Trong khẩu phần ăn của mỗi người mà tổ chức dinh dưỡng Thế giới khuyến cáo trung bình cần nạp khoảng 30kg khoai tây, điều này chứng minh khoai tây mang giá trị dinh dưỡng rất cao và có ích cho sức khỏe con người. Bạn có lo lắng về chất lượng khoai tây bên ngoài không? Hãy tự trồng khoai tây tại nhà, thưởng thức một cách an toàn nào. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay bài viết bên dưới.
1/ Chuẩn bị gì trước khi trồng khoai tây?
1.1 Chọn thời điểm trồng thích hợp
Thời điểm được cho là thích hợp trồng nhất là vào mùa xuân, khi mùa đông vừa qua và mùa hè nóng nực chưa đến. Điều này giúp cho khoai sinh trưởng tốt nhất.
1.2 Vị trí trồng
Khoai tây là cây ưa sáng, cần đặt chậu nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhất, đủ ánh nắng giúp cây quang hợp tốt hơn.
1.3 Chuẩn bị giống
Giống trồng khoai tây đặc biệt hơn các loại rau trồng tại nhà khác, khoai tây trồng từ củ. Giống có thể mua ở các cửa hàng bách hóa hoặc chợ nông sản. Củ giống phải già, khối lượng lớn hơn 50gr, đường kính củ lớn hơn 4,5cm. Bạn có thể trồng cả củ hoặc bổ miếng ra trồng.
1.4 Chọn đất
Vì là cây ăn củ nên đất trồng đòi hỏi phải mềm, tơi xốp giúp củ phát triển tốt hơn. Khuyến khích bạn nên trộn đất sạch hữu cơ, trấu và phân trùn quế để tạo môi trường đất tốt nhất. Nếu bạn không có thời gian, tham khảo các loại đất trồng trộn sẵn dành cho rau ăn củ của SFARM, tiết kiệm thời gian và hiệu quả.
1.5 Chuẩn bị chậu trồng
Chậu trồng phải có chiều cao lớn hơn 20cm, đủ không gian để cây phát triển rễ, củ sẽ đạt chất lượng hơn. Chậu phải thoát nước tốt, úng nước sẽ dẫn đến thối củ.
2/ Cách trồng khoai tây hiệu quả
2.1 Cách trồng khoai tây nguyên củ
– Thúc củ lên mầm: Đặt củ khoai tây giống lên khay, để nơi có ánh nắng và thông thoáng hoặc bạn có thể vùi củ vào cát ẩm để kích thích quá trình nảy mầm diễn ra nhanh hơn. Nhận thấy mầm khoai tây cao 2 – 3cm có thể mang đi trồng vào chậu.
Lưu ý: Giai đoạn này không được tưới nước, không để củ tiếp xúc với phân bón hoặc chất hóa học vì sẽ dẫn tới chết củ. Không để mầm quá cao mới đem trồng.
– Trồng khoai tây vào chậu: Vùi sâu củ vào chậu khoảng 10 – 15 cm, dùng lớp đất mỏng lắp củ dày khoảng 2 – 3cm. Khoảng cách trồng dao động 25 – 30cm, mật độ 5 – 6 củ/m2.
2.2 Cách trồng khoai tây bổ củ
Thúc củ lên mầm tương tự như trồng khoai tây nguyên củ, sau đó dùng dao bổ dọc củ thành 2 miếng, mỗi miếng có ít nhất 1 – 2 mầm. Sau đó chấm mầm vào ximang để khô ráo khoảng 2 ngày mới đem trồng. Bảo quản mầm nơi khô ráo, thoáng mát, không được đựng trong bọc nilon.
Trồng vào chậu được tiến hành tương tự như cách trồng nguyên củ.
Thu hoạch khoai tây trong chậu
3/ Chăm sóc
3.1 Bón phân
Sau 20 – 25 ngày trồng, bón phân hữu cơ ủ hoai quanh gốc để cây sinh trưởng tốt, có thể bón phân bò, phân trùn quế hoặc đạm cá.
Sau 40 ngày trồng, bón bổ sung phân hữu cơ kết hợp với phân đạm, lân, kali thúc đẩy cây nuôi củ tốt. Cứ 15 ngày bón định kỳ 1 lần.
3.2 Xới xáo, làm cỏ và vun gốc
Kỹ thuật vun cao gốc giúp tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Trong giai đoạn phát triển cần tiến hành vun xới, làm cỏ thường xuyên, giúp cây đứng vững và hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng.
3.3 Tưới nước
Tưới nước 2 lần/ngày để cây đủ nước, không được để đất bị khô. Cây càng lớn thì lượng nước tưới tăng theo. Đặc biệt trong giai đoạn cây phát triển, tưới đủ nước giúp nâng cao chất lượng và số củ của cây.
4/ Phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây
Khoai tây ít bệnh hơn các loại khoai khác, nhưng nếu chăm sóc không đúng hoặc thời tiết quá ẩm sẽ dễ mắc các bệnh như sương mai, héo xanh, … Bạn nên phun thuốc trừ bệnh thường xuyên vào mùa mưa, tỉa lá gần gốc để tạo độ thông thoáng, chọn củ giống tốt để hạn chế bệnh hại. Nếu mắc bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc trị cho từng loại để điều trị.
5/ Thu hoạch và bảo quản khoai tây
Bạn mất khoảng 3 – 4 tháng trồng để có thể thu hoạch khoai tây. Khi những bông hoa khoai tây đầu tiên nở, đó là dấu hiệu chứng tỏ bạn sắp thu hoạch, khoảng 2 – 3 tuần sau bạn có thể thu. chọn những củ to thu hoạch trước và giữ cây để nuôi tiếp củ nhỏ. Trước thu hoạch khoảng 2 tuần bạn không nên tưới nước, để cho đất khô ráo.
Bảo quản khoai tây nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời, thoáng khí, tránh khoai tây mọc mầm. Khi khoai tây mọc mầm thì không thể ăn được, vì trong mầm chứa các chất độc, gây ngộ độc thực phẩm.
Thật ra trồng khoai tây rất đơn giản đúng không nào? Bạn hãy thử trồng tại nhà và sẽ cảm nhận được sự thú vị của nó. Nếu có kết quả hãy cho chúng tôi biết nhé, liên hệ Hotline 0902.652.099 để được tư vấn. Chúc bạn thành công!
*Xem thêm
- Cách trồng cà rốt trong chậu tại nhà đơn giản
- Kỹ thuật giâm cành 1 phát ăn ngay cho “nông dân phố”
- Cách trồng rau sam trong thùng xốp dễ nhất