Hoa cẩm tú cầu – Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc ra hoa rực rỡ

2325 lượt xem

Nhắc đến hoa cẩm tú cầu là sẽ thấy ngay vẻ đẹp nữ tính, đáng yêu, dịu dàng mà vô cùng quyến rũ. Hiện nay, nhiều người yêu thích trồng hoa cẩm tú cầu để trang trí không gian sân nhà. Vậy cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu như thế nào để cây ra nhiều hoa, hoa đẹp và mang màu sắc theo ý muốn? Hãy tham khảo ngay bài hướng dẫn dưới đây của Đặng Gia Trang nhé.

1/ Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu có danh pháp khoa học là Hydrangea, được gọi bằng nhiều tên khác như hoa dương tử, hoa cẩm tú. Tuy có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Đông Á, nhưng ngày càng được nhân rộng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cẩm tú cầu là loài hoa sống lâu năm, dạng cây bụi. Thân gỗ mềm, thẳng và phân nhiều nhánh. Chiều cao của cây hoa có thể đạt tới 1,5m.

Thân, cành có màu xanh lá lúc còn non và chuyển dần sang màu nâu gỗ khi trưởng thành. Lá màu xanh đậm, mọc đối theo từng đốt ở thân, phần mép lá có nhiều răng cưa.

Hoa cẩm tú cầu có hình cầu tròn được tạo bởi rất nhiều những bông hoa nhỏ. Mỗi bông hoa gồm 4 cánh nhỏ, nhìn giống những cánh bướm kết hợp thành. Hoa nở khá lâu tàn và có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, xanh lam, tím.

Hoa Cam Tu Cau (5)

2/ Những giống cẩm tú cầu phổ biến hiện nay

Trên thế giới có khoảng 73 giống cẩm tú cầu khác nhau. Chúng gồm 2 loại: rụng lá và thường xanh; nhưng đa số các giống hoa cẩm tú đều rụng lá.

Một số giống cẩm tú cầu được trồng phổ biến hiện nay:

Hydrangea anomala (cẩm tú cầu leo): loài này có thân gỗ dây leo, chiều dài có thể tới 15m nếu chăm sóc tốt.

Hydrangea macrophylla (cẩm tú cầu lá to): giống này tán rộng và chiều cao khoảng 2 – 3m, lá to và có chiều dài khoảng 10 – 15cm.

Hydrangea arborescens (cẩm tú cầu nhẵn): có tên gọi khác là cẩm tú cầu lá mịn, thường cao và tán rộng tới 1 – 1,5m.

Tại Việt Nam, loài hoa cẩm tú cầu phổ biến nhất là Mophead Hydrangea và Charm Hydrangea, chúng đều thuộc giống cẩm tú cầu lá to. Và người ta chủ yếu trồng hoa cẩm tú cầu ở Sài Gòn, Đà Lạt.

Hoa Cam Tu Cau (4)

3/ Chuẩn bị cách trồng hoa cẩm tú cầu

3.1 Thời gian trồng

Cẩm tú cầu có thể ra hoa quanh năm nhưng khoảng tháng 3 – 5 (mùa xuân hè) là thời gian hoa sai nhất và đẹp nhất. Bởi vậy, thời gian thích hợp để trồng hoa cẩm tú cầu là mùa thu hoặc đầu mùa xuân. Nên trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, thời tiết dễ chịu để cây mới trồng không bị mất nước nhanh, dễ bị héo.

3.2 Đất trồng

Hoa cẩm tú cầu sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoáng khí. Cây cần độ ẩm cao nhưng không thể sống trong đất bị đọng nước lâu nên đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt.

Đối với đất tự nhiên, bạn cần dùng vôi để bón cho đất, phơi ải khoảng 15 – 20 ngày trước khi trồng để tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Sau đó, cung cấp thêm dưỡng chất bằng cách trộn 40% đất + 30% vỏ trấu hoặc mụn xơ dừa + 30% phân gà, phân bò hoặc phân trùn quế,… rồi tiến hành trồng.

Ngoài ra, thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể tham khảo đất sạch hữu cơ được bán rất nhiều trên thị trường. Chẳng hạn, đất sạch hữu cơ Sfarm đã được phối trộn đầy đủ các thành phần hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, xơ dừa, mùn, trấu hun, bột nêm, VSV bản địa… theo tỉ lệ phù hợp với từng loại cây trồng. Hơn nữa, sản phẩm đã trải qua quá trình ủ vi sinh nên vô cùng đảm bảo chất lượng về độ tơi xốp, độ ẩm, độ thông thoáng và an toàn cho sức khỏe.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cẩm tú cầuKỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu nở hoa đẹp

3.3 Giống trồng

Khi chọn giống trồng, cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm, thời gian sinh trưởng, điều kiện thích nghi,… để chọn giống mong muốn. Nên mua những giống hoa cẩm tú cầu Việt Nam vì chúng có thể thích nghi với môi trường, khí hậu nước ta.

Tại Việt Nam, giống trồng phù hợp và phổ biến nhất thường là cẩm tú cầu nhẵn và cẩm tú cầu lá to.

Giống trồng được lựa chọn phải là giống tốt, đủ tiêu chuẩn và khỏe mạnh. Nếu gieo hạt, bạn mua hạt giống tại các vườn ươm hay cửa hàng cây cảnh để đảm bảo chất lượng cũng như được tư vấn về cách gieo trồng chi tiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng cành giâm để trồng cây.

4/ Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu

4.1 Trồng bằng hạt

Hạt giống mua về có thể đem đi trồng luôn. Tiến hành gieo hạt giống hoa cẩm tú lên trên bề mặt đất. Sau đó, tưới phun sương để giữ ẩm mà không bị trôi đất, giúp hạt giống nảy mầm nhanh chóng. Đặt chậu đã gieo hạt ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sau 10 – 14 ngày, sẽ thấy hạt nảy mầm và dần lớn thành cây con.

Khi cây con phát triển khỏe mạnh, mọc đến 3 – 4 lá thì cấy cây con vào chậu cố định chứa hỗn hợp đất và phân hữu cơ đã chuẩn bị từ trước. Tiếp tục đặt chậu cây ở những nơi nhiều nắng, duy trì nhiệt độ và độ ẩm đến khi cây trưởng thành và ra hoa.

4.2 Trồng bằng cành giâm

Cành giâm đã được chọn, bạn cần cắt bớt phần búp và lá ở phía dưới. Sau đó đem cành ngâm trong nước khoảng 6 – 7 giờ để kích thích cành nhanh ra rễ.

Tiếp đó, cắm cành giâm xuống đất ẩm đã chuẩn bị, chú ý cắm nghiêng cành 30 độ. Dùng cọc tre buộc để giữ cố định cành, tránh bị lung lay. Đem vào để chỗ nắng nhẹ, chăm sóc cho cành phát triển tốt.

Sau khoảng 1 tháng, cành giâm đã bắt đầu mọc nhiều lá mới, cây con cứng cáp dần thì đem trồng vào chậu cố định khác lớn hơn. Tưới nước giữ ẩm và chăm sóc để cây hoa nhanh chóng thích nghi và sinh trưởng tốt.

Hoa Cam Tu Cau (3)

5/ Kỹ thuật chăm sóc hoa cẩm tú cầu

5.1 Tưới nước

Cây hoa cẩm tú cầu cần nhiều nước nên cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm thích hợp. Nên tưới nước và buổi sáng mát mẻ để cây có đủ nước cho cả một ngày.

Tùy vào thời tiết và tình trạng của cây hoa mà điều chỉnh lượng nước tưới. Vào mùa khô chú ý tưới nước nhiều hơn để đất không bị khô hạn khiến rễ thiếu nước. Mùa mưa nên giảm lượng nước tưới để đất không bị đọng nước nhiều tránh cây hoa bị ngập úng. Nếu thấy dấu hiệu lá héo thì cần bổ sung nước ngay để cây hồi sức, tránh làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa.

5.2 Bón phân

Không nên bón phân quá nhiều, tránh tình trạng kích thích sự phát triển của lá nhưng giảm khả năng ra hoa. Chủ yếu sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân gà, phân dê,… để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón thay đổi cân đối phụ thuộc vào sự phát triển và kích thước của cây hoa. Nên định kỳ bón phân mỗi năm 2 lần, vào cuối đông và đầu xuân.

5.3 Cắt tỉa cành

Cắt tỉa cành cẩm tú cầu cũng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây. Nếu tỉa quá muộn thì năm đó cây sẽ không có hoa, nên thời điểm muộn nhất để tỉa cành là cuối mùa đông. Thời điểm tỉa cành hợp lý nhất thường vào tháng 3 – 4.

Khi tỉa cành thường dựa vào chiều cao của cây để cắt tỉa phù hợp. Nếu cành cao quá thì cắt bớt từ đốt thứ 6 được tính từ gốc đến hoa. Lưu ý không nên cắt tỉa quá nhiều, vì điều này có thể khiến cây ra ít hoa vào năm sau.

Nếu chưa có kinh nghiệm, không xác định chính xác được thời điểm tỉa cành thì bạn cứ đợi đến hết mùa hoa rồi cắt bỏ hoa. Cần chừa lại những cành mùa này không có hoa để năm sau chúng ra đợt mới.

Hoa Cam Tu Cau

6/ Phòng trừ sâu bệnh hại cho cẩm tú cầu

Để phòng ngừa sâu bệnh hại thì cần phải chọn giống trồng kháng bệnh, khỏe mạnh ngay từ trước khi trồng. Tuy cây cẩm tú cầu khá hiếm bị sâu bệnh, nhưng nếu xuất hiện sẽ khiến cây hoa thiếu dưỡng chất, bị còi cọc kém phát triển.

Cây hoa cẩm tú cầu có thể bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại như rệp, ve nhện đỏ. Ngoài ra, một số loại bệnh thường gặp khi trồng hoa cẩm tú cầu là bệnh héo lá, bệnh phấn trắng, đốm lá.

Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý nhanh chóng. Kiểm soát và duy trì các điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị nhiễm bệnh để tránh lây nhiễm sang cành, lá khỏe mạnh khác.

7/ Phương pháp biến đổi màu cho hoa cẩm tú cầu

Điều thú vị ở loài hoa cẩm tú cầu này là chúng có thể thay đổi màu phụ thuộc vào độ pH của đất trồng.

– Nếu thích hoa cẩm tú cầu màu xanh lam thì hãy trồng trong đất chua có độ pH < 6. Giảm độ pH của đất nếu độ pH > 6 bằng cách thêm lưu huỳnh, nhôm hoặc dung dịch clorua. Cách nhanh nhất là chôn xuống đất vài cái đinh sắt gỉ hoặc ít giấy nhôm (loại dùng để nướng đồ ăn).

– Nếu thích hoa cẩm tú cầu màu trắng sữa thì trồng cây trong đất chua trung tính có độ pH từ 6 đến 7.

– Nếu thích hoa cẩm tú cầu màu hồng hoặc tím thì trồng cây trong đất phèn có độ bazơ cao, độ pH > 7. Có thể tăng độ pH cho đất bằng cách sử dụng lượng vôi bột vừa phải bón vào đất.

Hoa Cam Tu Cau (2)

8/ Cách nhân giống hoa cẩm tú cầu

Gieo hạt

Bạn có thể tự thu thập hạt giống từ những cây cẩm tú cầu có sẵn. Khi hoa cẩm tú cầu tàn, sử dụng túi giấy bọc đầu hoa rồi cắt cuống. Sau vài ngày, lắc túi để hạt tách ra khỏi hoa. Đổ hạt ra để đem xử lý, chuẩn bị và tiến hành trồng như đã hướng dẫn ở trên.

Tuy nhiên, hạt hoa cẩm tú cầu rất nhỏ, kích thước không bằng hạt tiêu nứt nên thường khó chọn những hạt giống thực sự đủ tiêu chuẩn, không lép, không sâu bệnh. Thế nên, để nhân giống bằng hạt hiệu quả, bạn có thể mua hạt giống hoa cẩm tú cầu được bán rất nhiều trên thị trường, vừa uy tín lại đảm bảo chất lượng.

Giâm cành

Cách nhân giống cẩm tú cầu bằng giâm cành được ưa chuộng hơn vì đơn giản và cây trồng ít bị sâu bệnh cũng như sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Chọn cây mẹ khỏe mạnh, qua mùa hoa thì cắt những đoạn cành to khỏe, không sâu bệnh, có nhiều búp to ở nách lá và vỏ màu nâu gỗ. Cắt những đoạn với chiều dài khoảng 30 – 40cm, có khoảng 3 đốt lá là được.

Sau đó, cắt bỏ búp, lá ở phía dưới rồi đem ngâm nước, giâm vào đất theo hướng dẫn đã nêu ở cách trồng.

Như vậy, Đặng Gia Trang đã chia sẻ đầy đủ, chi tiết các thông tin về đặc điểm, thời vụ, kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu,… trong bài viết trên. Hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng cách trồng và chăm sóc hoa tú cầu thật hiệu quả. Chúc bạn thành công trồng được những chậu hoa cẩm tú cầu nở thật nhiều hoa, lâu tàn và mang màu sắc theo sở thích của mình.

Mọi chi tiết thắc mắc, hãy vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết