Cách nhân giống cây trầu bà và trồng cây trầu bà siêu đơn giản tại nhà

4273 lượt xem

Cách nhân giống cây trầu bà như thế nào cho chuẩn kỹ thuật? Hãy để SFARM chia sẻ đến bạn kỹ thuật nhân giống, cách trồng và chăm sóc với phân hữu cơ cho cây trầu bà phát triển xanh tốt ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây trầu bà

Cây trầu bà có thân thảo dạng leo. Lá cây có dạng hình trái tim, đỉnh lá nhọn và có màu xanh xem lẫn đốm vàng. Thân cây thường rủ xuống, thích hợp trồng trong chậu cao để tạo vẻ mềm mại, thẩm mỹ. Tên gọi “trầu bà” xuất phát từ hình dáng của cây giống với cây trầu được trồng để ăn với vôi.

Cây trầu bà rất dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể sống tốt trong môi trường bóng râm nên được rất nhiều người ưa chuộng chọn loại cây kiểng lá này để trang trí trong nhà hay văn phòng.

Cây trầu bà thuộc dạng thân leo, có lá rủ xuống
Cây trầu bà thuộc dạng thân leo, có lá rủ xuống

Điều kiện sinh trưởng của cây trầu bà 

– Nhiệt độ: Cây trầu bà có thể sinh trưởng mạnh nếu điều kiện nhiệt độ lý tưởng là khoảng từ 15 – 26 độ C. Cây không có khả năng chịu lạnh nên cần đảm bảo nhiệt độ không quá thấp dưới 8 độ C.

– Ánh sáng: Đây là loại cây ưa bóng nên thích hợp với cường độ ánh sáng nhẹ đến trung bình. Do đó, có thể trồng cây trầu bà ở nơi râm mát nhưng có ánh sáng tự nhiên. Hoặc bạn dùng ánh sáng điện huỳnh quang thay thế cũng được. Bảo vệ cây khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì ánh sáng gay gắt quá sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá.

– Độ ẩm: Cây trầu bà ưa ẩm và không có khả năng chịu hạn nên cần đảm bảo giữ ẩm tốt cho cây. Tuy nhiên, cần lưu ý không để cây bị ngập úng dẫn đến vàng lá và thối rễ.

Chuẩn bị trước khi nhân giống trầu bà

Trước khi thực hiện cách nhân giống cây trầu bà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết:

  • Cây giống: Cây trầu bà mẹ để lấy giống phải khỏe mạnh, xanh tốt và không bị sâu bệnh.
  • Chậu trồng: Nếu trồng đất thì bạn có thể sử dụng chậu nhựa, chậu sứ hoặc chậu đất nung có lỗ thoát nước ở đáy. Nếu trồng thủy sinh thì dùng lọ thủy tinh. Lưu ý kích thước chậu, lọ phù hợp với cây trầu bà và mục đích trồng.
  • Đất trồng hoặc dung dịch thủy canh: Chuẩn bị đất trồng đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và sạch mầm bệnh. Hoặc dung dịch thủy canh nếu trồng cây trầu bà thủy sinh.
  • Các dụng cụ khác: Dao, kéo, sỏi đá,…

Cách nhân giống cây trầu bà đơn giản  

Dưới đây là 2 cách nhân giống cây trầu bà đơn giản và hiệu quả tại nhà, mời bạn tham khảo nhé!

Nhân giống từ nhánh

Cách nhân giống cây trầu bà từ nhánh tức là tách từ cây trầu bà mẹ thành nhiều nhánh rồi đem trồng để chúng phát triển thành cây mới, cách nhân giống này khá đơn giản và dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

Trước tiên, bạn chọn nhánh trầu bà khỏe mạnh, có thân và lá phát triển tốt. Dùng kéo sắc cắt dứt khoát đoạn giữa 2 mắt lá rồi rửa sạch. Tiếp theo, tỉa bớt những lá ở gần đoạn cắt. Ngay sau khi cắt, không cần đợi vết cắt khô, bạn có thể giâm trực tiếp các nhánh trầu bà vào lọ nước đã chuẩn bị sẵn. Khoảng 7 – 10 ngày sau, khi rễ bắt đầu mọc dài thì có thể đem nhánh trầu bà đi trồng.

Cách nhân giống cây trầu bà từ nhánh
Cách nhân giống cây trầu bà từ nhánh

Nhân giống từ mắt lá

Bên cạnh cách nhân giống cây trầu bà bằng thân cây, thì bạn cũng có thể sử dụng mắt lá. Tuy giai đoạn đầu chăm sóc khó hơn nhưng có thể nhân giống được nhiều hơn cách trên. Nếu nhân giống từ mắt lá, mỗi nhánh sẽ tạo ra được nhiều cây con.

Để cách nhân giống cây trầu bà từ mắt lá hiệu quả, bạn phải chọn các nhánh trầu bà khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Bạn cắt nhánh đã chọn thành nhiều khúc nhỏ sao cho mỗi khúc chứa 1 mắt lá. Bước tiếp theo, bạn ngâm các mắt lá vào nước để kích thích mọc rễ. Sau khoảng 1 – 2 tuần, quan sát thấy nách lá mọc ra rễ mới và chồi non thì có thể đem trồng.

Cách nhân giống cây trầu bà từ mắt lá
Cách nhân giống cây trầu bà từ mắt lá

Chăm sóc sau khi nhân giống cây trầu bà 

Sau khi nhân giống cây trầu bà, bạn không cần tốn quá nhiều công để chăm sóc. Chỉ cần đặt cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên khoảng 50%, tránh ánh nắng gay gắt. Kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm như đã nêu trên là nhánh cây hoặc mắt lá có thể phát triển thuận lợi. Thường xuyên kiểm tra để quan sát sự phát triển của rễ và chồi non.

Cách trồng cây trầu bà đơn giản, dễ làm tại nhà

Cách trồng trầu bà chậu treo 

  • Bước 1: Trộn đất trồng với trấu hun, mụn xơ dừa và phân bón hữu cơ để tăng độ tơi xốp và tính thoáng khí, sau đó cho vào chậu treo đã chuẩn bị.
  • Bước 2: Bạn cần chọn những nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, không bị sâu bệnh và cắt với độ dài khoảng 10cm. Sau đó bạn hãy cắm nhánh trầu bà vừa cắt vào chậu trồng.
  • Bước 3: Tưới nhẹ một lượng nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất giúp cố định nhánh cây.
  • Bước 4: Treo chậu cây trầu bà ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để cây sinh trưởng tốt nhất. 
Đặt chậu treo ở nơi thoáng mát
Đặt chậu treo ở nơi thoáng mát

Cách trồng cây trầu bà trong nước

  • Bước 1: Đổ nước vào chậu thủy tinh sao cho ngập khoảng 2 đốt cây (tính từ gốc của cây trầu bà).
  • Bước 2: Bạn dùng dung dịch thủy canh mua sẵn và pha tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng hoặc bạn có thể sử dụng nước sạch và hòa thêm B1 để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.
  • Bước 3: Cắt nhánh trầu bà có rễ, làm sạch kỹ gốc và rễ, rồi đặt vào chậu nước đã chuẩn bị.
  • Bước 4: Định hình dáng cây sao cho vững chắc, sau đó để cây phát triển tự nhiên.
Cách trồng trầu bà trong nước rất đơn giản
Cách trồng trầu bà trong nước rất đơn giản

Cách trồng trầu bà trong chậu đất

  • Bước 1: Chuẩn bị đất trồng cây. Bạn nên chọn đất trồng như đất mùn, đất pha cát trộn thêm với mụn dừa, trấu hun để đất có độ tơi xốp, tăng khả năng thoát nước và hạn chế rửa trôi đất gây thất thoát dưỡng chất trong đất trồng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo giá thể trồng kiểng lá SFARM tiện dụng, giúp đỡ công phối trộn và tiết kiệm thời gian.
  • Bước 2: Cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu trồng, lưu ý bạn nên chọn chậu trồng có lỗ thoát nước để tránh tình trạng ứ đọng nước sẽ khiến cây bị ngập úng thối rễ.
  • Bước 3: Cắt nhánh từ cây mẹ khỏe mạnh, rồi đem giâm cành cây trầu bà vào chậu trồng đã có sẵn đất. Sau đó, lấp đất lại, dùng tay nén đất nhẹ nhàng và tưới lượng nước vừa đủ ẩm để cố định nhánh cây.
  • Bước 4: Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trầu bà.
Giá thể phù hợp với cách trồng cây trầu bà trong đất
Giá thể phù hợp với cách trồng cây trầu bà trong đất

Cách chăm sóc cây trầu bà để cây tiếp trục tươi tốt 

Ánh sáng

Cây trầu bà chỉ cần ánh sáng vừa đủ để quang hợp là có thể phát triển tốt. Vì vậy, bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát hay để trong nhà, không nên đặt cây ở vị trí có cường độ ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp vào sẽ khiến trầu bà bị cháy lá và khô héo. 

Tưới nước

Đây là loài cây ưa ẩm, nên bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Với cách trồng cây trầu bà trong nước, bạn cần thường xuyên thay nước cách 3 ngày/lần. Còn với cách trồng cây trầu bà trong chậu đất thì bạn nên tưới lượng nước vừa đủ để duy trì độ ẩm cho đất, không tưới quá nhiều cũng không tưới quá ít.

Nhiệt độ 

Cây trầu bà phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng từ 20 – 25 độ C. Khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cây phát triển không ổn định nên bạn cần đặt cây ở nơi có nhiệt độ phù hợp để duy trì sức sống và độ xanh tốt cho trầu bà.

Bón phân 

Để cây sinh trưởng nhanh và phát triển tốt, bạn có thể bổ sung phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân gà hữu cơ,… định kỳ khoảng 4 – 6 tháng/lần để giúp cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ giúp cây khỏe mạnh và xanh tươi hơn.

Nên trồng cây trầu bà nơi có ánh sáng trung bình
Nên trồng cây trầu bà nơi có ánh sáng trung bình

Các câu hỏi thường gặp về cách trồng cây trầu bà

Trồng cây trầu bà bằng đất gì? 

Bạn nên trồng cây trầu bà bằng đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và giàu dinh dưỡng như giá thể trồng kiểng lá SFARM – đây là dòng giá thể cao cấp chuyên biệt dành cho các loại kiểng lá, được phối trộn sẵn phân trùn quế, mùn hữu cơ, vỏ trứng gà, bột Neem,… cùng nhiều loại giá thể khác có độ nhẹ xốp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế sâu bệnh hại cho cây, giúp cây trầu bà thân lá phát triển xanh tốt.

Trầu bà đế vương hợp mệnh gì?

Trong phong thủy, cây trầu bà đế vương hợp với người mệnh Mộc, mệnh Thủy và mệnh Hỏa. Loại cây này được xem như “lá bùa hộ mệnh” giúp cho gia chủ luôn bình an, gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống.

Cây trầu bà hợp tuổi gì? 

Trong quan niệm dân gian, cây trầu bà hợp với những người tuổi Ngọc và tuổi Thân.

Như vậy qua bài viết trên, SFARM đã hướng dẫn cho bạn chi tiết cách nhân giống cây trầu bà, cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà,… Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trồng thành công một chậu cây trầu bà xanh tưới tốt để trang trí cho nhà mình nhé! Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại SFARM Blog.

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/ 

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết