Từ lâu, cây mai đã trở thành loại cây đặc trưng cho cái Tết cổ truyền ở miền Nam Việt Nam. Cũng là một loại kiểng mang lại giá trị kinh tế cho người trồng nếu đầu tư đúng cách. Vì thế, việc trồng và chăm sóc cho mai luôn được các gia đình, các hộ trồng mai kinh doanh luôn chú ý và đầu tư tâm huyết. Để hỗ trợ cho các bạn có những kỹ thuật cơ bản nhất về việc chăm sóc cho mai. Hôm nay Đặng Gia Trang xin chia sẻ đến mọi người về “Cách chăm sóc và bón phân NPK cho cây mai. Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Chọn đất trồng cho cây mai
Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai ưa đất thịt nhẹ và nhiều chất hữu cơ, vì vậy khi trồng nên chú ý chọn lựa loại đất trồng phù hợp. Không trồng mai trên vùng đất bị chua phèn hoặc nhiễm mặn.
Đối với mai trồng trong chậu: Cần chọn loại đất có đặc điểm như trồng líp, trộn theo tỷ lệ khoảng 50% đất, 20% trấu hun, mụn dừa đồng thời bổ sung thêm 30% phân trùn quế để cung cấp thêm chất hữu cơ tự nhiên cho đất.
Các loại phân bón cho cây mai
Phân lân bón cho cây hoa mai
Sử dụng phân lân hợp lý: Nếu như lân nung chảy ít tan trong nước thì supe lân dễ tan. Do đó, để cây hoa mai dễ dàng hấp thụ phân bón thì bà con nên sử dụng supe lân.
Công dụng:
Supe lân có tác dụng cung cấp lân, canxi và lưu huỳnh cho cây hoa mai. Khi bị thiếu những nguyên tố dinh dưỡng trên, cây sẽ còi cọc, không cứng cáp, ít hình thành nụ và hoa.
Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng phân lân để bón lót và bón thúc cho cây hoa mai.
Xuất xứ: Khi sử dụng các sản phẩm supe lân có nguồn gốc từ Việt Nam, bà con có thể tham khảo một số loại phân lân như Supe lân Long Thành, Supe Lân Lâm Thao…
Giá tham khảo: 2.100 – 3.400 VNĐ/kg
Phân DAP dùng cho cây hoa mai
Thành phần: Trong 100 kg phân DAP sẽ chứa 18 kg đạm nguyên chất và 46 kg lân nguyên chất.
Công dụng:
Với thành phần nêu trên, phân DAP có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây hoa và tham gia vào quá trình hình thành, vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây hoa, kích thích bộ rễ của cây hoa mai phát triển. Tuy nhiên, vì là phân bón kép nên giá thành của DAP sẽ cao hơn các loại phân đơn khác.
Một số loại phân DAP trên thị trường: DAP Phú Mỹ, DAP Cà Mau, DAP Đình Vũ… và nhiều loại DAP nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ.
Giá tham khảo: 11.000 – 13.000 VNĐ/kg
Sử dụng Kali để bón cho cây hoa mai
Thành phần: Bà con có thể sử dụng nhiều loại phân Kali để bón cho cây hoa mai.
Công dụng:
Phân Kali nhìn chung rất dễ tan trong nước nên giúp cây hấp thụ một cách dễ dàng. Nhờ vậy, phân bón Kali thường mang lại hiệu quả tốt trong thời gian ngắn. Kali không chỉ giúp cây hoa mai tăng cường khả năng chịu rét, hạn hán mà còn tăng khả năng tránh nấm, bệnh.
Một số loại phân Kali trên thị trường: Kali Phú Mỹ, Kali Israel…
Giá tham khảo: 6.400-6.600 VNĐ/kg
Cách bón phân cho hoa mai với NPK
Thành phần: Phân NPK là một loại phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali.
Công dụng:
Việc sử dụng phân NPK sẽ giúp cây mai phát triển tốt, ra hoa đẹp bởi phân cung cấp hầu như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Cũng nhờ vậy, bà con sẽ tiết kiệm cả chi phí và thời gian lao động khi sử dụng phân hỗn hợp NPK.
Một số sản phẩm NPK uy tín: Đầu Trâu, Sông Gianh, Bình Điền, Văn Điển, Lâm Thao…
Giá tham khảo: 8.000đ-15.000đ/kg
Dùng phân trùn quế để bón cho hoa mai
Thành phần: Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm 1,57%, lân hữu hiệu 1,24%, kali hữu hiệu 0,67%, canxi 2,14%, magiê 0,52%. Trong phân hữu cơ quy định thành phần chất hữu cơ trong phân phải đạt được trên 20%,thì phân trùn quế có hàm lượng chất dinh dưỡng cao lên đến 48,4%.
Công dụng: Phân trùn giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng, sạch các mầm bệnh, không mùi, an toàn cho cây trồng, cho môi trường và người sử dụng.
Thời kỳ bón: Bón lót và bón thúc cho cây hoa mai
Xuất xứ: Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang là loại phân bón chất lượng, đi đầu thị trường, ngoài ra còn có một số cơ sở nhỏ lẻ khác.
Giá tham khảo: 5.000 – 10.000 VNĐ/kg tùy vào lượng sỉ/lẻ
Cách bón phân cho cây mai
Bón lót khi trồng
Sử dụng phân trùn quế khoảng 1 -2 kg/gốc và 50-100g phân DAP. Trộn đều lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con. Phân bón DAP (diamophos) là loại phân vô cơ hỗn hợp được sản xuất trong quá trình trộn lẫn 2 loại phân đơn với thành phần chủ yếu là đạm (Nitơ) và lân (P2O5).
Dap hoặc phân dơi chỉ nên cho vào tháng 3 và 4 sau đó ngưng hoàn toàn để chuyển sang dùng NPK bón thúc.
Đối với mai trồng trong chậu nên bón tùy vào lượng đất của mỗi chậu. Tạo rãnh khoảng 3 – 5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất và tưới nước.
Cây con rất dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ, vì thế nên tránh làm đứt rễ cây. Nên thay đất trong chậu mỗi năm hoặc bổ sung thêm phân hữu cơ trùn quế, mỗi lần từ 1 -2 kg/chậu.
Bón thúc
– Sau 10-15 ngày trồng thì cây bắt đầu ra rễ, ta hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để bón cho cây mai. Liều lượng: từ 50 – 100 g/10 – 15 lít nước, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần.
– Khi cây mai lớn thì tăng lượng phân bón nhưng dãn cách ngày tưới xa hơn. Đồng thời cũng bổ sung thêm phân trùn quế trong những lần bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Bởi phân trùn quế cũng giúp cây hấp thụ lượng NPK tốt hơn do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích. Hiện nay còn có loại phân trùn quế SFARM Pb01 – đây là loại đã qua giảm ẩm nên rất tốt và tiết kiệm, thay vì bón liều lượng như trên chỉ cần bón từ 1 – 2 kg SFARM Pb01/ gốc mà không cần bón thêm phân NPK cho cây mai.
Bón phân khi mai đã cho hoa ổn định
Bón bổ sung phân hữu cơ từ 5 – 10 kg/gốc và bón phân NPK 20 – 40 g/gốc cây mai, hoặc thay hỗn hợp phân trên bằng phân trùn quế SFARM Pb01 1 – 2 kg/gốc, 3 – 4 lần/năm vào các thời điểm: sau Tết Nguyên Đán (hoa tàn hết), sau khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, 1 – 1,5 tháng trước khi hoa mai nở (Xem thêm: Làm sao để hoa mai nở đúng dịp Tết?). Nên giữ ẩm vào mùa khô và làm thoáng gốc vào mùa mưa để rễ phát triển tốt, bón phân theo hốc gần vùng rễ non phát triển, bón vào hốc hoặc rãnh sâu từ 5 – 7cm, sau đó lấp đất lại.
Hướng dẫn chọn loại chậu phù hợp với cây mai
Kích thước chậu tùy thuộc độ lớn của cây. Hiện nay trên thị trường chậu được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa cứng, xi măng, đất nung, chậu sành… với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.
Đặc biệt người dân trong đô thị thường chọn loại bằng nhựa cứng do giá cả hợp lý, dễ vận chuyển, lắp đặt, thời gian sử dụng lâu dài.
Tham khảo thêm các loại chậu bằng nhựa cứng tại đây.
Lưu ý: trước khi đổ đất vào chậu nên lót 1 lớp đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm dưới đáy chậu nhằm tăng khả năng thoát nước.
Các loại đất nung
Hướng dẫn thay đất & chậu cho cây mai
Bước 1
Bốc cả bộ rễ lẫn thân mai ra khỏi chậu cũ. Tiến hành bốc lớp đất cũ đi một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý: chỉ nên tác động đến lớp đất xung quanh tán rễ, không nên bóc hết lớp đất có chứa bộ rễ cây, dễ làm gãy và đứt rễ.
Bước 2
Rải một lớp nền viên đất nung/ sỏi nhẹ sfarm vào đáy chậu để giúp cây thông thoáng, thoát nước tốt.
Bước 3
Cho 50% hỗn hợp đất trồng mai vào chậu. Sau đó đặt cây vào giữa chậu, đảm bảo sao cho cây thẳng đứng
Bước 4
Lấp hỗn hợp đất còn lại ngập rễ cây mai hoặc phù hợp với chậu. Không đè nén đất, cứ để tự nhiên.
Bước 5
Tưới nước và để trong mát khoảng 1 ngày. Để cây hồi phục sau quá trình thay đất, bón phân, thay chậu.
Bước 6
Do mai là cây trồng ưa nắng. Nên sau quá trình trên hãy chọn chỗ nắng và đưa cây ra để cây phát triển tốt hơn.
Hy vọng với những kiến thức trên các bạn sẽ biết cách bón phân NPK, bón phân DAP cho cây mai của mình đúng cách và đúng thời điểm. Đồng thời biết cách kết hợp giữa phân hóa học và phân hữu cơ cho cây mai phát triển toàn diện, chơi bền nhất.
Để mua phân bón mai các bạn có thể liên hệ đến các cửa hàng vật tư nổi bật như Nông Nghiệp Phố, Vườn Sài Gòn,… Còn thông tin chi tiết về sản phẩm Phân trùn quế SFARM các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0902.652.099 nhé! Chúc các bạn có một năm mới nhiều niềm vui và may mắn!
Xem thêm:
- Hướng dẫn khoảng cách trồng mai vàng chuẩn, không thể bỏ qua
- Hoa mai vàng ngày Tết: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa mai
- Lặt lá mai năm 2022 ngày nào để hoa nở rạng rỡ đúng Tết?
- Hướng dẫn chi tiết cách trồng mai con nhanh lớn chuẩn
- Mai vàng lá: triệu chứng, cách phòng, trị bệnh (P1)