Mô hình trồng sầu riêng hiệu quả chuẩn VietGAP, hữu cơ, xen canh

1457 lượt xem

Mô hình trồng sầu riêng chuẩn VietGAP, hữu cơ, xen canh giúp vườn sầu riêng bà con đạt chuẩn trái thơm, đầy múi, giữ giá sản phẩm cao. Ngoài ra, còn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường. Xem ngay với SFARM để hiểu thêm về mô hình trồng sầu riêng VietGap, mô hình trồng sầu riêng hữu cơ cũng như mô hình trồng sầu riêng xen canh nhé!

Mô hình trồng sầu riêng VietGAP

Mô hình trồng sầu riêng VietGAP là sự hài hòa sự trồng trọt với bộ tiêu chuẩn ASeanGAP, cũng như bổ sung thêm các tiêu chí mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, nhằm tăng cường trách nhiệm của các tổ chức/cá nhân trong sản xuất và quản lý thực phẩm an toàn. Tạo điều kiện cho các tổ chức/cá nhân sản xuất đạt được chứng nhận VietGAP. Để hiểu thêm về mô hình này mời bà con qua các mục sau:

Kỹ thuật canh tác trong mô hình trồng sầu riêng VietGAP
Kỹ thuật canh tác trong mô hình trồng sầu riêng VietGAP

Tìm hiểu mô hình

Mục tiêu của mô hình VietGAP là giúp bà con nông dân sản xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao chất lượng cây trồng, đảm bảo sản xuất an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Mô hình trồng sầu riêng VietGAP phải đáp ứng bộ tiêu chuẩn ASeanGap như sau: hoạt động của cơ sở sản xuất, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đảm bảo phúc lợi cho người sản xuất, an toàn lao động và điều kiện làm việc. Sau đây là các yêu cầu cụ thể của mô hình này:

– Tập huấn: phải quản lý tốt nguồn nhân lực đảm bảo người trực tiếp quản lý VietGAP phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hay có giấy xác nhận kiến thức ATTP.

– Cơ sở vật chất: trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc phải được sạch trước khi dùng và bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo nguồn gốc của đất trồng và giá thể sử dụng.

– Quy trình sản xuất: phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa.

– Quản lý sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc: giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo thông tư 50/2016/TT-BYT.

Ví dụ, mật độ và khoảng cách trồng là một trong những tiêu chuẩn trong mô hình trồng sầu riêng. Khoảng cách trồng sầu riêng thường là 6x6m đến 8x8m ở khu vực đất thấp, và 10x10m ở vùng đất cao. Tùy vào loại đất, khoảng cách này có thể rộng hoặc hẹp. Nếu trồng dày, bà con cần áp dụng các biện pháp như hạ thấp chiều cao, tỉa cành để thu hẹp tán cây, giúp vườn luôn thông thoáng.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc

Mô hình VietGAP ứng dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cụ thể, sử dụng phân hữu cơ thay thế phân hóa học, như phân vi sinh, phân chuồng và thuốc sinh học. 

Ngoài ra, việc tham gia tổ hợp sản xuất cũng mang lại nhiều lợi ích. Bà con có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giúp hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và giảm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.  

Hiệu quả mô hình

Hiệu quả của mô hình VietGAP mang lại là cực kì lớn cho cây sầu riêng. Cây phát triển tốt, cho năng suất ổn định. Quan trọng hơn, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, giúp thu hoạch sầu riêng dễ dàng hơn và giá bán cao hơn, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và người sản xuất. 

Hiện nay, mô hình này đang được khuyến khích mở rộng tại nhiều địa phương, giúp nhà nông tiếp cận với phương pháp canh tác an toàn và nâng cao giá trị chất lượng trái sầu riêng.

Quả sầu riêng sau khi áp dụng mô hình trồng sầu riêng VietGAP
Quả sầu riêng sau khi áp dụng mô hình trồng sầu riêng VietGAP

Mô hình trồng sầu riêng hữu cơ theo hướng an toàn

Mô hình trồng sầu riêng hữu cơ theo hướng an toàn là chuyển đổi sử dụng từ phân bón hóa học sang hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, để sản xuất theo hướng hữu cơ là hạn chế dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích và sinh vật biến đổi gen mà thay vào đó là ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vì các ưu điểm sau: 

+ Thân thiện với môi trường, an toàn với người tiêu dùng.

+ Giúp cải tạo đất, bổ sung lớp mùn, vi sinh vật hữu ích, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất.

Sản phẩm hữu cơ tăng độ phì nhiêu cho đất
Sản phẩm hữu cơ tăng độ phì nhiêu cho đất

Ngoài ra mô hình trồng sầu riêng hữu cơ theo hướng an toàn còn cần phải chú ý khi sử dụng phân bón hữu cơ như sau:

+ Hàm lượng dưỡng chất thấp nên phải bón nhiều làm tăng chi phí để vận chuyển và nếu phân được xử lý chưa tốt có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là khi phân được chế biến từ các nguồn rác thải nông nghiệp, phân chuồng… mang mầm bệnh sẵn có.

+ Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất bằng phân hữu cơ sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa, làm đất giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh nên hiệu quả trong việc sử dụng phân hữu cơ thì rất cao.

Để hạn chế được các phân hữu cơ không rõ nguồn gốc, không chất lượng. Bà con có thể tham khảo các loại phân hữu cơ uy tín và chất lượng: phân trùn quế, phân mùn mía, phân bò ủ vi sinh, phân gà hữu cơ Nhật, để mô hình trồng sầu riêng hữu cơ theo hướng an toàn hiệu quả nhất nhé.

Tham khảo mô hình trồng sầu riêng các vùng

Ở mỗi vùng miền, việc trồng sầu riêng đều có những đặc điểm riêng biệt, từ cách chọn đất, tưới nước, bón phân đến kỹ thuật chăm sóc sầu riêng. Dưới đây, bà con hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các mô hình trồng sầu riêng hiệu quả ở miền Bắc, miền Tây, và Thái Lan.

Mô hình trồng sầu riêng ở miền Bắc

Sầu riêng để trồng được ở miền Bắc đòi hỏi áp dụng một số kỹ thuật quan trọng để đảm bảo hiệu quả cao. Trong quá trình trồng sầu riêng ở miền Bắc, bà con cần thực hiện các bước kỹ lưỡng dưới đây để cây trồng phát triển tốt.

+ Đất trồng: loại đất phù hợp bao gồm đất thịt và đất phù sa, có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, cần đảm bảo tầng đất dày trên 3 mét để bộ rễ cây sầu riêng phát triển mạnh, chống lại nguy cơ đổ ngã khi gặp thời tiết bất lợi.

+ Quy trình tưới nước: nên bố trí các rãnh thoát nước trong vườn và có thể sử dụng hệ thống tưới tự động để kiểm soát lượng nước tưới phù hợp cho cây.

+ Phân bón: ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, bón phân đúng thời điểm với liệu lượng hợp lý.

+ Vệ sinh cỏ dại: cần thường xuyên làm sạch cỏ dại quanh gốc sầu riêng để ngăn ngừa sự phát triển của các loại sâu bệnh có hại. Bà con nên chú ý cắt tỉa cây và vệ sinh vườn thường xuyên để tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây.

Vậy câu hỏi đặt ra có nên trồng sầu riêng ở miền Bắc không. Mô hình trồng sầu riêng ở miền Bắc có thể khả thi, nhưng cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện khí hậu cụ thể tại vùng của bà con. Cần lưu ý nhiệt độ thích hợp cho sầu riêng là từ 27-35 độ C. Trong thời gian ra hoa, nhiệt độ cần duy trì trong khoảng này. Vì thế để thực hiện được bà con cần kiểm soát nhiệt độ môi trường trong quá trình trồng sầu riêng. 

Xem thêm: Miền Bắc có trồng được sầu riêng không? Cách trồng hiệu quả

Mô hình trồng sầu riêng ở miền Tây

Mô hình trồng sầu riêng ở miền Tây phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Đặc tính giống cây sầu riêng ở miền Tây, thời vụ trồng sầu riêng ở miền Tây:

+ Đặc tính giống cây sầu riêng ở miền Tây: sầu riêng là một giống cây ăn quả có múi, chứa nhiều chất dinh dưỡng trong phần thịt quả và thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới.

+  Thời vụ trồng sầu riêng ở miền Tây: thời gian trồng sầu riêng ở miền Tây tốt nhất ở đây là từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, khi mùa mưa bắt đầu. Bà con có thể tận dụng nguồn nước mưa để giảm bớt công sức tưới tiêu. 

Xem thêm: Kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây, chăm sóc hiệu quả

Mô hình trồng sầu riêng ở Thái Lan

Ở tỉnh Chanthaburi, thủ phủ sầu riêng tại Thái Lan, người dân áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trồng sầu riêng như sau:

+ Trồng trên mô đất cao, sử dụng hệ thống tưới tự động. Một số nhà vườn còn lắp thiết bị dự báo thời tiết và drone để thiết lập bản đồ đất và định vị từng cây trồng, qua đó có thể định kỳ khảo sát, rà soát, “khám bệnh” (chẩn đoán hình ảnh) cho từng cây.

+ Giữa các lối đi trong vườn, cỏ được giữ và kiểm soát bằng cách cắt tỉa ngăn nắp. Xung quanh gốc trong vòng bán kính 40-50 cm, cỏ và lá cây rụng được dọn sạch, gốc cây thông thoáng để đón ánh mặt trời ngăn ngừa mầm bệnh. Các vườn cây được tạo tán thấp vừa phải, đẹp.

Mô hình trồng sầu riêng xen canh

Trồng sầu riêng xen canh không chỉ giúp đa dạng hóa cây trồng mà còn tăng thu nhập cho bà con nông dân. Các mô hình xen canh như trồng xen cà phê hay chuối đã chứng minh hiệu quả trong việc tận dụng tài nguyên đất và giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu. Dưới đây là những kỹ thuật cụ thể cho từng mô hình.

Mô hình trồng sầu riêng xen cà phê

Mô hình trồng sầu riêng xen cà phê không chỉ giúp bà con đối phó với biến đổi khí hậu mà còn mang lại thu nhập ổn định. Bà con cần chú ý khi áp dụng mô hình trồng sầu riêng xen cà phê là đất và độ phì của đất để bón phân hợp lý, bổ sung đúng những dưỡng chất mà cây còn thiếu, tránh lãng phí và giúp cây phát triển tốt hơn. Mục tiêu chính của mô hình này là nâng cao năng suất và giảm rủi ro từ sự mất cân bằng trong đất sau thời gian canh tác.

Mô hình trồng sầu riêng xen chuối

Mô hình trồng sầu riêng xen chuối theo tiêu chuẩn VietGAP hướng hữu cơ đã mang lại nhiều lợi ích. Thân chuối khi mục tạo thành lớp phân bón hữu cơ, giúp giữ ẩm và cải thiện độ phì của đất, đặc biệt trong mùa khô. Bên cạnh đó, thân chuối còn có tác dụng chắn gió, bảo vệ cây sầu riêng và giúp cây phát triển tốt.

Vậy là SFARM Blog đã thông tin tần tất về mô hình trồng sầu riêng đến cho bà con. Qua bài viết, bà con có thể hiểu được các mô hình trồng sầu riêng như VietGap, sầu riêng hữu cơ theo hướng an toàn, các mô hình trồng sầu riêng của các vùng và các lợi ích của từng mô hình. Hi vọng bài viết giúp ích cho bà con trong việc lựa chọn mô hình trồng sầu riêng phù hợp với vườn sầu riêng nhà mình nhé!

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết