Quy trình cải tạo đất trồng rau trong chậu chuẩn nhất

1786 lượt xem

Trồng rau sạch tại nhà là xu hướng hot nhất mùa hè này, nhưng nhiều người trồng rau thường chỉ thành công ở lần đầu, còn các lần sau thì cây bắt đầu vàng vọt, yếu ớt hẳn. Để có thể cải thiện nguồn sống của cây mà không cần bỏ chi phí để thay đất mới thì việc cải tạo đất trồng rau là vô cùng cần thiết. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nào.

1/ Tại sao phải cải tạo đất sau mỗi vụ trồng?

– Sau mỗi đợt trồng, cây sẽ lấy đi một lượng lớn dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển. Đất sẽ trở nên chai cứng, không tơi xốp làm cây vụ sau khó phát triển. Do đó, cần cải tạo đất để:

– Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng tăng tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng, phát triển toàn diện.

– Tiêu diệt vi khuẩn, nấm bệnh tiềm ẩn gây hại từ vụ trước

– Tăng độ tơi xốp cho đất, tăng lượng mùn hữu cơ, tăng kết cấu cho cây trồng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng

– Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cho ra thành phẩm chất lượng.

2/ Các bước cải tạo đất như sau

Bước 1: Cho đất nghỉ ngơi và phơi ải đất, đập nhỏ và trộn vôi bột

– Dọn sạch tàn dư lá cây, gốc, rễ, cỏ dại trong đất.

– Dùng xẻng xới đều đất lên, đập nhỏ đất để tăng lượng oxy cho đất.

– Rải vôi nông nghiệp lên đất và phơi ải đất từ 3 – 5 ngày. Vai trò của vôi là:

+ Ức chế sự phát triển của nấm bệnh

+ Khử được độ mặn của đất

+ Cung cấp nguyên tố canxi giúp cây khỏe mạnh

+ Tăng hiệu lực cho phân bón

Bước 2: Làm tơi xốp đất

– Đất sau trồng thường bị nén, dẽ nên cần bổ sung thêm các nguyên liệu tăng độ tơi xốp như: vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, mụn dừa… Trong đó mụn dừa, trấu hun là 2 nguyên liệu phổ biến và cực kỳ hiệu quả.

– Trấu hun: giúp đất thoát nước tốt, tơi xốp, đồng thời giúp bộ rễ cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ phân hơn. Tỉ lệ trộn trấu hun vào đất là 10% trên thể tích chậu.

– Mụn dừa đã xử lý: Tăng độ tơi xốp, tăng độ ẩm, thấm hút nước tốt, giúp tạo độ thông thoáng cho bộ rễ. Nếu có kết hợp với trấu hun thì tỉ lệ trộn khoảng 10% trên thể tích chậu, nếu không dùng trấu hun thì tỉ lệ 20%.

Bón phân trùn quế cải tạo đất

Cải tạo đất trồng rau bằng phân trùn quế

Bước 3: Bổ sung dinh dưỡng

Phân bón là một thành phần không thể thiếu khi cải tạo đất. Đối với đất trồng rau sạch để sử dụng thì chúng tôi luôn khuyến khích sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất. Phân hữu cơ vừa cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, vừa giúp tăng hệ vi sinh vật và đặc biệt là đảm bảo được an toàn cho đất, cây và người sử dụng. Một số loại phân hữu cơ để cải tạo đất như sau:

– Phân trùn quế: Bổ sung dinh dưỡng, vi sinh vật, trùn quế giúp cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn và ổn định cấu trúc đất. Liều lượng 30% trên thể tích chậu.

– Phân trùn quế SFARM là phân trùn quế cao cấp, giải pháp cải tạo đất lý tưởng cho bạn:

+ Hàm lượng khoáng chất dồi dào, cung cấp đầy đủ đa trung vi lượng giúp đất trở nên tơi xốp, thông thoáng và tăng khả năng giữ dinh dưỡng.

+ Hệ vi sinh vật đa dạng như vsv cố định đạm, vsv phân giải lân,… giúp cải thiện chất lượng đất và tăng độ màu mỡ.

+ Chứa nhiều trùn và kén trùn giúp phân giải các xác bã thực vật thành phân bón, tạo độ thoáng khí cho đất trồng, giúp đất tơi xốp.

+ Axit humic, fulvic và hoóc môn IAA góp phần tạo nên chất mùn trong đất, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Phân có độ pH trung tính nên có khả năng trung hòa pH, ổn định lại pH giúp cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.

– Bạn cũng có thể tự làm phân cá hữu cơ để cải tạo đất sạch như sau:

+ Băm nhỏ các loại phế phẩm của cá rồi cho vào hũ sành.

+ Sau đó thêm mật rỉ đường theo tỉ lệ 1:1 và đậy kín hũ.

+ Lưu ý, nên đặt ở nơi thoáng mát, tránh bị nước mưa chảy vào. Thời gian ủ khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Khi sử dụng thì pha nước cá ngâm với nước theo tỷ lệ 0,5 – 1% phun hoặc tưới. Cách làm này khi tưới sẽ có mùi hơi tanh.

Bước 4: Tăng nấm đối kháng cho đất

Nấm đối kháng Trichoderma là một thành phần giúp ngăn ngừa nấm bệnh, cải tạo đất tăng sức đề kháng cho cây rất hiệu quả. Ngoài ra còn giúp kích thích bộ rễ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình phân giải chất xơ. Nên bổ sung Trichoderma ở bước cuối cùng để nấm hoạt động hiệu quả nhất, liều lượng thích hợp là: 2% trên thể tích chậu.

Bạn đã sẵn sàng bắt tay vào cải tạo đất cho vườn nhà mình chưa nào? Nhanh nhanh tiến hành cải tạo cho vườn bạn nhé. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết