Cây bắp cải – Cách trồng trong chậu tại nhà cuộn chặt chắc nịch

1783 lượt xem

Bắp cải là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người dân Việt Nam. Tuy được bán phổ biến nhưng loại rau này lại không hề dễ trồng, chỉ phù hợp với một số khu vực nhất định. Hiện nay, việc trồng những bắp cải to tròn, xinh xắn tại nhà lại là niềm đam mê của nhiều chị em làm vườn phố. Vậy cách trồng bắp cải tại nhà như thế nào? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1/ Đặc điểm của bắp cải

Bắp cải là gì?

Bắp cải là một giống cây thuộc họ Brassica oleracea và cùng loài với các loại cây họ lá phổ biến khác như súp lơ, bông cải xanh và cải xoăn.

Bắp cải hay còn gọi là bắp sú, được hình thành từ nhiều lớp lá dày cuộn quanh cuống. Tùy vào từng giống bắp cải khác nhau mà lá của nó sẽ cuộn chặt hoặc rời nhau, lá nhẵn hay hơi nhăn. Lớp lá ngoài của bắp cải thường có màu xanh lá đậm hơn những lá ở bên trong do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Trong Bap Cai (2)Đặc điểm của bắp cải

Thời vụ trồng

Bắp cải là loại cây ưa mát. Trồng bắp cải vào mùa xuân để thu hoạch trước cái nóng của mùa hè hoặc bắt đầu trồng bắp cải vào giữa đến cuối mùa hè để thu hoạch trong những ngày mát mẻ của mùa thu, đông hoặc đầu xuân.

2/ Chuẩn bị vật tư

Đất trồng

Trồng bắp cải trong đất giàu chất hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt. Bắp cải phát triển tốt nhất ở nơi có độ pH đất từ ​​6,5 đến 6,8.

Có thể tự trộn đất theo công thức: 4 đất : 3 phân trùn : 2 mụn dừa : 1 trấu hun. Thêm 1 muỗng Trichoderma trộn ủ kỹ vào luống trồng trước khi trồng.

Để tiện lợi hơn thì bạn có thể dùng đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho rau ăn lá, cực phù hợp cho việc tạo bắp của bắp cải.

Chậu trồng

Bắp cải sẽ phát triển dễ dàng trong chậu sâu và rộng ít nhất 20cm. Cần phải đục lỗ dưới đáy để chậu thoát nước tốt.

Ươm hạt giống

– Ngâm hạt giống bắp cải trong nước ấm ( 2 sôi : 3 lạnh ) rồi vớt ra ủ trong khăn ẩm khoảng 8 tiếng. Sau đó, tiến hành ươm hạt.

– Sử dụng giá thể trồng đã chuẩn bị, cho vào khay ươm giống hoặc tận dụng ly uống nước mía. Mỗi khay/ly gieo 2 hạt, phủ nhẹ một lớp giá thể lên trên rồi tưới giữ ẩm.

– Sau khoảng 2 – 3 tuần, cây lên được 2 lá thật thì chọn cây khỏe mạnh, cao, giữ lại chăm, còn cây yếu hơn thì tỉa bỏ.

– Đến khi cây có 5 – 6 lá thật, cao 7 – 10cm thì bứng cây trồng vào chậu lớn.

Trồng bắp cải

Ươm bắp cải con

3/ Cách trồng bắp cải

– Cho đất tự trộn hoặc đất sạch SFARM vào đầy chậu.

– Đặt chậu trồng nơi có ánh sáng mặt trời đầy đủ, ít nhất 4 tiếng/ngày.

– Trồng những cây bắp cải con sâu vào chậu (2,5 – 5cm) thân chính, thậm chí đến ngay dưới hai lá thật. Các cây con cách nhau 45, các hàng cách nhau 60cm nếu trồng chậu dài, còn chậu tròn thì mỗi chậu 1 cây. Khoảng cách lớn giúp bắp cải dễ phát triển và cho bắp to hơn khi trưởng thành.

– Sau khi trồng thì dùng bình nước tưới đẫm cho cây.

Trong Bap Cai (3)Cách trồng bắp cải tại nhà

4/ Chăm sóc

– Tưới nước: Tưới nước thường xuyên vào sáng sáng sớm và chiều mát khi trời nắng, khô hanh. Về sau có thể giảm lượng nước còn 1 ngày 1 lần.

– Bón phân:

+ Đối với đất tự trộn: Sau khi cấy 15 tiến hành bón thúc phân hữu cơ trùn quế, phân gà, phân dê luân phiên cho cây. Cứ như thế lặp lại 15 ngày sẽ bón phân 1 lần, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước vo gạo, các loại phân hữu cơ tự ủ như GE chuối, đạm cá,… Lần cuối cùng bón phân cho cây là khi lá đã cuốn xong.

+ Đối với đất sạch SFARM: Trong 50 ngày đầu thì không cần bổ sung dinh dưỡng, chỉ cần chăm tưới. Đến khi cây bắt đầu cuốn lá thì bổ sung thêm các loại phân hữu cơ như: trùn quế, phân gà, phân dơi, GE chuối,…

– Làm cỏ: Sau khoảng 40 – 50 ngày tuổi thì bắp cải sẽ cao khoảng 20cm, cần tiến hành vun gốc, làm sạch cỏ cho cây và tủ một lớp rơm lên gốc để giữ ẩm.

– Ngày thứ 45 – 50 là lúc cây bắt đầu cuốn bắp nên chú ý châm nước thường xuyên và bón phân đầy đủ.

Trong Bap CaiChăm sóc bắp cải

5/ Sâu bệnh hại trên bắp cải

Các loại sâu hại

Các loại sâu hại đều có biện pháp phòng ngừa chung, đó là thu dọn tàn dư cây trong trong vườn khi thu hoạch xong. Cần cây sâu cuốc lật đất 10 – 15 cm, phơi ải 10 – 15 ngày trước khi trồng. Cũng có thể lên luống, rồi phủ ni lông toàn mặt luống 3 – 5 ngày để diệt ấu trùng bệnh.

Cần bón phân cân đối và đầy đủ, nên dùng phân hữu cơ hoai mục. Ngoài ra, nên luân canh cây khác họ, trông tập trung vào đúng thời vụ.

Một số loại sâu gây hại phổ biến là: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc… Cách phòng trừ đối với từng loại như sau:

Sâu tơ: Ở giai đoạn cây con, nếu mật độ sâu trên 20 con/m2 hoặc trên 30 con/m2 đối với cây lớn thì dùng các loại thuốc: Cyperkill 10EC, 25EC, 5EC; Oncol 20EC, Reasgant 1.8EC, 3.6EC; Pegasu 500SC, Catex 1.8EC, 3.6E; Sokupi 0,36AS…

Sâu xanh bướm trắng: Khi sâu non đạt mật độ trên 6 con/m2 dùng thuốc: Delfin WG (32BIU), Ratoin 10EC, Cymerin 10EC, Biocin 16WP…

Bọ nhảy: Khi mật độ đạt trên 20 con/m2 dùng thuốc: Sokupi 0.36AS, 0.5AS; Actara 25WG…

Lưu ý: Cách sử dụng ghi trên bao bì, đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, thực hiện đúng thời cách ly… Khuyến khích sử dụng thuốc sinh học hoặc thuốc thảo mộc để bảo vệ môi trường.

Trong Bap Cai (5)Phòng trừ sâu bệnh hại trên bắp cải

Các loại bệnh hại

Bệnh thối nhũn:

  • Do nấm: Ban đầu xuất hiện chấm nhỏ mất màu, rồi bị nhũn, bệnh gây thối lá từ trên xuống. Khi độ ẩm cao, có thêm lớp tơ trắng phủ vết bệnh và có mùi khắm. Dùng các thuốc tri: Rovral 50WP, Validacin 3L, Bennomyl 50WP, Anvil 5SC…
  • Do vi khuẩn: Gây héo lá vào buổi trưa, buổi chiều tươi lại, bệnh gây thối mềm trong lõi cây, rồi lan ra cả bắp. Gặp độ ẩm cao, vết bệnh có mùi khắm nặng. Trị bằng cách thuốc: Starner 20WP, Kasumin 2L, Rovral 50 WP, New Kasuran 16.2 WP.

