Hoa Hồng luôn được mệnh danh là biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp. Bạn có muốn sở hữu riêng cho mình một khu vườn hoa hồng tuyệt đẹp? Chỉ cần thuộc lòng các bước trồng của Đặng Gia Trang bạn có thể thành chuyên gia trồng hoa hồng nhé.
1/ Trồng hoa hồng cần chọn cây giống tốt
Trên thế giới có hơn 300 loại hoa hồng khác nhau. Riêng ở nước ta đã có hơn 50 loại hoa hồng với màu sắc, kiểu dáng… khác nhau. Được chia thành các nhóm: giống đỏ, giống phấn hồng, giống vàng, giống hồng sen, giống trắng và hệ nhiều mau pha trộn.
Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi hoa hồng, hãy dành một chút thời gian nghiên cứu các đặc điểm cụ thể của khu vực trồng của mình, sau đó tìm những loại hoa hồng có đặc điểm phù hợp. Chắc hẳn một số giống hoa hồng Tại đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn đó.
Bạn có thể mua cây giâm, chiết, ghép… có sẵn ở các vườn ươm cây uy tín để tỉ lệ cây sống, khỏe cao hơn. Các cây hoa hồng lúc mới mua về, vì đã phải trải qua 1 đoạn đường di chuyển xa, thay đổi môi trường sống. Do đó khi đến tay bạn, cây thường sẽ mất khá nhiều sức. Vì thế, bạn cần tháo bầu và vô chậu cho những cây hồng này đúng cách để đảm bảo rằng chúng sẽ sinh trưởng tốt.
Chọn cây giống trồng hồng
2/ Chọn chậu là một phần để trồng hoa hồng thành công
Nên chọn chậu trồng hoa hồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hoa hồng. Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ sẽ thích hợp hơn, nếu dùng chậu lớn, khi tưới lượng nước dư thừa không có lối thoát ra thì bộ rễ cây hồng sẽ hư thối, làm chết cây.
Đồng thời, khi chọn chậu trồng hoa hồng nên chọn loại chậu có chân, để đáy chậu không áp sát xuống mặt đất, gây trở ngại cho việc thoát nước. Nếu không, phải kêu chậu lên cao, cách mặt đất khoảng 5cm mới tốt. Chú ý lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu bởi hoa hồng không chịu được ngập úng. Nên chọn loại chậu có hai lỗ thoát nước, nếu chỉ có một, thì lỗ đó phải đủ rộng (đường kính khoảng 2cm) mới đủ sức thoát nước
Chọn chậu vừa vặn để trồng hồng
3/ Đất trồng cây hoa hồng
Để trồng hoa hồng trong chậu đúng cách trước hết cần phải chọn đất tơi xốp, giá thể có độ thoáng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Sau khi đã lựa chọn được chậu và đất rồi, bước tiếp theo cần làm là tiến hành phối trộn các giá thể trồng với nhau theo tỉ lệ như sau: 50% đất sạch : 20% trấu hun : 30% phân trùn quế hay 40% xơ dừa : 10% trấu hun : 30% phân trùn quế : 20% viên đất nung.
Hỗn hợp trồng hoa hồng có chứa phân trùn quế được đánh giá là có chất lượng tốt, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cho hoa có màu sắc bền đẹp, cứng cây, dày lá, giúp bộ rễ khỏe mạnh nhờ có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu được sâu bệnh hại tấn công cây hoa hồng.
Ngoài ra trong Phân trùn quế có chứa hệ vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải photpho khó tan vi sinh vật phân giải celluose sẽ giúp phân giải nhanh các giá thể trồng thành những chất hữu cơ đơn giản để cây hồng hấp thu dinh dưỡng dễ dàng và hiệu quả.
Đọc ngay: Bật mí cách trộn đất trồng hoa hồng siêu dinh dưỡng
*Vị trí trồng cây hoa hồng
Là loại cây thích hợp nơi thoáng gió và có ánh sáng đầy đủ. Để hoa hồng sai hoa, chuẩn form thì vị trí trồng rất quan trọng. Nên chọn nơi có hướng ánh nắng mặt trời chiếu vào buổi sáng hay nắng chiếu xuyên. Nhất là tránh ánh nắng gay gắt vào giữ trưa cho cây.
4/ Cách trồng hoa hồng tại nhà
Để cho chậu hoa có độ thông thoáng nước, dưới đáy lót một ít Viên Đất / sỏi nhẹ Nung Sfarm. Tiếp đến trồng hoa hồng vào chậu và cho giá thể đã trộn lấp đầy gốc cây. Nếu cây hồng nằm trong bầu nilon thì đặt cây nằm nghiêng trong chậu, dùng dao bén rạch đứt bao nilon từ trên xuống dưới để tách bao ra khỏi bầu. Sau đó, nhẹ nhàng đặt cây hoa hồng đứng thẳng giữa chậu, rồi lấy hỗn hợp vừa trộn lấp xung quanh. Nên dùng tay ấn đất cho dẽ xuống để giữ cho gốc khỏi lung lay. Không nên ấn quá chặt vì có thể làm đứt các rễ non của hồng.
Lưu ý: Trước khi tách bầu nên ngưng tưới một ngày, vì đất mềm quá sẽ dễ vỡ bầu.
Khi trồng xong, ta nên tưới nhẹ lên toàn thân cây và gốc cây một lần nữa, giúp cho đất dẽ xuống, cây phát triển tốt hơn. Việc kế tiếp là dùng vài que tre nhỏ bằng ngón tay út, với chiều dài khoảng 40 – 50cm, một đầu cắm sâu xuống đất, còn đầu que hướng về phía thân hay các cành hồng, cột chặt chỗ nhánh hồng tiếp giáp với que tre để giúp cây có thể đứng thẳng, đứng vững khi bộ rễ của nó chưa đủ để tiếp xúc với môi trường sống mới.
Sau cùng, ta che nắng cho chậu hồng, hoặc mang chậu vào nơi có bóng râm, giúp cây khỏi héo úa.
Khi cây đã sống ta đặt chậu ở nơi có ánh sáng đầy đủ, thoáng gió. Nếu lá hoa hồng được chiếu đủ 8 tiếng ánh nắng thì cây sẽ sinh trưởng tốt, lớn nhanh, ít bị sâu bệnh hại. Khi được chăm sóc tốt hồng còn cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi hơn.
Còn nếu bạn muốn tự tay nhân giống hoa hồng, thì đọc ngay bài viết Cách chiết cành hoa hồng thành công đến 99% SFARM đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn nhé.
5/ Chăm sóc, tưới nước cho cây hoa hồng
Hoa hồng trồng chậu lượng đất ít nên khả năng giữ nước cũng bị hạn chế rất nhiều, nhờ việc bón phân trùn quế bạn không cần phải tưới nước thường xuyên. Tính năng tuyệt vời của phân trùn quế là khả năng ngậm nước bằng 9 lần thể tích của nó nên sẽ giữ ẩm tốt và cung cấp cho cây hồng khi bị thiếu, không gây ra hiện tượng ngập úng.
Nên nếu hoa hồng trồng chậu có thể tưới 2 ngày/lần tùy điều kiện thời tiết. Chú ý chăm sóc, tưới nước cho hoa hồng khi thấy đã khô nước, phải tưới đẫm chứ không nên chỉ tưới ở trên bề mặt.
6/ Bón phân cho hoa hồng
Phân chia làm 2 loại, loại một là phân hữu cơ trang trại như phân trùn quế, phân trâu, phân bò, phân dê, phân gà,…; loại 2 là phân hữu cơ tự ủ lên men như cá, đỗ tương, bánh dầu…
Nên chia làm 3 giai đoạn bón: bón dưỡng rễ lúc hoa gần tàn; bón nuôi mầm lúc mầm lên; và bón nuôi hoa khi cây ra nụ.
Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ 100% được tạo thành từ phân trùn quế nguyên chất, cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng mà sẽ không có rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi sử dụng phân trùn quế để bón cho hoa hồng. Do đó sử dụng phân trùn quế độ an toàn cao hơn hẳn so với các loại phân chuồng khác.
Đọc ngay: Bón phân cho hoa hồng thế nào là đúng – đủ
7/ Thu hoạch và cắt tỉa cho hoa hồng tiếp tục ra hoa
Thời gian thu hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).
Cắt bằng dao kéo sắc, cắm ngay vào nước sạch rồi đưa vào nơi kín gió, râm mát để bảo quản. Vị trí cắt nên chừa lại 2 – 4 đốt hoặc cắt sát cành hoa chính. Khi cắt nên chú ý chừa lại khoảng 3 lá phía dưới cành để sau này phần còn lại của cành hồng sẽ lên 3 chồi mới để ít nhất cành hồng mới sẽ cho từ 1 – 3 hoa ở lứa sau. Khi cắt hoa nên kết hợp với cắt tỉa bỏ cành tăm, cành không cần thiết, cắt bỏ lá hư và hoa đã tàn. Sau khi cắt, tỉa hoa xong tiếp tục chăm sóc, bón phân.
Quá trình cắt tỉa hoa hồng trồng trong vườn
Đọc ngay: Quy trình cắt tỉa hoa hồng đúng lúc và đúng cách
*Một số lưu ý phòng trừ sâu bệnh trong quá trình trồng hồng
Hoa hồng bị sâu bệnh do những nguyên nhân như: chậu trồng ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc tình trạng bị ngập úng khi trời mưa. Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng, cây bị suy kiệt và có thể bị chết cây.
Bệnh đốm đen
Lá hồng xuất hiện những đốm màu đen, lá vàng úa và rụng dần. Nên trồng hồng ở nơi khô thoáng, giữ lá ráo nước, cắt tỉa những lá bị bệnh và có chế độ chăm sóc hợp lý. Bạn có thể sử dụng 1 muỗng cà phê baking soda pha vào 1 lít nước, thêm vài giọt xà phòng để phun khử trùng cho cây.
Bệnh phấn trắng
Những lớp bột màu trắng bao phủ lên thân và lá hoa hồng. Bệnh xuất hiện do khu vực trồng ẩm ướt và thiếu ánh nắng trực tiếp. Có thể rải vôi để phòng bệnh, nếu cây đang bị bệnh có thể phun baking soda kéo dài trong vài ngày để trừ bệnh.
Bệnh gỉ sắt
Trên lá hoa hồng xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng và lan dần hết toàn bộ lá. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt do đó khi bị gỉ sét, chúng ta phải ngưng tưới nước và dùng nước vôi, baking soda để khử trùng.
Bệnh héo Verticillium
Bệnh gây hại nặng trong mùa hè, lúc thời tiết khô hạn. Khi thấy trên các ngọn héo những vẫn còn xanh, lá phía dưới vàng, ban đêm có thể phục hồi nhưng sau vài ngày chuyển sang màu vàng và cuối cùng là màu nâu. Cây tàn úa, chết và thường bắt đầu chết từ ngọn xuống. Để phòng trừ cần khử trùng đất trồng bằng hóa chất như formol 3%. Tuy nhiên, bệnh rất khó phòng trừ đối với hoa trồng ngoài đồng với diện tích lớn.
Rệp
Có màu trắng, nâu hoặc xanh thường tập trung trên đỉnh chồi và chồi hoa. Khi rệp tập trung nhiều sẽ khiến cây bị nhăn nheo, dễ gãy, làm hư hỏng nụ hoa. Phòng trừ rệp bằng cách xịt nước, các chế phẩm hữu cơ, nếu phức tạp hơn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp không độc hại.
Ngoài ra, nhện đỏ, nhện trắng, bọ trĩ, sâu ăn lá hay ốc sên cũng là nguyên nhân gây hại cho hoa hồng. Chúng ta cần phải quan sát, chăm sóc hồng thường xuyên để hạn chế tối đa sâu bệnh cho cây.
Chăm hoa hồng vào mùa mưa, hãy xem thêm: Làm thế nào để bảo vệ cành hồng khỏe mạnh trong mùa mưa?
Với kỹ thuật trồng hoa hồng mà Đặng Gia Trang chia sẻ, hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho các bạn mới tập trồng hoa hồng. Nếu có thắc mắc về cách trồng hoa hồng, kỹ thuật chăm sóc cũng như những sản phẩm của Đặng Gia Trang (phân trùn quế và viên đất nung), hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline 0901.331.008 bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách trồng hoa hồng leo tường vi chuẩn chuyên gia
- Cách trồng hoa hồng leo kỹ thuật chăm sóc chuẩn nhất
- Kỹ thuật phục hồi hoa hồng sau Tết hiệu quả nhất
- Bí quyết ủ dịch chuối thần dược lý tưởng cho hoa Hồng