trồng đó trong vòng dinh dưỡng, khả năng sử dụng của chúng trong nguồn phân bón, trong hệ sinh thái đồng ruộng, vai trò của chúng trong quản lý cỏ dại và các hoạt động đồng ruộng được yêu cầu.

Trong đó, cây trồng cần thể hiện được các khía cạnh gồm:

Đáp ứng nhiều yêu cầu

Có nhiều mục đích sinh học mà người ta mong muốn đạt được trong một trang trại hữu cơ. Rất nhiều mục đích này được liên kết với việc chọn loại cây trồng và luân canh cây trồng. Tuy nhiên, trong đời sống thực tế, nhiều mục đích khác cần được cân nhắc hơn là các mục đích sinh học.

Giá trị cây trồng

Mặc dù các cây trồng hữu cơ thường đòi hỏi một mức giá thu lợi cao hơn cây trồng theo phương pháp truyền thống nhưng điều này không có nghĩa là bất kỳ cây trồng nào cũng sẽ thu được một mức giá có lợi. Bởi vì thị trường hữu cơ vẫn còn rất nhỏ và có thể biến động lớn trong tương lai. Vì vậy, cần lựa chọn loại cây trồng vào thời điểm thích hợp nhất để thu được giá trị cao nhất có thể.

Xây dựng đất

  • Đảm bảo trồng cân đối các cây trồng chính (ví dụ ngô và đậu tương) và cây che phủ bảo tồn đất (cây phân xanh).
  • Các cây trồng có rễ sâu (bí xanh, cà chua, cà rốt) nên xen kẽ với cây trồng có rễ nông (ngũ cốc, hành lá, rau xà lách) để giúp cho đất thoát nước và duy trì một cấu trúc thông thoáng.
  • Luân canh giữa cây trồng có sinh khối rễ lớn và cây trồng có sinh khối rễ nhỏ.
  • Luân canh cây trồng yêu cầu độ ẩm cao với cây trồng cần ít độ ẩm.
  • Luân canh cây cố định đạm (cây họ đậu) với các cây sử dụng đạm cao (ngô, bắp cải, bí xanh).

Bảo tồn chất dinh dưỡng

  • Tránh để đất trọc bằng cách trồng cây trồng che phủ và thực hiện biện pháp gieo trồng dưới tán cây.
  • Trồng cây phân xanh.
  • Cây họ đậu nên áp dụng thường xuyên trong luân canh. Cây họ đậu là một phần tất yếu của luân canh cây trồng vì khả năng cố định đạm của chúng.
  • Cây trồng đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nên được trồng sau các cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng ít hoặc trung bình.
  • Nếu có thể, nên kết hợp trồng đồng cỏ trong luân canh cây trồng để tăng vai trò giá trị lâu dài của chúng trong việc quay vòng dinh dưỡng và bảo tồn đất.
  • Cất giữ phân chuồng để ngăn cản dinh dưỡng bị rửa trôi và để làm phân ủ.

Kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh

Các kỹ thuật giúp kiểm soát cỏ dại

  • Các cây trồng mọc chậm dễ bị ảnh hưởng bởi cỏ dại nên trồng sau các loại cây trồng cản trở cỏ dại.
  • Kết hợp đưa và luân canh các cây trồng sản sinh các chất tự nhiên kiềm chế sự nảy mầm của cỏ dại (như lúa mạch đen và hoa hướng dương).
  • Kết hợp đưa vào luân canh các cây họ đậu làm thức ăn gia súc. Chúng cạnh tranh tốt với cỏ dại và chặn đứng cỏ dại.
  • Trồng thuần túy cỏ linh lăng, lúa mạch đen và kiều mạch để ngăn cản các loại cỏ dại mọc dai dẳng hàng năm.

Các kỹ thuật cụ thể để kiểm soát sâu hại

  • Ở đâu tồn tại những rủi ro về sâu, bệnh hại từ đất, thì ở đó cây chủ tiềm ẩn chỉ nên xuất hiện trong luân canh ở thời điểm cách quãng thích hợp giữa 2 loại cây trồng.
  • Tránh sử dụng cây phân xanh họ thập tự quá nhiều vì chúng khuyến khích một số sâu hại nhất định.
Cây họ đậu nên áp dụng thường xuyên trong luân canh
Cây họ đậu nên áp dụng thường xuyên trong luân canh

Một số nguyên tắc cần tuân thủ trong luân canh

Sau khi biết được luân canh là gì, những ưu điểm và hình thức luân canh là gì, cũng như lựa chọn các cây trồng luân canh phù hợp, thì bà con cũng cần tuân thủ một số điều sau đây trong luân canh để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Các cây trồng có rễ sâu nên trồng kế tiếp sau các cây trồng có rễ nông để giữ cấu trúc đất thông thoáng và hỗ trợ việc thoát nước.
  • Trồng luân phiên giữa các cây trồng có sinh khối rễ cao và thấp. Rễ có sinh khối cao cung cấp các sinh vật đất, đặc biệt là giun cùng với vật chất để cho các sinh vật sống dựa vào đó.
  • Các cây trồng cố định đạm nên trồng kế tiếp với các cây trồng yêu cầu N cao.
  • Ở đâu tồn tại những rủi ro về sâu, bệnh hại bị nhiễm từ đất, các cây chủ tiềm ẩn cho dịch hại chỉ nên xuất hiện trong luân canh vào khoảng thời gian luân phiên thích hợp.
  • Bất kỳ ở đâu có thể, các cây trồng thu hoa lợi, cây phân xanh và các kỹ thuật gieo trồng dưới tán nên sử dụng càng nhiều càng tốt để duy trì việc che phủ cho đất.

Câu hỏi thường gặp về vấn đề luân canh 

Chắc hẳn bà con sẽ còn nhiều thắc mắc về luân canh là gì, nên trồng cây luân canh nào cho phù hợp, thì hãy để SFARM giải đáp một số câu hỏi thường gặp về vấn đề luân canh là gì, mời bà con tham khảo nhé!

Tại sao hàm lượng nitơ trong đất tăng khi trồng luân canh?

Hầu hết, các cây họ đậu sẽ được bà con chọn để làm một trong các loại cây trồng trên sơ đồ luân canh. Những cây họ đậu này có khả năng cố định Nitơ trong đất, giúp cung cấp một lượng lớn dạng Nitơ hữu cơ trong đất cho các vụ mùa tiếp theo.

Nên trồng luân canh cây gì sau khi trồng cà chua?

Bà con nên trồng luân canh các loại cây họ đậu như cây đậu đỏ, cây đậu Hà Lan, cỏ linh lăng,… khi trồng cà chua.

Nên trồng luân canh cây gì trước khi trồng lúa mì?

Bà con nên trồng luân canh các cây họ đậu như đậu lăng, đậu lupin,… để giúp cố định Nitơ từ không khí. Hay bà con cũng có thể trồng luân canh cây cải dầu hoặc hạt lạnh giúp tăng năng suất lúa mì hơn so với việc trồng lúa mì liên tục nhờ việc hạn chế được các sâu bệnh.

Nên trồng luân canh cây gì trước khi trồng bắp?

Bà con nên trồng luân canh các cây họ đậu như đậu phộng, đậu đỏ,… trước khi trồng bắp để giúp cố định Nitơ trong đất và khi cây đậu mục rữa, lượng Nitơ này có thể sử dụng cho các cây bắp, từ đó tăng được sản lượng là chất lượng cây trồng mà giảm được nhiều chi phí so với việc dùng phân bón hóa học.

Nên trồng luân canh cây họ đậu trước khi trồng bắp
Nên trồng luân canh cây họ đậu trước khi trồng bắp

Như vậy qua bài viết trên, SFARM đã chia sẻ về phương pháp luân canh là gì, ưu điểm của của luân canh là gì, hình thức luân canh,… cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan khác. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về một phương pháp vô cùng quan trọng trong canh tác hữu cơ nhé! Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại SFARM Blog.

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (3 bình chọn)