Cách trồng và chăm sóc chuối cảnh tại nhà chuẩn nhất

2024 lượt xem

Bạn thích hoa cỏ và muốn hòa ngôi nhà của mình với thiên nhiên, nhưng lại đau đầu vì không biết nên chọn loại hoa chậu nào? Sao bạn không cùng Đặng Gia Trang xem qua cây chuối cảnh? Loại hoa chậu này sẽ không làm bạn thất vọng, với những lợi ích ngoài mong đợi khi được trồng trong nhà! Hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc giống chuối cảnh trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Đặc điểm của cây chuối cảnh

Cây chuối cảnh hay còn gọi với tên Đại Phú Gia, là một nhánh trong họ Thiên Điểu. Điểm khác với những loại chuối thông thường là có kích thước nhỏ hơn, chiều cao trung bình chỉ từ 1-1,2m. Thân củ dưới đất sẽ mọc ra các bẹ lá bao bọc lấy nhau trên mặt đất và gọi là thân giả, làm bạn hiểu nhầm những bẹ lá này là thân chuối thật.

Thân bẹ nối liền cuốn lá với phiến lá và được gọi là tàu lá. Tàu lá chuối cảnh có màu xanh thẫm, khi lớn sẽ đỗ nghiêng ra phía ngoài và tạo hình như cánh quạt. Ngọn chối là phần lá non cuộn tròn có màu xanh nhạt.

Hoa chuối cảnh lớn hơn so với loại thông thường. Sắc hoa, có màu trắng, đỏ cam hoặc đỏ tía,… và có mùi thơm khi nở. Sau khi hoa chuối tàn thì phát triển thành quả.

2/ Điều kiện sinh thái của cây chuối cảnh

Cây chuối cảnh phát triển tốt ở khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và là loại thân trữ nước, ưa ẩm cao mưa nhiều nhưng chịu hạn khá kém. Sinh trưởng nhanh ở nơi có ánh nắng toàn phần hoặc có bóng râm đều được, với những cây non vẫn nên đước che bóng cho đến khi phát triển ổn định.

Cây chuối cảnh vẫn thích nghi được trong nhiệt độ đóng băng, khi quá lạnh chúng thường bị ức chế đỉnh và mọc lại ngọn mới từ thân củ.

3/ Tác dụng của cây chuối cảnh

Những lợi ích từ cây chuối cảnh cũng như các loại chuối thường khác. Gần như toàn bộ cây đều có thể sử dụng làm thực phẩm cho người hoặc thức ăn cho gia súc. Các bẹ chuối được ép khô dùng làm đổ thủ công gia dụng và lá chuối thì sử dụng gói bánh hoặc thực phẩm.

Chuối cung cấp các loại vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể và còn có tác dụng dược liệu trong đông y, như rượu chuối giúp giảm nhức mỏi, điều trị sỏi thận hay kích thích tiêu hóa,…

Ngày nay, cây chuối cảnh là loại hoa chậu đang rất được ưa chuộng, chúng tô điểm màu xanh mát cho không gian sống hay nơi làm việc. Mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên và giúp thanh lọc không khí trong lành hơn.

cây chuối cảnhCây chuối cảnh

4/ Ý nghĩa của cây chuối cảnh

Cây chuối đã gắn liền với đời sống và cùng trải qua lịch sử theo ông bà ta từ xưa. Có câu “trước câu sau chuối” nói về cách bố trí cây chuối cảnh theo phong thủy. Đặt vài chậu ở phía sau nhà để loại trừ những luồng sinh khí không tốt muốn xâm nhập vào nhà.

Những tàu lá vươn lên và tỏa ra xung quanh như đưa tay đón tài lộc cho gia chủ. Cây chuối cảnh khi đơm hoa kết quả và hình thái kết quả thành một buồng như lời chúc về sự sinh sôi nảy nở nhiều may mắn.

Bên cạnh đó, màu xanh mát dịu từ cây chuối cảnh sẽ giúp người nhìn cảm thấy thoải mái hơn sau những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, rất thích hợp làm quà tặng đến người thân yêu của bạn.

5/ Chuẩn bị trồng chuối cảnh

5.1 Đất trồng

Cây chuối cảnh dễ thích nghi nên không kén đất. Nhưng để cây sinh trưởng tốt thì bạn nên sử dụng các loại đất giàu dinh dưỡng, như đất hữu cơ Sfarm là một lựa chọn hoàn hảo. Với các thành phần từ nguyên liệu hữu cơ sạch 100%, đã được ủ vi sinh và phối trộn theo tỉ lệ phù hợp với các loại cây trồng chậu.

Mặc khác, bạn cũng có thể tự tay phối trộn đất trồng theo tỉ lệ 5 phần đất thịt+3 phần giá thể + 2 phần phân bón. Trong đó:

Giá thể cần phải tơi xốp giúp thoát nước tốt, giữ ẩm thông thoáng cho đất trồng, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu từ Sfarm như: Trấu hun, xơ dừa, viên đất nung,…

Về phân bón trộn đất, thì nên sử dụng các loại phân chuồng (phân gà, bò, cá,…) đã được ủ hoại mục hoặc phân trùn quế Sfarm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây

5.2 Vị trí trồng

Cây chuối cảnh có tán khá lớn và rất ưa sáng, bạn nên đặt chúng ở nơi thoáng đãng rộng rãi và có chiều cao từ 1m trở lên. Các vị trí như ban công, sân thượng, phòng khách hay văn phòng,… để cây thoải mái sinh trưởng và phát triển. Nếu bố trí cây ở nơi thiếu sáng thì bạn nên giúp cây quang hợp dưới nắng tự nhiên ít nhất 4-8 tiếng/tuần, cây sẽ giữ được lá xanh khỏe – đẹp hơn.

5.3 Giống chuối cảnh

Có thể sử dụng cây con hoặc hạt giống để trồng cây chuối cảnh tại nhà. Nên chọn mua ở trại cây giống hoặc các trang mạng thương mại điện tử uy tín và đừng quên kiểm tra ngày sản xuất – hạn sử dụng được in trên bao bì.

6/Cách trồng chuối cảnh

Để kích thích hạt giống nảy mầm nhanh, bạn nên ngâm hạt vào nước ấm 40oC (2 sôi: 3 lạnh) trong 24 tiếng. Rồi cho hạt vào túi vải, ủ đến khi hạt nứt nanh trắng thì có thể gieo hạt. Sau đó, xới tơi đất trong chậu một khoảng 1-2cm, và bắt đầu gieo hạt. Tưới ẩm hằng ngày và đặt chậu ở nơi có ánh sáng nhẹ.

Hạt sẽ nảy mầm sớm từ 4-6 tuần hoặc 60 ngày nếu điều kiện không thuận lợi. Trong khoảng thời gian đầu, cây con cần ít nhất 8 giờ chiếu sáng mỗi ngày và lượng nước tưới vừa đủ, đến khi cây cứng cáp hơn thì có thể chuyển vào trong nhà.

Mắc khác, bạn cũng có thể trồng từ cây con. Bạn cần cho đất trồng vào ⅔ chậu, dùng xẻng nhỏ đào lỗ vừa với bầu ươm và đặt cây xuống, rồi nén nhẹ đất lại, Tiếp theo tưới ẩm cho cây và để cây bên ngoài 1-2 tuần để cây thích nghi rồi mới mang vào nhà.

7/ Cách chăm sóc chuối cảnh

7.1 Tưới nước

Trong thân cây chuối cảnh chứa nhiều nước, nên chúng rất ưa nước. Bạn nên tưới ẩm 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Chỉ tưới nước khi bề mặt đất trồng đã khô, không nên tưới quá nhiều gây ứ đọng nước sẽ dễ úng thối rễ và chết cây.

7.2 Phân bón

Định kỳ từ 15-20 ngày cây chuối cảnh cần được bổ sung dinh dưỡng từ phân bón, các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế Sfarm hoặc các loại phân gà, phân bò, phân bánh dầu,… Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng phân bón lá vô cơ có hàm lượng lân và kali cao như NPK 6-30-30, NPK 15-30-15,… phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần.

Lưu ý: Các loại phân chuồng cần được xử lý hoai mục hoặc ủ vi sinh và nên tưới đẫm cho cây trước khi bón, giúp phân ngấm dần sâu vào đất để cây không bị sốc và rễ dễ hấp thu hơn.

7.3 Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ

Cây chuối cảnh chủ yếu bị bệnh thối nhũn hoặc rệp, nhện đỏ và các loại côn trùng chích hút tấn công. Để phòng ngừa, bạn nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời. Sử dụng phân bón cân đối, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây.

Đồng thời, cứ cách 10-15 ngày bạn có thể sử dụng thuốc sinh học như dịch tỏi (5ml/2l nước), dầu neem Chito (1-1,5ml/2l nước), chế phẩm sinh học Bio (3gr/10l nước),…

Bài viết hôm nay của Đặng Gia Trang có đủ sức thuyết phục bạn mang em ấy về đội chưa nào? Hãy phản hồi ngay khi thành công trồng được cho mình một vài chậu chuối cảnh xinh xắn nhé! Chúc bạn thành công! Moi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết