Hoa mai vàng ngày Tết: Ý nghĩa và chăm sóc mai vàng

13465 lượt xem

Nhắc đến Tết, không thể nào không nhắc đến cây hoa mai. Hầu như, mỗi gia đình đều chăm sóc mai vàng và trang bị cho mình ít nhất một chậu trong ngày Tết. Nhưng không phải chậu mai nào cũng nở đều, nở đẹp. Để mai nở đúng dịp Tết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, nước tưới,… Vậy cách trồng và chăm sóc hoa mai thế nào để hoa nở đúng dịp Tết? Cùng Đặng Gia Trang tham khảo trong bài viết này nhé!

Nguồn gốc cây hoa mai và đặc điểm cây mai vàng

Nguồn gốc cây hoa mai

Mai vàng thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là Ochna integerrima, thuộc loại cây đa niên, có thể sống trên 100 năm. Về đặc tính cây mai trong tự nhiên sẽ tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân, tuy nhiên để điều chỉnh cho mai ra hoa đúng vào dịp tết thì chăm sóc mai vàng, người chơi mai đã lảy hết lá vào khoảng rằm tháng chạp âm lịch để kích thích mai ra hoa theo mong muốn.

Hoa mai vàng có thể nhân giống bằng cả phương pháp hữu tính bằng hạt (thường mất 5 – 6 năm mới có thể sử dụng được) và vô tính bằng cách chiết cành, ghép cành, giâm cành (thường có thể sử dụng được sau 2 – 3 năm trồng). Theo đánh giá của các chuyên gia, cây mai có khả năng phát triển và tồn tại đến cả trăm năm, vì thế chăm sóc mai vàng vàng tương đối nhẹ nhàng. Chỉ cần mua một chậu mai là bạn có thể dùng đi dùng lại rất nhiều năm vào mỗi dịp đón Tết.

cham-soc-mai-vangHình ảnh cây hoa mai vàng ngày Tết

Đặc điểm của cây hoa mai

Nhận diện đặc điểm rất quan trọng trong quá trình chăm sóc mai vàng. Nó giúp bạn nhận diện những “biểu hiện lạ” để có phương án phòng trị bệnh hiệu quả.

Về phần gốc, cây mai có bộ rễ khá to, mọc lồi lõm. Thông thường rễ có thể đâm sâu xuống đất từ 2–3 mét. Thân cây mai khá xù xì và cao lớn. Trên thân mọc ra nhiều cành nhánh đan xen nhau. Chiều cao tối đa có thể vươn tới của cây mai là 20–30 mét.

Xét về lá, cây mai nổi bật với những chiếc lá đơn, nhỏ, mọc so le nhau. Trên phiến lá sẽ có dạng hình trứng thuôn dài, màu hơi vàng. Bộ phận tươi tắn nhất ở cây mai chính là hoa, những bông hoa này có xu hướng mọc thành chùm. Một khi cây hoa mai bắt đầu bung vỏ lụa thì tốc độ tăng trưởng rất nhanh, chỉ cần 7 ngày là hoa và cánh sẽ bắt đầu tàn và rụng.

Có những loại hoa mai nào hiện nay?

Như Đặng Gia Trang đã đề cập, việc nhận diện đúng giống mai đang trồng, việc chăm sóc mai vàng, bón phân cho mai cũng hiệu quả hơn. Cụ thể, các giống hoa mai phổ biến hiện nay bao gồm:

– Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo.

– Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2,3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng.

– Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ.

cham-soc-mai-vang-truoc-tet
Bạch mai – loài hoa mai màu trắng tuyệt đẹp

– Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.

– Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc mai vàng.

