Phân bón vô cơ là gì? So Sánh Phân hữu Cơ Và Phân Hóa Học

2560 lượt xem

Phân bón vô cơ là gì? Phân bón là một thành phần không thể thiếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Căn cứ vào nguồn gốc tạo thành, phân bón được chia thành 2 nhóm chính là: phân hữu cơ và phân hóa học. Vậy, nên dùng loại phân bón nào, cùng Sfarm Đặng Gia Trang so sánh phân hữu cơ và phân hóa học ngay nhé.

Phân bón vô cơ là gì?

Chemical Fertilisers
(Phân bón vô cơ là gì?)

Phân bón vô cơ (còn gọi là phân bón hóa học) là loại phân bón tồn tại dưới dạng muối khoáng. Loại phân này được sản xuất theo quy trình công nghiệp, dùng để bón cho cây trồng. Trong phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần thiết nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Phân vô cơ gồm các loại chính như: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng.

So sánh phân hữu cơ và phân hóa học

Điểm giống nhau

Đều là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển qua các giao đoạn sống của cây. Tuy nhiên, do khác nhau về tính chất nên cả hai loại phân sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực dành cho cả đất, cây trồng, môi trường và con người qua những điểm khác biệt dưới đây.

Điểm khác nhau giữa phân hữu cơ và phân hóa học

So Sanh Phan Huu Co Va Phan Hoa Hoc Sfarm
(Dưới đây là 9 yếu tố so sánh phân hữu cơ và phân hóa học)
Điểm so sánh Phân hữu cơ Phân hóa học
Phân loại Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

+ Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân từ thức ăn thừa, phân trùn quế,…

+ Phân bón hữu cơ công nghiệp như: phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

Phân vô cơ gồm các loại chính: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng.
Hàm lượng dinh dưỡng Tỷ lệ dinh dưỡng theo tỷ lệ chuẩn và có độ ổn định. Tuy nhiên, thành phần chứa ít các nguyên tố dinh dưỡng. Tỷ lệ dinh dưỡng cao nhưng khó kiểm soát độ ổn định. Tuy nhiên, thành phần chưa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
Cách sử dụng Dùng cả trong bón lót và bón thúc tùy vào loại phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, thường được áp dụng nhiều trong bón lót trước khi gieo trồng. Thường được sử dụng trong bón thúc vào các thời điểm cây ra hoa, đậu trái,…
Tính tan và hiệu quả Tan chậm kéo dài nhưng mang lại hiệu quả tích cực với cả đất và cây trồng. Tan nhanh, chất dinh dưỡng có sẵn cho cây nhanh chóng, có thể thấy sự phát triển của cây trong vòng vài ngày.
Chất lượng nông sản Vẻ ngoài không được chẩn và đẹp mắt nhưng cho hương vị và chất lượng cực kỳ cao. Có màu sắc đẹp mắt nhưng không để được lâu ngày và mất đi một phần hương vị của nông sản.
Tác động đến hệ sinh thái Cân bằng hệ sinh thái, thân thiện với tự nhiên. Có khả năng gây hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Các chất hóa học có thể làm chết nhóm vi sinh có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước lân cận.
Tác động đến đất Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn Tăng mức độ acid, khiến đất dễ bị chua và bạc màu.
Tác động đến môi trường Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu của đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người. Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng Nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.

Xem thêm: Cách bón phân DAP cho sầu riêng đúng kỹ thuật, hiệu quả

Ưu nhược điểm của phân hữu cơ và phân hóa học

Sau khi trả lời xong câu hỏi phân bón vô cơ là gì và hiểu được sự khác biệt giữa phân vô cơ (hóa học) và phân hữu cơ thì cùng nhau xem ưu và nhược điểm chính của hai loại phân bón này.

Ưu điểm của phân hữu cơ

So Sanh Phan Huu Co Va Phan Hoa Hoc Sfarm
(Phân trùn quế hữu cơ Sfarm được sử dụng tại các farm chuyên canh tác rau, củ, quả hữu cơ tại Lâm Đồng)
  1. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng. Trong đó, các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Trong phân các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tránh tình trạng dư thừa đạm.
  2. Chứa các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose,… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
  3. Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất: phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp.
  4. Phân bón hữu cơ hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất: các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn
  5. Phân bón hữu cơ giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng: nhờ việc tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tập trung giúp cây phát triển hệ rễ khỏe mạnh, từ đó giúp cây trồng tăng sức đề kháng. Từ đó, cây trồng khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất lợi và hạn chế tác động của các loại sâu bệnh hại.
  6. Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới:
    + Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
    + Canh tác nông nghiệp hữu cơ bằng các loại phân bón hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh…) Ngoài một số ưu điểm thì nó cũng có những nhược điểm là: hàm lượng dưỡng chất thấp nên phải bón nhiều, chi phí để vận chuyển lớn và nếu không ủ hoai mục có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại.

Nhược điểm của phân hữu cơ

  • Các chất dinh dưỡng không có ngay lập tức cho cây trồng vì chúng cần thời gian để phân hủy.
  • Giá cả có thể đắt hơn và ít sản phẩm hơn phân hóa học.

Ưu điểm của phân hóa học

  • Chất dinh dưỡng có sẵn cho cây nhanh chóng, có thể thấy sự phát triển của cây trong vòng vài ngày.
  • Là một lựa chọn hợp lý của những cánh đồng mẫu lớn như ruộng lúa,…
Phan Bon Hoa Hoc La Gi 1 Sfarm.vn
(Phân bón vô cơ là gì? ưu điểm của phân vô cơ trong canh tác nông nghiệp)

Nhược điểm của phân hóa học

  1. Cho cây bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu dài.
  2. Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh: nhiều bệnh của cây trồng được khống chế bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Tuy nhiên, tại các vùng đất thường xuyên bón phân hóa học đã làm giảm các VSV và một số vi lượng cần thiết; và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại khiến việc sử dụng phân hóa học ngày càng tăng lên. Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.
  3. Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: quanh vùng lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất khoáng như N, P, K,… từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Quá nhiều phần tử phân hóa học đưa vào đất để thúc đẩy cây trồng phát triển mạnh và nhanh đã gây nên sự thay đổi cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ. Khi các phần tử hóa học bám quanh các hạt mùn sẽ làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị bội thực một loại nguyên tố và không còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần nữa.
  4. Phân Hóa Học diệt các tập đoàn vi sinh vật: đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hóa học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi. Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp đất thiếu khí và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết.
  5. Không thân thiện với môi trường và con người.
Tác Hại Khi Lạm Dụng Phân Bón Hóa Học Trên đồng Ruộng
(So với những loại ích thì phân hóa học dẫn đến nhiều hệ lụy, về lâu dài tác động không hề nhỏ đến thiên nhiên và con người)

Nên chọn phân hữu cơ hay phân vô cơ/hóa học

Mỗi loại phân bón đều có ưu và nhược điểm nổi trội riêng. Nhưng phân bón hữu cơ sẽ là lựa chọn tốt hơn vì chúng có ích cho cây trồng và đất của bạn về lâu dài. Còn phân bón hóa học có thể là lựa chọn cho bạn nếu cần thúc đẩy sự phát triển của cây nhanh chóng và sử dụng cho diện tích rộng lớn. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc “đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phân và đúng cách” đồng thời kết hợp với phân hữu cơ. Do vậy, để có thể canh tác nông nghiệp bền vững hơn, bạn có thể áp dụng song song cả hai loại hoặc chỉ mỗi phân hữu cơ nếu bạn hướng đến canh tác nông nghiệp hữu cơ nhé.

Hy vọng bài viết của Sfarm sẽ giúp biết về phân bón vô cơ là gì, so sánh phân bón hữu cơ và phân bón hóa học, cũng như ưu và nhược điểm của hai loại nhé. Đừng quên để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như các loại vật tư nông nghiệp và cây trồng khác nhé.

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.8/5 - (15 bình chọn)