Cải tạo đất nông nghiệp thoái hóa bằng phân trùn quế

285 lượt xem

Những năm gần đây, Việt Nam ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng trong khi nhiều vùng đất bị biến đổi chất đất, tăng chua phèn. Liệu bản đồ đất đai xây dựng cách đây hàng chục năm có còn giá trị sử dụng? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách cải tạo đất bằng phân trùn quế qua bài viết dưới đây.

Trong quá khứ, chúng ta đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu thổ nhưỡng. Tuy nhiên, việc lập bản đồ đất và những công trình tầm vóc về lĩnh vực này thường đã có thâm niên 15 – 25 năm rồi. Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp đã cực kỳ quan tâm đến nghiên cứu phát triển các loại giống (cây trồng, thủy sản, vật nuôi…) nhưng lại ít quan tâm đến nghiên cứu thổ nhưỡng, ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu về khoa học đất.

Chính trong thời gian này, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản như lúa gạo, chè, cà phê, cao su, hồ tiêu; đồng thời cũng bùng nổ dữ dội những tác động làm biến động chất lượng đất đai. Đó là:

– Nạn phá rừng đã đến mức trầm trọng và trở thành vấn đề có tính chất “quốc nạn” gây nên tình trạng xói mòn, lở đất, lũ ống, lũ quét ngày càng trầm trọng;

– Việc độc canh 3 – 4 vụ lúa/năm trên cùng một vùng đất trở thành phổ biến;

– Nông dân ít quan tâm đến sử dụng các loại phân hữu cơ như trước, mà lệ thuộc hoàn toàn vào phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…, dùng phân bón hóa học không đúng cách gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất.

– Biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên đã trở thành vấn đề toàn cầu gây nên các trạng thái khí hậu cực đoan như bão lũ, lở đất, nước biển dâng gây ngập mặn mất đất canh tác (Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia bị tác động nặng nề nhất thế giới).

Những vấn nạn trên tác động thế nào đến chất lượng đất trồng? Liệu bản đồ đất đai xây dựng cách đây hàng chục năm có còn giá trị sử dụng như một loại cẩm nang cho nông dân nữa không?

Lưu huỳnh tích tụ gây ngộ độc đất

Trong bài báo “Sử dụng nguyên tố dinh dưỡng lưu huỳnh hợp lý” (đăng trên NNVN, ngày 10.2.2014), tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường Phía Nam) nói về kết quả khảo sát lưu huỳnh (S) trong đất Tây Nguyên. Kết quả làm nhiều người giật mình khi một vùng đất đỏ bazan màu mỡ từ chỗ thiếu hụt nguyên tố S, nay đã trở thành một vùng đất chua (pH thấp) với hàm lượng S tầng mặt quá cao (86 ppm), cho thấy nguy cơ ngộ độc S trên đất trồng cà phê.

Để giải thích tình trạng trên, tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng S cao NPK 16-16-8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng, lâu ngày lưu huỳnh tích tụ lại.

Chúng tôi nói thêm rằng: Hàng năm chúng ta sản xuất và sử dụng khoảng trên 1 triệu tấn phân supe đơn với hàm lượng 12%S. Để sản xuất NPK, nếu trộn supe với đạm urê sẽ gây hiện tượng sản phẩm chảy nước khó bảo quản. Chính vì vậy chúng ta nhập hàng vạn tấn đạm Amoni Sulphat (NH4)2SO4 với hàm lượng 24%S về để phối với super sản xuất phân NPK. Hai loại phân có hàm lượng S cao trộn với nhau sẽ tạo ra những sản phẩm NPK chứa S rất cao.

Mấy chục năm qua, nông dân đã dùng các loại phân này chăm bón, nếu không biết thay đổi hoặc do thị trường không có chủng loại khác để thay thế thì đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đất bị hóa chua (pH thấp) và tích tụ S gây ngộ độc đất.

cải tạo đất bằng phân trùn quế

Cải tạo đất bằng phân trùn quế

Câu hỏi đặt ra dành cho ngành nông nghiệp và các nhà khoa học nghiên cứu là: Ở Việt Nam có bao nhiêu vùng đất đã bị biến đổi có tính “quay ngoắt” như vậy? Làm thế nào để hạn chế, chấm dứt tình trạng chua hóa này?

Ở Nhật Bản, từ những năm 1960 người ta đã có những nghiên cứu nghiêm túc về tác động của phân hóa học tới việc cải tạo đất, từ đó đề ra các biện pháp định hướng cho nông dân sử dụng những sản phẩm phân bón có lợi cho việc cải tạo đất để sản xuất ra các nông sản sạch, có chất lượng cao. Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy cải tạo đất bằng phân trùn quế là một biện pháp rất tốt cho cây trồng, làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và tốt cho việc cải tạo đất, nên khuyến cáo nông dân sử dụng ngày càng nhiều.

Phân trùn quế có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng. Phân trùn quế có nồng độ PH=7 nên nó hoặc động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp. Acid Humid trong phân trùn quế, kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp. Trong phân trùn, Acid Humid ở trạng thái mà cây trồng có thể hấp thu dễ dàng nhất. Acid Humid cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất.

Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối ,nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giữ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu. Phân trùn quế làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Ni tơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. IAA (Indol Acetic Acid)có trong phân trùn quế là một trong những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng phát triển tốt.

Phân trùn quế là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Không giống như phân chuồng, phân trùn được hấp thu ngay một cách dễ dàng bởi cây trồng. Phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ… Với việc tăng cường sử dụng loại phân bón hữu cơ vi sinh với nguồn gốc tự nhiên, ngoài việc đảm bảo cho sự tăng trưởng của cây trồng, còn giúp góp phần cải tạo đất đai, khắc phục tình trạng thoái hóa đất nông nghiệp do sử dụng quá nhiều phân bón hóa học như hiện nay.

Xem sản phẩm phân trùn quế SFARM

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (6 bình chọn)