– Hồng mai: Tên khoa học của cây Hồng mai là Jatropha pandurifolia thuộc cây thân gỗ, chiều cao chỉ khoảng 1 – 4cm. Lá cây màu xanh thẫm, mọc đơn lẻ và xẻ thùy. Hoa hồng mai 5 cánh, màu hồng xinh và nhị hoa vàng tươi. Hoa mọc thành cụm ở các đầu nhánh và nở rải rác quanh năm chứ không chỉ vào mùa xuân. Quả của hồng mai khi chín thì có màu nâu đen.

cham-soc-mai-vang
Hình ảnh cây hoa mai đỏ ngày Tết

Ngoài những loại mai phổ biến nhất ở trên, Việt Nam còn có nhiều loại mai khác. Chẳng hạn như cây mai hoa đăng, cây mai dương, cây mai chỉ thiên (cây mai vạn phúc, cây mai tiểu thư), cây thanh mai, cây mai hoàng yến, cây hoa mai đá, cây tùng tuyết mai, cây mai nhật, cây mai thái, cây cẩm tú mai, cây mai rừng (mai núi), cây bạch tuyết mai,…

>> Xem thêm: Top các loại mai dùng trong trang trí ngày Tết

Kỹ thuật trồng – nhân giống và chăm sóc mai vàng

Điều kiện trước khi trồng – nhân giống

Mai vàng có thể trồng được quanh năm nhưng để chăm sóc mai vàng tốt nhất, hãy gieo hạt vào tháng 2 âm lịch, sau khi hạt vừa chín và mang đi gieo tươi không qua quá trình xử lý, thời gian bảo quản. Thời gian thích hợp để sang cây vô chậu là từ tháng 10 âm lịch của năm trước đến tháng 2 âm lịch của năm sau đây là thời gian thích hợp cho cây hình thành mô sẹo và nảy chồi mới.

Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển và chăm sóc mai vàng. Cần đảm bảo thời gian cây nhận được ánh sáng ít nhất là 6 tiếng/ ngày. Nếu cây không nhận đủ ánh sáng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, ít ra hoa hặc có thể không ra hoa.

Mai vàng ưa khí hậu nóng ẩm, cây có khả năng chịu đựng và phát triển ở nhiệt độ cao hơn mức giới hạn trong thời gian dài và cây sẽ phát triển kém trong điều kiện thời tiết lạnh dưới 10oC. Nhiệt độ thích hợp cho chăm sóc mai vàng, để cây phát triển tốt nhất là khoảng từ 25 – 30oC.

Đất trồng mai

Cây mai khá dễ tính về mặt đất trồng. Do đó, chăm sóc mai vàng, bạn có thể trồng bằng đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan,… khi trồng chậu có thể sử dụng các loại giá thể tơi xốp giúp thoáng khí, giữ ẩm và thoát nước tốt như: mụn dừa, trấu hun, vỏ đậu phộng, đất sạch chuyên dụng (Tribat chuyên cho cây mai, Đất sạch hữu cơ chuyên hoa – kiểng Sfarm,… khá tiện lợi đồng thời bổ sung dinh dưỡng cơ bản cho cây).

>> Xem chi tiết làm đất trồng mai TẠI ĐÂY

Loại phân bón chăm sóc mai vàng

Phân hữu cơ được xem là nguồn dinh dưỡng chính để bổ sung, chăm sóc mai vàng. Phân hữu cơ giúp cho cây phát triển bền vững, khỏe mạnh, hoa sai và bền hơn.

Các loại phân hữu cơ được sử dụng chủ yếu chăm sóc mai vàng như: phân bò, phân trùn quế, đạm cá, bánh dầu, dynamic, bounce back… bên cạnh đó có thể kết hợp bón phân tổng hợp NPK vào các thời điểm then chốt như đầu năm tạo cành nhánh mới (NPK 30-10-10) và giai đoạn phân hóa mầm hoa, kích thích ra hoa để cây phát triển một cách tốt nhất.

>> Xem thêm: Tại sao phân trùn quế thích hợp cho cây mai?

Tiến hành trồng hoặc nhân giống

Nhân giống cây hoa mai vàng bằng các phương pháp gieo hạt, ghép cây, giâm cành và chiết cành.

Gieo hạt: nhân giống bằng gieo hạt thường được tiến hành vào cuối tháng 9, trước hết vào tháng 5-6 thu hái hạt tốt, trước khi gieo làm đất thành luốn, mở rãnh sâu, cách 6-7cm gieo 1 hạt, tưới nước, phủ đất dày 4-5cm, mùa xuân năm sau, khi mọc cây con đem trồng và chăm sóc mai vàng.

Ghép cành: ghép là phương pháp thường dùng nhất. Chồi ghép là chồi giống tốt, có thể ghép lên cây đào, mận. Thời gian ghép vào tháng 8-9. Cành ghép phải là cành chồi mập 1 năm, bóc vẩy chồi, chọn cây mận hoặc đào cao trên 10cm, bổ vỏ cây làm gốc ghép thành hình chữ T, cắt mảnh ghép cắm vào, buộc chặt, sau 30 ngày bóc dây buộc.

Nếu chồi ghép còn màu xanh là ghép thành công. Đến mùa đông, việc cần làm để chăm sóc mai vàng là lấp đất cho gốc và chồi ghép để tránh gió khô của mùa đông, mùa xuân năm sau tiến hành cắt ngọn chồi ghép, cách chỗ ghép 1cm, để thúc nhanh tốc độ sinh trưởng.

Nếu chồi ghép khô là ghép không thành công và phải ghép lại. Có thể dùng phương pháp ghép nêm như ghép các cây khác. Điều đáng chú ý là cây ghép sống không để ánh nắng chiếu vào.

cham-soc-mai-vang
Hình ảnh cây mai vàng trong ngày Tết người Việt

Giâm cành: nhân giống cây hoa mai vàng bằng giâm cành nói chung không phức tạp, dễ làm nên được nhiều người áp dụng. Thời gian giâm cành thường vào đầu xuân và cuối thu, trước hết chọn cành khỏe mọc 1 năm, cắt cành dài 12-15cm làm cành giâm (nếu có điều kiện nhúng vào thuốc kích thích ra rễ) cắm thẳng vào luống, lấp đất lại, phía trên chỉ để 1 chồi (cao khoảng 2-3cm) lộ ra khỏi mặt đất. Sau khi cắm cành tưới nước đẫm, chăm sóc mai vàng cần chú ý che bóng không để mặt trời chiếu, tốt nhất là thường xuyên tưới nước, nếu đậy thêm tấm nilon có thể tăng tỷ lệ sống.

Nếu chưa làm lều nilong, trước mùa đông có thể phủ lên một lớp cỏ khô rồi đậy tấm nilong để giữ ẩm, giữ ấm. Mùa xuân cất tấm che. Đến mùa xuân năm thứ 3 mới có thể đem trồng. Tỷ lệ sống cành giâm phụ thuộc vào loài, tỷ lệ sống của mai hoa trắng cao hơn các loài khác. Các loài khác có tỷ lệ sống cao nhất là 30%.

Để cành giâm nhanh chóng ra rễ, đọc thêm: Top 3 thuốc tăng trưởng, kích thích ra rễ cho cây mai

Chiết cành: phương pháp chiết cành đơn giản hơn, tỷ lệ sống cao hơn. Thường tiến hành chiết vào mùa xuân. Trước hết chọn cành cây mọc 1-2 năm, nén đất vào vết cắt cành. Khi chiết cần chú ý bảo đảm ẩm đất chỗ cắt vòng, không được quá ướt, mùa xuân chiết, mùa hè ra rễ.

chiết cành maiBầu đất chiết cành mai

Kỹ thuật chăm sóc mai vàng trong 1 năm

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch

Sau khi chưng tết, chậu mai cần được đưa ra ngoài sân nơi có bóng mát và thoáng để việc chăm sóc mai vàng được tối ưu nhất (cây dưới nắng sẽ bị cháy lá). Sau đó, cắt tỉa hết hoa, trái càng sớm càng tốt chỉ để lại một ít lá non cho cây thở.

Từ rằm tháng giêng trở đi nếu cây sung lại thì tiến hành chăm sóc mai vàng bằng cách thu tàn. Hãy cắt ngắn 30% các cành chỉa ra ngoài, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp. Tiếp đến thì tiến hành thay đất cho cây mai.

Để chuẩn bị đủ dinh dưỡng cho chăm sóc mai vàng phát triển thì bạn có thể dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như đạm cá, bánh dầu, trùn quế… phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây. (30-15-10, 30-10-10…)

Đến tháng 6, tháng 7 để chồi nách thành nụ hoa cần giảm hẳn phân đạm (chỉ dùng một lượng nhỏ để giữ cân đối dinh dưỡng cho cây), tốt nhất là không sử dụng phân vô cơ nữa. Để hình thành nụ tốt cần tăng lượng lân lên bằng cách xới nhẹ lớp đất mặt rồi bón phân hữu cơ (Dynamic lifter là tốt nhất) trộn chung với phân lân vi sinh rồi lấp đất lại để việc chăm sóc mai vàng phát huy hiệu quả cao nhất.

Chăm sóc mai vàng tháng 7 – 10 âm lịch

Bón phân mai vàng tháng 7 để phát triển nụ hoa của mai nhưng lại rơi vào thời điểm trời mưa dầm. Do đó, việc chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch cũng gặp nhiều khó khăn vì độ ẩm cao nên nấm mốc, rêu dễ phát triển, chậu trồng dễ bị úng nước, vì thế cần phải thường xuyên kiểm tra để có hướng xử trí kịp thời.

Trong giai đoạn này chăm sóc mai vàng cần cố gắng duy trì, giữ cho bộ lá thật sự xanh tốt. Đảm bảo chế độ này khi bón phân cho mai vàng tháng 8 giúp cho quá trình quang hợp của cây được thuận lợi, nụ hoa phát triển hoàn chỉnh hơn.

Ở giai đoạn tháng 9 chỉ bón phân NPK với phân hữu cơ (Dynamic lifter) thật loãng bằng ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần là được, nhưng thành phần NPK lúc này sử dụng loại đều nhau hoặc K cao hơn.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc làm nụ hoa mai nhanh nở đúng Tết

Bón phân và cách chăm sóc mai vàng tháng 10 đến cuối tháng 11 âm lịch

Bón phân mai vàng tháng 10, bạn cần giảm lượng phân bón cho mai vàng. Hạn chế bón phân có lượng đạm cao. Chỉ nên bón lót phân trùn quế để điều hòa đất. Lượng nước tưới cũng giảm để chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa, hạn chế sự tăng trưởng của cây và bắt đầu cho giai đoạn lặt lá để chăm sóc mai vàng

Thời điểm đầu tháng Chạp

Bón phân cho mai

Thực hiện chăm sóc mai vàng đồng loạt các công đoạn: Bón phân – Tưới nước – Lặt lá mai. Ta có thể quan sát kích thước của nụ hoa mai (hoa cái trong chum hoa) để dự tính thời gian nên lặt lá. Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết tại giai đoạn này rất quan trọng, quyết định đến việc hoa mai có nở đúng ngày hay không.

Nếu khoảng mồng 7 – 12 Âm lịch, ta thấy lá mai có vẻ úa, nụ hoa cái lớn có khả năng sẽ bung vỏ lụa và nở trong 3 – 4 ngày tới, ta nên chăm sóc mai vàng bằng cách lặt lá mai vào ngày 18 – 20, đồng thời ngưng tưới nước ngày hôm đó. Sau đó tưới phân NPK 5-0-2 hoặc Ure loãng (1 muỗng cà phê Ure/8 lít nước, 5 ngày tưới 1 lần). Nếu thấy mai có dấu hiệu nở sớm nên dùng vải đen trùm cây mai lại. Dùng kéo để tỉa bớt những lá non nếu thấy cây có biểu hiện ra nhiều lá. Đến khoảng 23/12 Âm lịch ta có thể gỡ màn che và để cây phát triển bình thường. Đến giai đoạn này không cần tỉa lá non nữa.

https://www.youtube.com/watch?v=nO7MJMlM88s

Biện pháp tuốt lá mai vàng để kích thích nụ hoa

Dựa vào thời tiết

Chuẩn bị lặt lá từ ngày 10 tháng Chạp (tháng 12) hàng năm, đồng thời còn dựa vào thời tiết mà lặt lá sớm hay muộn hơn.

Đối với hoa mai vàng 5 cánh: Khi thời tiết se lạnh nên lặt lá mai vào rằm tháng Chạp (14 – 15/12).

– Đối với thời tiết có nắng nóng và gió mạnh thì nên lặt lá vào khoảng 17 – 20 tháng Chạp nhằm tránh trường hợp hoa sẽ bung nở sớm hơn.

– Nếu tháng Chạp trời mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn: cần lặt lá sớm (10 – 14/12) để kích thích nụ mai bung vỏ.

Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh (thường là loại 12 cánh trở lên) thì hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày. Nên bạn sẽ phải lặt lá sớm hơn hoa mai 5 cánh khoảng 1 tuần.

Dựa vào hình thái nụ hoa mai ngày Tết

Bắt đầu quan sát nụ hoa từ ngày 10/12 âm lịch để lựa chọn thời điểm thích hợp lặt lá cho cây mai.

Tiến hành chăm sóc mai vàng bằng cách lặt lá cho cây vào khoảng ngày 12 – 13/12 nếu quan sát thấy nụ hoa còn quá nhỏ bằng hạt gạo. Nếu nụ hoa đã có kích thước vừa phải bằng hạt đậu đen và chưa lớn hẳn, thì tiến hành lặt lá vào thời gian 15 – 16 âm lịch.

Còn nếu nụ hoa đã lớn và sắp bung vỏ lụa thì nên vặt lá vào thời gian 18 – 19/12. Cần lặt lá cây mai sao cho nụ hoa bung vỏ lụa vào ngày 23/12 thì sẽ đảm bảo hoa mai nở đúng ngày tết.

Cách lặt lá cho cây mai ngày Tết

Để cho cây mai ra hoa đẹp cần phải đảm bảo lặt hết lá trên cây. Chăm sóc mai vàng theo cách này sẽ tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi nụ hoa. Khi lặt lá không nên tuốt vì sẽ làm hư hỏng mầm hoa. Sử dụng thao tác một tay nắm cành hoa, một tay cầm từng lá giật ngược về phía sau. Sau khi lặt lá cho cây hoa mai, chăm sóc mai vàng ngày tết thật cẩn thận, ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.

cham-soc-mai-vang-truoc-tet
Lặt lá cây mai vàng trước tết

Cách xử lý, chăm sóc mai vàng khi nở sớm và nở muộn ngày Tết

– Hoa mai vàng sẽ nở nhanh khi ta tưới vào thời tiết ấm. Vì vậy khi quan sát thấy hoa nở chậm thì nên tưới nước ấm hoặc tưới vào giữa trưa, ngược lại khi hoa nở quá nhanh ta có thể kềm lại bằng cách tưới nước lạnh hoặc tưới vào lúc sáng sớm, khi trời mát.

– Hoa nhiều cánh nên lặt lá sớm hơn hoa mai 5 cánh từ 4 – 6 ngày.

– Nên quan sát kỹ ngay từ ngày đầu tháng Chạp. Vì thời tiết diễn biến phức tạp, cây hoa mai vàng dễ nở sớm hoặc ta không kịp lặt lá cho đúng ngày Tết. Cần căn cứ vào thời tiết và khả năng bung vỏ lụa của nụ cái để quyết định ngày lặt lá. Khoảng 23 Al mai bung vỏ lụa sẽ đảm bảo nở hoa kịp Tết.

Phân bón cho mai vàng sau khi lặt lá để chăm sóc mai vàng

Sau khi lặt lá, hãm nước trong vòng vài ngày cần tưới nước trở lại và chăm sóc mai vàng như bình thường. Để cây đầy đủ dinh dưỡng phát triển nụ hoa. Lúc này cần bón phân với hàm lượng lân và kali cao nhằm phát triển mầm hoa, đồng thời nuôi dưỡng nụ hoa.

Trong cách chăm sóc mai vàng trước tết, cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng hữu cơ và lành tính cho cây mai sau khi lặt lá. Trong đó, phân trùn quế Sfarm là lựa chọn lý tưởng với:

– Đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng và khoáng chất

– Vi sinh vật có lợi vô cùng đa dạng và phong phú

– Acid amin hữu cơ cần thiết như acid humic, acid fulvic và IAA

– Dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ, cây có thể sử dụng ngay sau khi bón

– Đặc biệt hàm lượng lân, kali hữu cơ vô cùng cao giúp chuẩn form và bền hoa.

Hiện tại, Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn dòng phân bón cho mai vàng nhà mình. Mọi thắc mắc về cách dùng, giá sỉ, vui lòng liên hệ qua Hotline 0902.652.099  để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc và bón phân NPK cho cây mai

Phòng trừ 4 loại sâu bệnh hại phổ biến khi chăm sóc mai vàng

Bệnh hại phổ biến trên mai vàng

Bệnh cháy lá

Bệnh cháy lá khá phổ biến trong chăm sóc mai vàng, do nấm Pestalotia funerea gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá.

Triệu chứng nhận biết đầu tiên ở chóp lá và mép lá bị cháy thành từng mãng, màu nâu xám. Về sau vết bệnh lan dần vào trong phiến lá, tạo thành những mãng lớn, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Bệnh nặng có khi cháy hơn nữa lá, làm giảm khả năng quang hợp. Lá bị bệnh chuyển màu vàng và rụng sớm, cây mai bị bệnh trông rất xơ xác. Bệnh thường phát sinh trên các lá già, lá non ít bị bệnh. Bệnh thường phát sinh trên những cây mai cằn cỗi, ít chăm sóc, nhất là mai trồng trong chậu ít được bón phân.

Khi phát hiện bệnh nên chăm sóc mai vàng, bón phân đầy đủ, cân đối NPK; ngắt bỏ và thu dọn các lá bệnh rụng dưới gốc, phun các loại thuốc gốc đồng như COC 85, Norshield 86.2 WG , Funguran hoặc Polyram 80DF…

cham-soc-mai-vang-truoc-tet
Bệnh cháy lá trên hoa mai

Bệnh vàng lá

Ngoài ra, bệnh vàng lá sinh lý khá phổ biến trong việc chăm sóc mai vàng hoặc mai chiếu thủy. Triệu chứng các lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, trên lá lộ rõ các gân lá màu xanh, phiến lá hơi bị cong lên, kích thước lá nhỏ lại, cây kém phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng, trồng trong chậu, đất xấu, ít bón phân.

Khắc phục và chăm sóc mai vàng có hiện tượng vàng lá sinh lý bằng cách bổ sung phân bón hữu cơ và phân hóa học NPK, có thể phun phân bón lá.

Chi tiết cách phòng trị, xem ngay: Mai vàng lá: triệu chứng cách phòng, trị bệnh (P1)

Sâu hại trên cây mai

Sâu ăn lá

Ngoài bệnh hại, chăm sóc mai vàng, bạn còn có thể gặp sâu ăn lá tấn công giai đoạn ra đọt non, lá non. Sâu ăn lá gây hại trên cây mai vàng có nhiều loài nhưng phổ biến nhất là bướm phấn đen đốm trắng. Sâu thuộc bộ Cánh vẩy, họ Bướm phấn (Pieridae). Sâu trưởng thành là một loài bướm thân dài khoảng 25-30mm. Thân và cánh có màu đen, trên cánh có các đốm trắng, góc cánh có hai đốm vàng hình bầu dục. Sâu non thân màu nâu đỏ, có lông dài và các đường vân màu vàng, đẩy sức dài khoảng 30-35mm. Bướm hoạt động ban ngày, đẻ trứng trên đọt non. Đến tuổi trưởng thành sâu làm nhộng trên lá mai.

Sâu non ăn khuyết lá, có thể cắn phá đến nửa lá, đôi khi chỉ còn trơ lại gân chính. Tác hại của sâu làm ảnh hưởng đến quang hợp cho cây. Chăm sóc mai vàng không kỹ, cây sinh trưởng kém, còi cọc, xấu đi rất nhiều vì cây ra ít bông và bông nhỏ. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai thường ra nhiều đợt đọt non, lá non để phát triển thân, cành, lá.

Phát hiện sự xuất hiện và gây hại của sâu có thể bắt giết dễ dàng vì kích thước sâu khá lớn hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học (Nấm xanh), thuốc vi sinh (Biocin, Dipel) hoặc Dầu khoáng để phòng trị, chăm sóc mai vàng trước tác nhân này.

cham-soc-mai-vang-truoc-tet
Cây mai bị sâu ăn lá gây hại

Bọ trĩ

Dịch hại phổ biến nhất trong trồng và chăm sóc mai vàng là bọ trĩ (bù lạch). Bọ trĩ thuộc họ Bọ trĩ (Thrippidae) bộ cánh tơ (Thysanoptera). Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. Trưởng thành dạng thon, có mầu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có mầu trắng vàng đến vàng. Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, màu vàng nhạt. Bọ trĩ non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không cánh. Trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non.

Bọ trĩ trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở mặt dưới lá non, gân lá non, ít di chuyển, chích hút dinh dưỡng làm lá biến màu và cong queo. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Chăm sóc mai vàng trước bọ trĩ không triệt để, cây dễ chuyển biến nặng. Lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém. Bọ trĩ thường hiện diện với mật số cao. Vì kích thước bọ trĩ quá nhỏ, nông dân khó thấy bằng mắt thường (nếu không có kính lúp) nên thường lầm tưởng do nấm bệnh gây ra. Bọ trĩ phát sinh nhiều trong mùa nắng, khi thời tiết nóng và khô là điều kiện thích hợp cho bọ trĩ phát triển mạnh. Vòng đời bọ trĩ rất ngắn, nên chúng nhân mật số rất nhanh.

Quan sát thấy xuất hiện bọ trĩ, chăm sóc mai vàng bằng cách dùng máy bơm nước phun mạnh lên tán cây. Khi mật số bọ trĩ cao sử dụng Dầu khoáng SK EnSpray 99 hoặc các loại thuốc như Chess 50WG, Gepa 50WG,… phun kỹ mặt dưới lá. Bọ trĩ rất mau kháng thuốc vì thế nên sử dụng thuốc luân phiên.

cham-soc-mai-vang-truoc-tet
Dấu hiệu bọ trĩ gây hại lá mai vàng

Ý nghĩa của hoa mai vàng

Ý nghĩa dựa theo màu vàng của hoa mai

Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ rất sớm được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Chăm sóc mai vàng nợ rộ để chưng vào dịp Tết, nhà nhà với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của phần lớn người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đấy càng may mắn và sung túc của năm mới.

Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho ta biết niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

hoa mai bonsai

Ý nghĩa dựa theo đặc điểm của hoa mai vàng

Chăm sóc mai vàng có rễ cắm sâu vào lòng đất, cây sẽ không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Vì thế mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người nước ta nói chung. Bên cạnh đấy, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

Chăm sóc mai vàng càng có nhiều cành, bông hoa có nhiều cánh thì gia đình đấy sẽ càng giàu sang, sung mãn trong ngày Tết. đặc biệt, Mai 7 cánh tượng trưng cho đại Cát đại Quý, phúc lộc tràn trề. Mai với sức sông bề bỉ, dáng đứng kiêu hãnh trong cái thời tiết khắc nghiệt đầy nắng và gió của miền đấy Nam Bộ đặc trưng cho đặc tính dung cảm, bất khuất. Là hiện than của những người con Nam Bộ anh hung trong thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Mọi thắc mắc về phân trùn quế bón và chăm sóc mai vàng cùng thông tin đại lý bán phân trùn quế, vui lòng liên hệ cho Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (26 bình chọn)