Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ đón đầu xu hướng

1895 lượt xem

Những hậu quả của việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp đã lộ rõ nhiều bất cập như: đất đai bạc màu, sâu bệnh càng tiến hóa để thích ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cho nên, thời gian gần đây cả thế giới đều hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này được nhà nước rất chú trọng và khuyến khích. Phải chăng chính chúng ta đang tự làm hẹp cánh cửa đến với sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững? Nhằm mục đích giúp người nông dân, người sản xuất hiểu rõ hơn và có thể áp dụng kỹ thuật sản xuất hữu cơ vào thực tế sản xuất. Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ – hướng đi cho tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam. Hãy cùng Đặng Gia Trang đọc hết bài viết này nhé!

1/ Những hậu quả của lạm dụng hóa chất

Trong thời điểm hiện tại, nông nghiệp nước ta vẫn đang trong vòng luẩn quẩn của việc sử dụng thuốc BVTV và nông sản kém chất lượng. Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong Hội nghị phát triển phân bón hữu cơ diễn ra vào tháng 3/2018 thì bình quân mỗi năm nước ta tiêu thụ hơn 11 triệu tấn phân bón, nhưng trong số đó 90% là phân bón vô cơ.

canh tác nông nghiệp hữu cơ

2/ Nông nghiệp hữu cơ là gì ?

Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng. Hướng tới sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng tự nhiên cho môi trường canh tác.

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM (tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ): “Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.”

3/ Các yếu tố chính của một hệ thống canh tác hữu cơ

  • Quản lý đất tốt làm tăng độ màu mỡ của đất, duy trì các hàm lượng cao các chất hữu cơ trong đất, hoạt động của vi sinh vật và cấu trúc đất tốt;
  • Lên kế hoạch luân canh cây trồng một cách kĩ lưỡng để cân bằng mức sinh, kiểm soát cỏ dại và giảm thiểu các vấn đề sâu bệnh;
  • Chủ động phòng ngừa cỏ dại, côn trùng và bệnh; nói không với hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật;
  • Một đầu ra hiệu quả cho nông nghiệp hữu cơ.

4/ Quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ

Các phương pháp chủ yếu của nông nghiệp hữu cơ bao gồm luân canh cây trồng, sử dụng phân xanh, phân compost, sử dụng thiên địch, cơ giới canh tác. Kỹ thuật sử dụng môi trường tự nhiên để nâng cao năng suất nông nghiệp hữu cơ: sử dụng các loại đậu được trồng để cải tạo, cố định đạm trong đất, động vật ăn thịt côn trùng tự nhiên được khuyến khích, cây trồng được luân chuyển để tránh hiện tượng lưu trú mầm sâu bệnh và đổi mới đất và chất hữu cơ phủ đất được sử dụng để kiểm soát bệnh và cỏ dại. Vật nuôi và hạt giống biến đổi gen được loại trừ.

4.1 Đa dạng trồng trọt

Canh tác hữu cơ khuyến khích sự đa dạng cây trồng. Lợi ích của xen canh (nhiều loại cây trồng trong cùng một không gian), thường được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ. Trồng nhiều loại rau hỗ trợ một phạm vi rộng lớn hơn của côn trùng có ích, các vi sinh vật đất, và các yếu tố khác để có thể tăng thêm sức khỏe cho trang trại tổng thể.

4.2 Quản lý đất đai

Canh tác hữu cơ chủ yếu dựa vào sự phân hủy tự nhiên của vật chất hữu cơ, sử dụng các kỹ thuật như ủ phân xanh, phân compost, để thay thế các chất dinh dưỡng lấy từ đất của vụ trước. Ngoài ra, sử dụng một loạt các phương pháp để cải thiện độ phì đất, bao gồm cả luân canh cây trồng, hạn chế làm đất, sử dụng phân compost. Canh tác hữu cơ cũng sử dụng phân động vật, một số phân bón chế biến dạng bột khoáng như phosphate và các loại bột trầm tích biển (một hình thức tự nhiên của kali) cung cấp kali.

quan ly dinh duong trong canh tac huu co 2

4.3 Quản lý cỏ dại

Quản lý cỏ dại bằng cách tăng cường các cách tăng cường khả năng cạnh tranh của cây trồng hoặc là trồng xen cây trồng tạo tương tác phytotoxic thực vật tác động lên cỏ dại. Luân canh cây trồng hữu cơ thường xuyên bao gồm cây che phủ ức chế cỏ dại và các loại cây trồng có chu kỳ sống khác nhau để ngăn cỏ dại kết hợp với một cây trồng cụ thể.

quan ly co dai 2 1

4.4 Kiểm soát các sinh vật khác

Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ kiểm soát các sinh vật khác bằng cách: Thu hút động vật ăn thịt có ích để kiểm soát sâu bệnh bằng cách tạo cho chúng vườn cây hoặc môi trường sống thay thế, thường là hình thức của một băng xanh hoặc đám ruộng cây làm ngân hàng động vật (thường là bọ cánh cứng), khuyến khích các vi sinh vật có lợi, luân canh cây trồng đến các địa điểm khác nhau qua các vụ, trong một số năm làm gián đoạn chu kỳ sinh sản sâu bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và thuốc diệt cỏ sinh học, sử dụng bẫy côn trùng để giám sát và kiểm soát quần thể côn trùng và sử dụng các rào cản vật lý, chẳng hạn như lưới.

4.5 Chăn nuôi

Đối với chăn nuôi, vắc-xin bị hạn chế hoặc cấm trong canh tác hữu cơ ở nhiều nơi. Trang trại hữu cơ cố gắng để cung cấp cho động vật điều kiện sống tự nhiên và thức ăn tốt nhất. Yêu cầu tất cả các thức ăn động vật phải được chứng nhận hữu cơ.

4.6 Biến đổi gen

Một đặc điểm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ là sự từ chối các đối tượng thực vật và động vật biến đổi gen.

4.7 Dụng cụ

Nông nghiệp hữu cơ, nông dân canh tác hữu cơ giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Hạn chế sử dụng các loại máy móc cầm tay và động cơ diesel.

4.8 Phân bón

Tiêu chuẩn sử dụng phân bón canh tác hữu cơ yêu cầu phân phải là các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, được khử trùng qua nhiệt độ cao trong phương pháp ủ yếm khí sinh nhiệt. Nếu phân động vật được sử dụng, phải được cách ly 120 ngày trước ngày thu hoạch sản phẩm (nếu sản phẩm cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc cách ly 90 ngày trước thu hoạch nếu sản phẩm thu hoạch không tiếp xúc trực tiếp với đất).

phân hữu cơ

5/ Nông nghiệp hữu cơ cần tuân theo các nguyên tắc nào?

  • Nguyên tắc về sức khỏe  (Health): Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và tăng cường sức khoẻ của đất, cây trồng, vật nuôi và con người như một bộ phận không thể tách rời;
  • Nguyên tắc bảo toàn sinh thái (Ecology): Nông nghiệp hữu cơ nên dựa trên hệ sinh thái, cùng làm việc với và giúp duy trì hệ sinh thái. Sản xuất lương thực tự nó là một thành phần của hệ sinh thái địa phương. Sự phù hợp giữa quy trình sản xuất và hệ sinh thái làm giảm thiểu tối đa các vấn đề gây ra trong canh tác;
  • Nguyên tắc công bằng (Fair): Nông nghiệp hữu cơ cần được xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo sự công bằng giữa môi trường và các sinh vật. Cần có sự cân bằng giữa nhu cầu của con người, xã hội với sự bảo vệ môi trường.
  • Nguyên tắc cẩn trọng (Care): Nông nghiệp nên được quản lý theo cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và an sinh của các thế hệ hiện tại và tương lai và môi trường. Nguyên tắc này nhắm tới sự thận trọng và có trách nhiệm như là chìa khoá trong quản lý, khi lựa chọn công nghệ áp dụng trong nông nghiệp hữu cơ. Khoa học là cần thiết để đảm bảo sản phẩm Nông nghiệp hữu cơ là lành, là an toàn và không gây hại cho môi trường sinh thái. Tuy nhiên, mỗi kiến thức khoa học thôi chưa đủ. Kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức bản địa, và phương pháp truyền thống cùng các kỹ năng được tích lũy sẽ mang  đến các giải pháp giá trị đã được kiểm chứng qua thời gian.
Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp canh tác phối hợp toàn diện: Bên cạnh mục tiêu sản xuất hàng hóa chất lượng cao, một mục tiêu quan trọng không thể bỏ qua là bảo toàn nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất, nguồn nước sạch và tính đa dạng sinh học phong phú. Nghệ thuật trong kỹ thuật canh tác hữu cơ đó là việc sử dụng tốt nhất các nguyên tắc và tiến trình sinh thái nhằm mục đích phát triển nông nghiệp bền vững lâu dài.
*Xem thêm
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (9 bình chọn)