Rau ăn lá là gì? Các loại rau ăn lá dễ trồng tại nhà

1789 lượt xem

Rau là một trong những nguyên liệu được nhiều gia đình ưa chuộng. Rau ăn lá không chỉ dùng làm thực phẩm, một số loại còn được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Đặc biệt, rau ăn lá rất dễ trồng tại nhà với nhiều cách trồng đơn giản. Bạn sẽ có ngay một vườn rau ăn lá tại gia với cách trồng rau cực dễ này. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu tại bài viết này nhé!

1/ Rau ăn lá là gì?

Nói một cách đơn giản thì rau ăn lá là những loại rau xanh. Ngoài việc đem đến những hương vị tuyệt vời khi thưởng thức cùng các món ăn khác, thì chúng còn là loại thực vật giàu chất dinh dưỡng vô cùng.

Đặc biệt, rau ăn lá không chứa quá nhiều calo và chất béo, thay vào đó là các vitamin, chất xơ,… cho nên có thể nói rằng đây là những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể.

2/ Các loại rau ăn lá dễ trồng tại nhà

2.1 Rau muống

Nói đến hạt giống rau ăn lá dễ trồng đầu tiên phải kể đến giống rau muống, một loại rau ăn lá khá thông dụng và được ưa chuộng trong mâm cơm của gia đình Việt. Rau muống là loài thực vật vùng nhiệt đới, thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Với đặc tính dễ nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện nên bạn không cần mất quá nhiều thời gian chăm sóc rau.

2.2 Rau dền

Rau dền còn là một bài thuốc quen thuộc trong y học phương Đông. Rau dền có vị ngọt, tính hàn và có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị độc,… Ngoài ra, rau dền còn hỗ trợ trong việc chữa trị táo bón, nhức đầu, chóng mặt,…Vì thế, bạn chỉ cần trồng rau dền nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và tưới nước mỗi ngày là cây sẽ tự lớn lên. Với những gia đình không có nhiều diện tích có thể gieo hạt vào chậu hoặc thùng xốp cho ra năng suất cao và là loại rau nhanh thu hoạch nên không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc.

2.3 Rau mầm

Rau mầm có số calo rất thấp. Nếu bạn cần giảm cân và muốn cắt giảm calo, rau mầm sẽ đồng hành cùng bạn với cách sống này. Rau mầm chỉ chứa 9 calo cho mỗi Aoxơ (tương đương 28,35g), và khối lượng này là một sự kết hợp gồm tinh bột – đường, protein, chất béo có lợi cho sức khỏe. Trồng rau mầm cũng rất đơn giản khi tận dụng khoảng trống nhỏ trong nhà, sau 3 đến 5 ngày có thể thu hoạch rau tươi đảm an toàn.

2.4 Cải xoong

Cải xoong là loại rau khá dễ ăn, không chỉ ăn sống mà còn có thể kết hợp với rất nhiều loại thực phẩm khác để chế biến thành những món ăn ngon như salad, cải xoong xào thịt bò, thịt lợn, cá, nấu lẩu… Đặc biệt hàm lượng dinh dưỡng cao trong rau (cung cấp vitamin A, B1, B2, C, sắt, canxi…) và khả năng chữa nhiều loại bệnh. Cải xoong là loại rau ưa râm mát, do vậy cần luôn đảm bảo rau được trồng ở nơi mát. Cải xoong có thể được trồng bằng chính những cọng rau già. Nên chọn cành to nhiều rễ cắm, cách này sẽ giúp cây lớn nhanh hơn.

2.5 Xà lách

Xà lách là một loại rau xanh quen thuộc trong các món ăn nhưng không phải ai cũng nắm được công dụng của rau xà lách đối với sức khỏe. Rau xà lách thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như tim mạch, viêm khớp, ung thư,…Rau xà lách là loại rau dễ trồng, tốn ít không gian và cho năng suất cao. Vì vậy loại rau này rất phù hợp trong việc trồng trong các vật dụng tận dụng tại nhà. Được hưởng thành quả do mình tạo ra vừa ngon, vừa sạch là điều vô cùng thú vị.

2.6 Cải Kale

Cải Kale là loại rau thuộc họ nhà cải bắp, lá xoăn và nhăn nheo, có vị ngọt hơi hăng. Nó phát triển mạnh ở thời tiết mát mẻ, nhất vào mùa xuân và mùa thu. Cải xoăn kale cũng rất dễ trồng, có thể trồng được trong thùng xốp trên sân thượng, việc này sẽ giúp cho bữa ăn gia đình được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

2.7 Cải bẹ xanh

Cải xanh là một loại cây thân thảo. Rau cải vốn tập trung trong vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh song cũng có những giống chịu nóng khá tốt, có bộ rễ ăn nông trên tầng đất mặt, bộ lá mọc so le, khá phát triển và chứa nhiều chất dinh dưỡng, cho nên cải bẹ xanh được lựa chọn vì rất dễ trồng trong nhà.

2.8 Mồng tơi

Đây cũng là một trong những loại hạt giống rau ăn lá khá dễ trồng. Rau mồng tơi được coi là một trong những vị thuốc giải nhiệt cho sức khỏe và là loại rau không thể thiếu trong bữa ăn của những ngày hè oi bức. Không chỉ giải nhiệt, rau mồng tơi còn được biết đến như một vị thuốc dân gian có tác dụng chữa nhiều bệnh. Trồng và chăm sóc loại hạt giống rau này cũng không quá khó bởi khả năng thích ứng với thời tiết và khả năng chống chịu sâu bệnh của rau khá tốt nên không mất nhiều thời gian chăm sóc.

Rau ăn lá mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau ăn lá phổ biến

2.9 Rau gia vị

Rau gia vị là một loại rau không thể thiếu đối với những món ăn, chính những hương vị đặc trưng tạo nên nét đặc biệt cho từng món ăn. Trồng các loại rau ăn lá này thì rất đơn giản cho ra năng suất tốt và nên không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc. Bạn chỉ cần trồng rau ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và tưới nước mỗi ngày là cây sẽ tự lớn lên. Với những gia đình không có nhiều diện tích có thể gieo hạt vào chậu hoặc thùng xốp. Chỉ cần trồng 1 thùng xốp rau là đủ ăn trong thời gian dài, sử dụng thường xuyên trong các món ăn hàng ngày.

3/ Cách trồng rau ăn lá tại nhà

3.1 Chuẩn bị

Khay xốp có nắp đậy, khay xốp tiện dụng bởi vì dễ dàng di chuyển, dễ thoát nước cho rau.

Hạt giống: mua ở chợ hoặc trong siêu thị.

Đất: đất trong vườn nhà, phân hữu cơ kết hợp đất sạch, giá thể xơ dừa nghiền, tro,…

3.2 Tiến hành trồng

Nếu đã có sẵn cây con, đơn giản bạn chỉ việc dùng cây con trồng trực tiếp xuống đất. Làm đất tơi xốp, tiến hành đào đất đặt cây con vào đất. Ngoài ra, bạn có thể trồng rau ăn lá bằng hạt, cần làm theo các bước sau: Hạt trước khi gieo cần được ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 2-5h. Sau đó, vớt ra rửa sạch, để ráo nước. Cuối cùng, đem gieo vào bầu hoặc trực tiếp lên đất đã chuẩn bị sẵn. Sau vài ngày hạt sẽ nảy mầm.

3.3 Chăm sóc

Sau khi trồng phải tưới nước ngay; mỗi ngày một đến hai lần, nên tưới trực tiếp vào gốc, cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó chỉ tưới khi cảm thấy đất thiếu ẩm. Nếu tưới nhiều nước quá dễ dẫn đến nấm bệnh.

Bón phân: sau khi trồng hơn một tuần, cây đã ra những lá đầu tiên. Bạn cần bón thúc lần 1 các loại phân hữu cơ như: phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân cá, phân. Cứ một tuần tiến hành bón đợt tiếp theo.

Trồng rau ăn lá tại nhà ta nên hạn chế dùng thuốc, thường xuyên theo dõi để phát hiện rau ăn lá và diệt bằng tay.

3.4 Thời gian thu hoạch

Với các loại rau ăn lá sau khi trồng 1, 5 đến 2 tháng có thể thu hoạch: Nếu để rau ăn lá lớn trong thùng gieo ban đầu (không tỉa thưa, không sang khay) từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch là: gần hai tháng. Nếu tỉa thưa rau ăn lá sang thùng, khay khác thì thời gian thu hoạch khoảng một tháng sau khi trồng lại. Riêng rau mồng tơi, khi cây ra 8-10 cặp lá ta nên cắt ngọn ăn dần (chừa lại khoảng 3-4 cặp lá tính từ gốc) ăn lúc này ngọn rau sẽ mập mạp, nếu ta không cắt, rau mồng tơi sẽ vươn dài, lá nhỏ.

Qua bài viết trên, Đặng Gia Trang đã giúp bạn biết về các loại rau ăn lá và cách trồng chúng. Hãy nhanh tay ra lựa chọn và trồng rau cùng với chúng tôi ngay thôi nào. Chúc bạn thành công! Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết