Kỹ thuật trồng khoai tây sao cho chuẩn để củ to, đẹp và chất lượng? Hãy để SFARM chia sẻ đến bà con cách trồng khoai tây và cách bón phân hữu cơ hiệu quả cho cây phát triển tốt ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Thời vụ trồng khoai tây
Thời vụ để thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây gồm có 3 vụ:
- Vụ đông (sớm): Bà con trồng vào khoảng từ tháng 9 – tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12.
- Vụ chính: Bà con trồng vào khoảng từ cuối tháng 10 – đầu tháng 11 và thu hoạch vào khoảng từ cuối tháng 1 – đầu tháng 2 năm sau.
- Vụ xuân (muộn): Bà con có thể trồng vụ muộn vào tháng 12 và thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.
Khoảng cách, mật độ trồng
Để kỹ thuật trồng khoai tây đạt hiệu quả, bà con cần chú ý đến khoảng cách trồng để tránh củ giống bị dập úng và để đủ không gian cho cây phát triển tốt. Có 2 cách trồng như sau:
- Trồng luống đôi (luống trồng 2 hàng): Hàng cách hàng 40 – 50cm, cây cách cây 35 – 40cm.
- Trồng luống đơn (trồng 1 hàng trên luống): Cây cách cây 35 – 40cm.
Chuẩn bị gì trước khi trồng khoai tây?
Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây, bà con cần chuẩn bị những điều sau đây để kỹ thuật trồng khoai tây đạt được hiệu quả như mong muốn nhé!
Chuẩn bị củ giống
Giống trồng khoai tây đặc biệt hơn các loại rau trồng tại nhà khác, khoai tây trồng từ củ. Giống có thể mua ở các cửa hàng bách hóa hoặc chợ nông sản. Củ giống để thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây phải già, khối lượng lớn hơn 50 gram, đường kính củ lớn hơn 4,5 cm. Bà con có thể trồng cả củ hoặc bổ miếng ra trồng.
Chọn đất và làm đất
Chọn đất
Loại đất thích hợp nhất để thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất bãi phù sa ven sông.
Bà con có thể tham khảo thêm loại đất trồng cây đa dụng SFARM là dòng đất trộn chứa hàm lượng đất thịt và mùn hữu cơ cao, có chứa Trichoderma và vi sinh vật có lợi giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu và ngăn ngừa nấm bệnh cho mọi loại cây.
Lưu ý: Nếu bà con thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây sau vụ lúa cuối hè – đầu thu thì cần cắt rạ sát gốc, tháo nước khô, sau đó mới tiến hành làm đất.
Làm đất
Đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ và loại sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Khi lên luống để thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây, bà con nên lên luống đôi rộng 120 – 140cm, rãnh luống sâu 15 – 20cm và rộng 25 – 30cm để thoát nước nhanh khi mưa lớn giúp tránh bị ngập úng làm thối củ.
Cách trồng khoai tây hiệu quả
Sau đây là kỹ thuật trồng khoai tây hiệu quả cho củ to, đẹp và chất lượng, mời bà con tham khảo.
Cách trồng khoai tây nguyên củ
- Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây nguyên củ, bà con cần rải một lớp rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, phân đạm và phân lân xuống đáy rồi lấp một lớp đất mỏng lên.
- Bà con tiến hành kỹ thuật trồng khoai tây xuống đất, chú ý đặt củ giống nằm ngang so le nhau, mầm khoai hướng lên trên và không để củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân bón, đặc biệt là phân bón hóa học.
- Phủ kín củ giống bằng một lớp mỏng đất bột, mùn và trấu hun, sau đó phủ rơm rạ lên toàn bộ mặt luống với độ dày khoảng 7 – 10 cm.
- Bà con tưới nước để làm ẩm đất và rơm rạ, nếu đất còn ẩm thì không cần tưới thêm.
- Cuối cùng, để tránh rơm rạ bay khi có gió mạnh, bà con có thể dùng đất đè lên rơm rạ.
Cách trồng khoai tây bổ củ
- Để thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây bổ củ, bà con dùng dao sắc và lưỡi mỏng để cắt củ giống. Nhúng dao vào cồn 96% hoặc nước xà phòng đậm đặc trước mỗi lần cắt để ngăn nấm gây thối củ.
- Bổ dọc củ, mỗi miếng bổ phải có từ 2 – 3 mầm, rồi chấm ngay vết cắt vào bột xi măng khô. Bà con lưu ý không để xi măng bám quá nhiều để tránh hút nước làm héo củ.
- Sau khi bổ, bà con đặt miếng bổ để mầm hướng lên trên vào luống đã lên. Bà con chú ý không để miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân và khoảng cách giữa các miếng bổ phải từ 25 – 30 cm, không để đống hoặc gần nhau sẽ khiến miếng bổ dễ bị thối úng.
- Cuối cùng, bà con phủ kín mầm bằng một lớp đất dày từ 3 – 4 cm, tuyệt đối không được để hở mầm.
Chăm sóc khoai tây sau khi trồng
Như vậy là SFARM đã chia sẻ cho bà con chi tiết kỹ thuật trồng khoai tây nguyên củ và bổ củ. Tiếp sau đây SFARM sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc cho cây khoai tây sau khi đã thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây.
Bón phân
- Bón lót: Trộn đều hỗn hợp phân chuồng hoặc phân bón vi sinh, phân đạm và phân kali với tỷ lệ 3:1:2, rồi rải toàn bộ hỗn hợp lên trên mặt luống giữa hai hàng khoai.
- Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao được khoảng 15 – 20 cm, bà con tiến hành bón thúc lần 1 với hỗn hợp có tỷ lệ 1 đạm + 1 kali, bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, tuyệt đối không bón trực tiếp vào gốc cây vì dễ làm cây chết.
- Bón thúc lần 2: Sau 15 – 20 ngày kể từ ngày bón thúc lần 1, bà con tiếp tục bón thúc lần 2 với hỗn hợp có tỷ lệ 1 đạm + ½ kali.
Che phủ luống
- Sau khi bón lót, bà con nên dùng rơm rạ hoặc trấu tro phủ kín mặt luốn với độ dày từ 5 – 7 cm.
- Khi cây cao được 15 – 20 cm (ngay sau khi bón thúc lần 1), bà con phủ thêm rơm rạ phủ kín cả mặt và 2 bên mép luống với độ dày từ 10 – 12 cm. Để rơm rạ không bị bay bà con nên dùng đất cày đè lên.
Xới xáo, làm cỏ và vun gốc
- Lần 1: Sau khi thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây được khoảng 7 – 10 ngày thì bà con vun xới nhẹ kết hợp với tỉa mầm.
- Lần 2: Khi cây được 20 – 25 ngày trồng, bà con vun gốc kết hợp với bón thúc.
- Lần 3: Khi cây được 30 – 45 ngày trồng, bà con xới nhẹ nhàng, làm cỏ, vét rảnh luống và vun cao gốc.
Tưới nước
- Lần 1: Bà con tưới nước khi cây trồng được 15 – 20 ngày.
- Lần 2: Tưới nước lần 2 sau khi trồng được 30 – 40 ngày.
- Lần 3: Tưới nước 3 khi cây trồng được 60 – 65 ngày.
- Ngoài ra, bà con có thể linh hoạt điều chỉnh số lần tưới nước sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết thực tế.
Phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây và chăm sóc khoai tây, việc sâu bệnh xuất hiện gây hại cho cây trồng là không thể tránh khỏi nên bà con cần theo dõi vườn thường xuyên để sớm phát hiện và có cách xử lý kịp thời. SFARM xin gợi ý cách phòng trừ một số sâu bệnh thường gặp ở khoai tây, mời bà con tham khảo.
Sâu hại
Nhện trắng: Nhện trắng thường xuất hiện và gây hại cho cây trồng khi thời tiết ấm. Chúng thường tụ tập ở mặt dưới cũng lá non, ngọn cây khiến cho lá và ngọn quăn lại.
Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu có thành phần Diafenthiuron để phòng trừ.
Bọ trĩ: Bọ trĩ cũng là loài sâu hại xuất hiện và gây hại cho cây vào thời tiết ấm, chúng khiến cho lá bị khô và chết đi.
Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu có hoạt chất Methidathion 40% hoặc Etofenprox để phun trừ ngay sau khi bọ trĩ xuất hiện.
Sâu xám: Sâu xám xuất hiện nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm cao, chủ yếu phá khi cây còn nhỏ. Loài sâu hại này bám vào cây để ăn lá và cắn ngang gốc cây khi khoai tây đang trong thời kỳ mọc.
Biện pháp phòng trừ: Bà con dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng và soi đèn bắt sâu vào 9 – 10 giờ tối hoặc vào buổi sáng sớm. Dùng thuốc trừ sâu dạng hạt có hoạt chất Diazinon để xử lý đất với liều lượng 41.5 – 55.5 kg/ha phun vào buổi chiều sau khi trồng.
Bệnh hại
Bệnh mốc sương
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Phytophthora infestans gây nên. Bệnh phát triển liên tục, phá hại nặng khi trời nhiều mây mù, mưa phùn kéo dài và nhiệt độ dưới 20 độ C. Bệnh hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2.
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên và dùng phân bón lá Boóc-đô phun đều trên 2 mặt của lá với liều lượng 25 – 30 gram cho 10 lít nước.
Bệnh vi rút
Các loại vi rút khoai tây truyền bệnh khi tiếp xúc giọt dịch qua vết thương và truyền bệnh nhờ côn trùng môi giới mà chủ yếu là rệp đào.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch mầm bệnh. Nhổ bỏ cây bệnh và thu dọn tàn dư trên vườn trồng. Bà con nên trồng luân canh với lúa nước, không nên trồng gần cà chua, bầu bí,…
Bệnh héo xanh: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây nên, đây là một loại bệnh hại rất nghiêm trọng và có tốc độ lây lan nhanh, thường xuất hiện ở vùng trồng nhiệt đới.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch mầm bệnh. Không bón phân tươi. Nhổ bỏ các cây bị bệnh và thu dọn sạch tàn dư cây bệnh. Trồng luân canh với lúa nước và không nên trồng ở ruộng mà trước đó vừa mới trồng cà chua, khoai tây,…
Thu hoạch và bảo quản khoai tây
Sau 90 – 95 ngày kể từ ngày thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây thì bà con có thể tiến hành thu hoạch khoai tây, nên thu hoạch vào ngày có thời tiết nắng ráo. Khi thu hoạch cần phân loại sơ bộ tại chỗ để loại bỏ các củ bị bệnh.
Loại bỏ những củ bị hư, dập, không còn nguyên vẹn. Bảo quản ở nơi bóng tối, khô ráo và thoáng khí.
Như vậy qua bài viết trên, SFARM đã chia sẻ kỹ thuật trồng khoai tây, cách chăm chóc và phòng trừ các loại sâu bệnh hại để cho củ to và chất lượng. Hy vọng bà con đã hiểu rõ và áp dụng thành công kỹ thuật trồng khoai tây tại vườn nhà mình để có một vụ mùa bội thu nhé! Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại SFARM Blog.
Xem thêm:
- Cách trồng dưa lưới Tết 2025 quả ngọt, chuẩn chuyên gia
- Cách trồng cà rốt trong chậu tại nhà đơn giản
- Cách trồng dưa hấu đỏ đón Tết 2025 quả to tròn, ngọt lịm
- Kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim cho quả ngon ngọt
- Hướng dẫn cách trồng hoa ly đẹp, hiệu quả, cực đơn giản
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099