Chú ý: Không xới đất, làm đứt rễ hoặc vặt lá gốc nếu gặp trời mưa, vì có thể gây bệnh. Nếu có sâu xanh thì phải diệt ngay. Ngoài ra, khi xuất hiện bệnh thì không tưới nước vào chiều mát.

Bệnh đốm lá do nấm:

Vết bệnh tròn, màu tím đậm, sau chuyển nâu đen hoặc nâu có viền vàng. Vết bệnh giá chuyển màu đen, đôi lúc có lớp bột đen phủ trên bề mặt vết bệnh. Vết bệnh điển hình nhìn giống đốm mắt cua.

Dùng thuốc: Antracol 70WP, Score, Anvil 5SC, Rovaral 50WP…

Bệnh cháy lá bã trầu do vi khuẩn:

Vết bệnh màu đỏ, hình tam giác đỉnh là gân lá, gặp khô hanh thì giòn, ẩm bị nhũn ra. Cây bị bệnh thường lá bị cháy từ bìa cháy vào.

Vi khuẩn tồn tại trong các cây bị bệnh hoặc từ hạt giống, không tồn tại ở đất trồng. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương như vết thương do côn trùng, các sẹo lá, vết thương cơ học, vết bệnh do mầm bệnh khác…

Khi gặp mưa hoặc nhiệt độ cao khiến bệnh nặng thêm và có thể lây nhiễm từ cây này sang cây khác khi vận chuyển trong khi tồn trữ hoặc sau thu hoạch.

Cách phòng trừ giống với bệnh thối nhũn do vi khuẩn.

Bệnh sưng rễ:

Do nấm Plasmodiophora brassicae Wor tạo các nốt sần, u bướu trên rễ, gây héo vàng lá, cây phát triển kém và không tụ bắp.

Điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm nảy mầm là độ ẩm 75 – 90%, nhiệt độ 18 – 25 độ C, thời gian sống của bào tử nấm là 6 -7 năm và cũng không nảy mầm một lúc. Có thể lây sang ruộng khác, lây qua nước tưới, giun hoặc các côn trùng trong đất.

Phòng ngừa: Sử dụng giống khỏe chống bệnh tốt, trồng luân canh cây khác, loại bỏ cây giống bệnh, bón vôi khi gặp chân đất chua, vun gốc sau mỗi lần bón thúc và tưới để cây ra rễ mới phát triển tốt.

Dọn cỏ dại, thường xuyên kiểm tra, phát hiện tiêu hủy bệnh kịp thời. Ngoài ra, có thể dùng nấm đối kháng là Trichoderma trộn cùng phân chuồng khô 10 – 15 ngày rồi bón vào rãnh trước khi trồng.

6/ Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch

Bắp cải sẽ cho thu hoạch trong 80 đến 180 ngày kể từ ngày gieo hạt tùy thuộc vào giống hoặc trong 60 đến 105 ngày kể từ ngày cấy.

Bắp cải sẽ ngọt hơn nếu thu hoạch trong thời tiết mát mẻ vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Nên chặt bắp ở vị trí cao, sát thân để dễ xử lý. Loại bỏ lớp lá xanh bên ngoài, rửa sạch và để ráo.

Trong Bap Cai (4)Thu hoạch bắp cải tại nhà

Bảo quản

Bắp cải có thời gian bảo quản lâu từ 1 đến 2 tuần trong tủ lạnh.

Bắp cải cũng có thể được sấy khô, đông lạnh hoặc ngâm nước muối để làm dưa chua.

Vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ hết những thông tin chi tiết về cách trồng bắp cải tại nhà rồi. Còn chần chờ gì mà không bắt tay vào trồng ngay nhỉ. Chúc các bạn thành công.

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết