Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng phát triển nhanh

2936 lượt xem

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con rất quan trọng, bởi cây con là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm. Và với loại cây trồng “khó tính” như sầu riêng, để phát triển tốt và cho nhiều trái về sau, nền tảng của việc chăm sóc sầu riêng từ giai đoạn cây con thật mạnh khỏe là yếu tố then chốt. Vậy làm sao để chăm sóc cây sầu riêng con khỏe mạnh, nhanh phát triển, hãy cùng SFARM tìm hiểu ngay sau đây.

Điều kiện quan trọng để cây sầu riêng phát triển tốt

Trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con nói riêng, cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt, chăm sóc sầu riêng nói chung, bà con nông dân cần lưu ý các điều kiện sau đây:

1/ Khí hậu

Sầu riêng là loại cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, ưa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt là 24 – 30 độ C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể khiến cây sầu riêng con chậm phát triển. Độ ẩm thích hợp trung bình từ 65 – 80% và lượng mưa hàng năm khoảng 1800 – 2000 mm.

2/ Đất trồng sầu riêng

Đất phù hợp cho cây sầu riêng phát triển là những loại đất thoát nước tốt, tơi xốp, màu mỡ như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt nhẹ. Độ pH phù hợp là 5 – 6.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng

1/ Yêu cầu trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng

Chăm sóc sầu riêng con khi mới trồng không khó nhưng đòi hỏi cần phải tỉ mỉ. Giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài 4-5 năm, đặc biệt, trong 3 năm đầu tiên cây sinh trưởng tương đối chậm. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc kỹ để giữ cho cây luôn khỏe mạnh. Bởi giai đoạn này, cây sẽ chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sâu bệnh hại tấn công. Quá trình chăm sóc không tốt, cây sẽ trở nên còi cọc, chậm lớn.

Ngoài ra, trong quá trình trồng cây xuống đất, bà con nông dân cần lưu ý 2 điểm sau:

  • Khi bắt đầu phá bầu và đặt cây con xuống hố trồng, cần nén chặt đất xung quanh bầu, giúp cố định bầu cây.
  • Cắm cọc dọc theo thân cây và dùng dây buộc cố định thân cây vào cọc, nhằm hạn chế cây bị lung lay, động rễ.

2/ Chống nắng, chống gió cho sầu riêng con

Lá của cây sầu riêng con mỏng và yếu. Vào những ngày trời nắng gắt cần che chắn bớt lượng ánh sáng mặt trời để giúp lá cây sầu riêng không bị cháy nắng. Đồng thời, bộ rễ của cây lúc này chưa thực sự phát triển, dễ bị gió lay làm cho bật gốc, gãy cành. Vì vậy, khi áp dụng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con cũng nên lưu ý cố định cây thật chặt.

Với việc chống gió trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con nông dân có thể trồng xen với các cây trồng khác như chuối, cam, cà phê,…. Việc trồng xen này vừa giúp chống nắng, chống gió cho cây sầu riêng, vừa khai thác tối đa hiệu quả kinh tế từ vườn.

3/ Bón phân trùn quế và tưới nước cho sầu riêng con

Trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng, vì rễ cây còn yếu và rất nhạy cảm nên việc bón phân vô cơ nên được hạn chế. Để đáp ứng lượng dinh dưỡng cho cây con tại giai đoạn này, bà con có thể bón phân trùn quế hàng năm để đất tơi xốp, giàu mùn, giúp cây nhanh ra rễ.

Đồng thời, một chế độ tưới tiêu đều đặn, vừa đủ độ ẩm cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra một lượng trùn sống dồi dào hoạt động trong đất mạnh mẽ.

Xem ngay chia sẻ từ vườn sầu Musang King 3 năm tuổi bón phân trùn quế SFARM tại Cẩm Mỹ – Đồng Nai

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con rễ khỏe, lá bóng xanh

1/ Chế độ dinh dưỡng

Với kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng, ưu tiên về rễ khoẻ, cành lá cứng cáp luôn được chú trọng. Với sầu riêng con đã thích nghi và phát triển ổn định, bà con nông dân có thể áp dụng bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây, tuỳ thuộc vào nhu cầu, kinh tế và tình trạng đất trồng. Cụ thể như sau:

Vô cơ: trong giai đoạn kiến thiết, cây sầu riêng thường được bón phân NPK theo công thức 18-11-5. Mỗi năm bón 3 – 4 lần. Mỗi lần bón 1,2 – 1,5kg trên một gốc.

Hữu cơ: bón phân trùn quế hoặc các loại phân chuồng đã qua xử lí. Không bón các loại phân chuồng tươi, chưa hoai mục để hạn chế nấm bệnh tấn công cây sầu riêng.

  • Phân trùn quế: mỗi lần bón 5 – 6kg cho một gốc. Mỗi năm thực hiện bón 2 lần. Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc tương đương với đường kính tán, rải phân trùn vào rãnh đã đào rồi lấp đất lại.
  • Phân chuồng: cần phải xử lí, ủ hoai mục để tiêu diệt mầm bệnh trước khi bón cho cây.

Mỗi lần bón có thể kết hợp đồng thời cả phân hữu cơ lẫn phân vô cơ để tiết kiệm chi phí bón phân và bổ sung nấm đối kháng Trichoderma định kỳ để ngăn ngứa nấm bệnh, tuyến trùng hại rễ cây.

Với Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang, hiện nay gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Bà con có thể dùng bón thúc sau thu hoạch mắc ca hoặc bón định kỳ hàng năm để cải tạo đất. Bà con có thể liên hệ qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ tư vấn loại phù hợp cho vườn nhà!

2/ Tưới nước trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con

Cây sầu riêng không ưa nước đọng. Do đó, trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con cần lưu ý tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Điều này tránh gây thối rễ và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Cây sầu riêng con kiến thiết phát triển xanh tốt nhờ kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con hiệu quả
Cây sầu riêng con kiến thiết phát triển xanh tốt nhờ kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con hiệu quả

Vào mùa khô, bà con cần lưu ý thực hiện tấp tủ quanh gốc, tưới nước đều đặn để giữ ẩm. Tuyệt đối tránh để cây bị úng ngập hoặc khô hạn quá mức vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng con.

3/ Cắt tỉa cành, tạo dáng

Để cây sầu riêng có một bộ tán khỏe mạnh, vững chãi, cắt tỉa cành và tạo tán trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con cũng rất quan trọng. Ngay từ năm thứ 2, 3, bà con phải thực hiện cắt tỉa cành, tạo khung tán cho cây. Quy tắc cần đảm bảo là:

  • Tạo cho cây bộ khung tán cân đối, tròn đều
  • Thực hiện cắt bỏ các cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc sai hướng.
  • Giữ lại những cành khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có khả năng cho nhiều trái.
  • Tỉa cành sao cho khoảng cách giữa các cành được giữ lại phải đều nhau, ánh nắng vẫn có thể lọt xuống tận gốc.
  • Cắt bỏ đọt nếu cây mọc vượt, giữ cho cây có độ cao khoảng 5 – 6m để tiện cho việc thu hoạch trái về sau.

4/ Phòng trị sâu bệnh thường gặp trên sầu riêng con

Trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng, phòng trị bệnh rất quan trọng. Cây con giai đoạn này thường dễ mắc sâu, bệnh hại. Nếu không phòng trị kịp thời và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con hiệu quả và triệt để, bệnh hại sẽ dễ lây lan và làm chết cây.

Do đó trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con cần lưu ý nhận diện và phòng trị các bệnh sau:

Sâu đục thân

Sâu đục thân là ấu trùng non của bọ xén tóc. Chúng thường sống trong các kẽ của thân cây và đục phá thân, cành cây sầu riêng. Với loại sâu hại này, bà con có thể áp dụng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con như sau:

  • Phòng bệnh: Xén tóc có thể bẫy bằng đèn hoặc dùng các loài thiên địch. Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện xem cây có bị sâu đục thân hay không.
  • Trị bệnh: Nếu phát hiện cây bị sâu đục thân, thực hiện bơm thuốc trừ sâu vào các lỗ bị đục để tiêu diệt ấu trùng bên trong.
ky-thuat-cham-soc-sau-rieng-con-sau-duc-than
Sâu đục thân gây hại trên sầu riêng

Bệnh cháy lá

Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây sầu riêng mới trồng những năm đầu, thường xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh làm sầu riêng bị khô lá nên không thể quang hợp, trường hợp nặng có thể gây chết đọt.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con và phòng trị bệnh như sau:

  • Phòng bệnh: Bón phân đầy đủ giúp cây tăng sức đề kháng. Bổ sung nấm đối kháng Trichoderma thường xuyên.
  • Trị bệnh: Sử dụng các thuốc gốc đồng (Cu2+) để trị bệnh cho cây theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh đốm lá

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv gây ra trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi cây mắc bệnh, lá non xuất hiện những đốm bệnh màu vàng sáng ở cả hai mặt lá. Bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con và phòng trị bệnh đốm lá như sau:

  • Phòng bệnh: Giữ cho vườn sầu riêng thông thoáng, tránh để cây con bị ẩm ướt, ngập úng vào mùa mưa.
  • Trị bệnh: Sử dụng thuốc chứa hoạt chất là các gốc Đồng (Cu2+) để sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh thối rễ

Do nấm Phytophthora palmivora có sẵn trong đất gây ra, nấm tấn công vào bộ rễ của cây sầu riêng con khiến rễ bị thối nhũn, không thể hút chất dinh dưỡng. Bệnh thường có biểu hiện từ rễ nên rất khó phát hiện, vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh và kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con đúng ngay từ đầu.

  • Phòng bệnh: Cày xới, phơi đất kỹ càng trước khi trồng, bón vôi hằng năm để tiêu diệt mầm bệnh. Thiết kế hệ thống thoát nước hợp lí, tránh để vườn sầu riêng bị ngập úng vào mùa mưa. Bổ sung nấm đối kháng Trichoderma thường xuyên để ức chế nấm bệnh hiệu quả. Tăng cường độ mùn và vi sinh vật có lợi trong đất bằng cách bón phân trùn quế, phân chuồng đã ủ hoai và qua xử lí, giúp kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh, chống chịu nấm bệnh tốt.

Bệnh thán thư

Do nấm Colletotrichum gloeosporioidess gây ra, bệnh xuất hiện chủ yếu vào những ngày mưa nhiều, độ ẩm cao. Biểu hiện bệnh là lá cây sầu riêng con có những đốm màu nâu, lan từ mép lá vào trong, gây héo và rụng lá, trường hợp nặng có thể gây chết cây.

Với loại bệnh này, bà con có thể áp dụng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con và phòng trị bằng thuốc có chứa đồng nano để sát khuẩn và diệt nấm. Tăng cường bổ sung phân bón hữu cơ kết hợp nấm Trichoderma để ức chế nấm bệnh, giúp cây tăng đề kháng, phòng và trị bệnh hiệu quả.

Các bước chăm sóc cây sầu riêng con

Hướng dẫn các bước chăm sóc cây sầu riêng con

Bà con khi mới trồng sầu riêng, việc chăm sóc trong 7 ngày đầu tiên rất quan trọng, chỉ cần tưới nước giữ ẩm để rễ cây quen với môi trường đất.

Bước 1:

Sau 7 ngày kể từ khi trồng, bà con bắt đầu bón phân hữu cơ như phân tự ủ, vi sinh, phân bò, phân gà hoặc phân nở… Bón quanh gốc và cách gốc khoảng một gang tay. Nếu có thời gian, bà con nên ngâm phân ra và tưới, điều này giúp cây hấp thụ tốt hơn. Cụ thể, bà con có thể bón:

  • Phân nở: 0,5 kg/gốc.
  • Phân chuồng (đã ủ hoai): 1-3 kg/gốc.

Bước 2:

Sau khi trồng 8 ngày (tức 1 ngày sau khi bón phân hữu cơ), bà con hãy pha Humic với nước và tưới cho cây, với liều lượng 10 gram/gốc. Nếu không có thời gian, có thể trộn chung Humic với phân hữu cơ để bón một lần, điều này vẫn đảm bảo hiệu quả chăm sóc cho cây sầu riêng mới trồng.

Bước 3:

Khoảng 7-10 ngày sau khi bón phân hữu cơ và Humic, nếu điều kiện kinh tế cho phép, bà con có thể mua NPK 20-20-15 để bón thêm, với lượng 50 gram/gốc. Nên ngâm NPK với nước rồi tưới để cây hấp thụ nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Bước 4:

Sau 10-15 ngày từ lúc bón phân hữu cơ và Humic, khi cây bắt đầu ra đọt mới (còn gọi là “mũi giáo”), bà con hãy mua thuốc rầy và phun ít nhất 2 lần để bảo vệ cây con khỏi sâu bệnh.

Bón phân đúng cách giúp cây sầu riêng con phát triển tốt
Bón phân đúng cách giúp cây sầu riêng con phát triển tốt

Chu kỳ chăm sóc cây sầu riêng con

Sau khi đã bón phân theo các bước trên, bà con chỉ cần tưới nước giữ ẩm cho cây trong suốt 3 tháng tiếp theo, không cần bón thêm bất kỳ loại phân nào.

Quy trình chăm sóc này được coi là 1 chu kỳ. Nghĩa là, sau 3 tháng kể từ lần bón phân đầu tiên, bà con sẽ bắt đầu lại từ bước 1. Trong 1 năm, sẽ có 4 chu kỳ, đồng nghĩa với 4 lần bón phân hữu cơ, 4 lần bón NPK và 4 lần cây sầu riêng ra đọt mới.

Nếu bà con phát hiện cây sầu riêng bị bệnh nấm hoặc vi khuẩn khi ra lá non, bà con có thể pha thuốc rầy chung với thuốc trị nấm và vi khuẩn để phun cùng lúc, giúp tiết kiệm công chăm sóc mà vẫn hiệu quả.

Trong trường hợp bà con trồng xen canh các loại cây khác như chuối, bắp, cam – những cây dễ thu hút tuyến trùng, bà con cần lưu ý xử lý tuyến trùng để tránh ảnh hưởng đến cây sầu riêng.

Lưu ý khi chăm sóc cây sầu riêng con

Bên cạnh các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng đã nêu, bà con cần lưu ý thêm một số điểm sau để đảm bảo cây sầu riêng con phát triển khỏe mạnh:

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cây: Bà con nên quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường trên lá, thân và rễ cây để sớm phát hiện sâu bệnh. Việc này giúp bà con xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh lan rộng làm hại cây.

– Vệ sinh vườn: Việc dọn dẹp cỏ dại, cành lá khô và mục nát quanh gốc cây rất quan trọng. Môi trường thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh phát triển và tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng.

– Tạo giá đỡ: Khi cây sầu riêng con bắt đầu phát triển cao hơn, bà con nên làm giá đỡ để giữ cho cây đứng vững. Điều này giúp bảo vệ cây khỏi gió bão, tránh tình trạng cây bị gãy đổ.

Hình thực tế cây sầu riêng con chăm sóc đúng kỹ thuật phát triển tốt

Hình 1

Cây sầu riêng con được buộc với cọc để cố định với gốc cây
Cây sầu riêng con được buộc với cọc để cố định với gốc cây

Hình 2

Lá cây sầu riêng con phát triển khỏe mạnh, xanh tươi
Lá cây sầu riêng con phát triển khỏe mạnh, xanh tươi

Hình 3

Các cây sầu riêng con có khoảng cách trồng hợp lý
Các cây sầu riêng con có khoảng cách trồng hợp lý

Hình 4

Cấp nước đầy đủ cho cây sầu riêng non
Cấp nước đầy đủ cho cây sầu riêng non

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong toàn bộ quy trình kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con phát triển nhanh, khỏe mạnh. Mọi thắc mắc về phân trùn quế chăm sóc sầu riêng,  vật tư nông nghiệp SFARM, bà con nông dân vui lòng liên hệ với Đặng Gia Trang qua Hotline 0902652099 để được tư vấn chi tiết và nhận chính sách giá sỉ!

Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^6 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Xem thêm:

Tìm kiếm liên quan: kích bông sầu riêng, rụng bông sầu riêng, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, sầu riêng rụng trái non, sầu riêng bị vàng lá, sầu riêng bị nấm trái

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết