Đất và độ phì của đất trong nông nghiệp hữu cơ

1669 lượt xem

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện tự nhiên thay cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, lấy việc chăm sóc đất và hệ sinh thái làm trung tâm. Vì vậy, vai trò của đất cũng như độ phì trong đất có tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng trong canh tác hữu cơ. Hôm nay, hãy cùng SFARM tìm hiểu rõ hơn về “Đất và độ phì của đất trong nông nghiệp hữu cơ” nhé!

1/ Đất trong canh tác hữu cơ

Trong canh tác hữu cơ, đất là yếu tố đầu tiên được quan tâm. Đất chính là linh hồn của cây, bởi đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đất có tốt, có màu mỡ và thích hợp thì cây mới có thể phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Đất trong nông nghiệp hữu cơ được chọn lọc và chăm sóc vô cùng nghiêm ngặt. Để chọn được một cùng đất canh tác hữu cơ phù hợp phải quan tâm đến đặc tính, lịch sử canh tác, vị trí của đất, đồng thời trải qua rất nhiều các cuộc kiểm tra về thành phần và đặc tính đất. Đất phải đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng, độ ẩm, hệ vi sinh vật và không chứa các chất hóa học tồn dư, tạo điều kiện tốt nhất và tự nhiên nhất cho cây trồng phát triển.

độ phì của đất

2/ Độ phì của đất là gì?

Độ phì của đất là khả năng canh tác, sản xuất của đất, bao gồm các yếu tố, điều kiện như: cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu ở dưới dạng dễ hấp thu (dễ tiêu), nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, thoáng khí thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật và hô hấp của cây trồng, không chứa các độc tố, kim loại nặng, sạch cỏ dại, đất đai tơi xốp cho bộ rễ cây phát triển,…. đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh.

3/ các yếu tố cần có của đất trong canh tác hữu cơ (về mặc đặc tính đất)

  • Độ tơi xốp của đất (>50%) giúp đất thoáng khí, CO2, các dưỡng chất thấm vào đất nhanh và dễ dàng, thuận lợi cho sinh vật đất và cho rễ cây phát triển.
  • Đất giàu chất dinh dưỡng để cung cấp đủ các dưỡng chất đa, trung, vi lượng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Đất giàu chất mùn và chất hữu cơ là tiêu chí quan trọng nhất trong việc quyết định độ phì của đất để tạo độ tơi xốp cho đất, tăng tính đệm (là khả năng giảm độc, giảm độ kiềm, giảm chua cho đất), tăng khả năng hấp thu của đất, hạn chế rửa trôi và thất thoát các chất dinh dưỡng, cung cấp nguồn thức ăn cho hệ sinh vật đất và cây trồng.
  • Đất luôn tốt, được bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, giúp đất giàu lên, không bị nén hay bị thoái hóa.
  • Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất, đất giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt, không bị thoát hơi nước quá nhanh, khả năng giữ nhiệt vào mùa lạnh và giảm nhiệt độ vào mùa nắng nóng.
  • Đất giàu hệ sinh vật có lợi trong đất và hệ sinh vật hoạt động mạnh, gồm các sinh vật cố định chất dinh dưỡng, phân giải các chất hữu cơ, phân giải các độc tố, nhóm sinh vật đối kháng và kí sinh.

4/ Đất và độ phì của đất trong nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ chủ yếu dựa vào sự phân hủy tự nhiên của vật chất hữu cơ, sử dụng các kỹ thuật như ủ phân xanh, phân compost, phân trùn quế,… để thay thế các chất dinh dưỡng lấy từ đất của vụ trước. Quá trình sinh học này, được thúc đẩy bởi các vi sinh vật như nấm rễ, cho phép sản xuất tự nhiên của các chất dinh dưỡng trong đất trong suốt mùa sinh trưởng để nuôi cây

Nông nghiệp hữu cơ sử dụng một loạt các phương pháp để cải thiện độ phì đất, bao gồm: luân canh cây trồng, hạn chế làm đất, sử dụng phân hữu cơ, cây cải tạo đất (cây che phủ),…

độ phì của đất

5/ Để duy trì độ phì nhiêu cho đất cần thực hiện tốt các biện pháp sau

– Bón phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu để duy trì độ phì nhiêu đất: Trừ một số trường hợp đất trũng, ngập nước giàu hữu cơ còn phần lớn đất trồng trọt ở nước ta đều thiếu chất hữu cơ. Cho nên số lượng phân hữu cơ sử dụng càng nhiều càng tốt. Phân hữu cơ sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên và dễ tiêu cho cây trồng, làm cho đất màu mỡ, tăng độ phì và hệ vi sinh vật

– Bón phân cân đối, bồi hoàn lại dinh dưỡng cây trồng đã lấy đi từ đất. Trong đó cần đánh giá cây trồng để sử dụng phân bón phù hợp.

– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng lúc và chỉ sử dụng khi cần thiết nhằm bảo vệ các loài động vật, vi sinh vật có ích sống trong đất.

– Canh tác hữu cơ cần có khoảng thời gian để khô đất giữa hai vụ (cày ải). Đồng thời cần luân canh cây trồng. Canh tác đất đúng cách, đúng thời điểm, sự mất cân bằng của đất trồng được giữ ở mức tối thiểu.

– Tủ gốc để bảo vệ bề mặt của đất trồng. Trồng xen cây họ đậu. Có thể trồng thêm các loại cây giúp cải tạo đất dưới tán cây trồng chính.

Sau mỗi vụ thu hoạch cây trồng lấy từ đất một lượng lớn dưỡng chất, cùng với sự tác động của các yếu tố thời tiết (mưa, nắng nóng, gió,…) làm rửa trôi, xói mòn, bốc hơi các chất dinh dưỡng khiến đất đai bị suy kiệt, bạc màu giảm độ phì nhiêu mất dần đi khả năng canh tác. Vậy nên, việc hiểu rõ về đất và độ phì nhiêu đất để từ đó đưa ra các biện pháp có ảnh hưởng đến đất đai, giúp đất đai không bị suy kiệt, đảm bảo vụ mùa sau đất đai vẫn có đủ khả năng để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển tươi tốt và cho năng suất cao.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (3 bình chọn)