Cách chăm sóc hoa hồng tươi tốt chuẩn chuyên gia

1404 lượt xem

Hoa hồng từ lâu đã được xem là 1 trong những biểu tượng của tình yêu, thường được dùng trong các dịp lãng mạn như: lễ Tình nhân, hẹn hò,… Chính vì thế, có một bó hoa hồng tươi sẽ ghi điểm rất cao trong mắt các nàng. Hôm nay, hãy cùng SFARM tìm hiểu cách chăm sóc hoa hồng tươi tốt đúng kỹ thuật với phân hữu cơ như: phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,… Bắt đầu thôi.

Cách chăm sóc hoa hồng tại nhà đơn giản dễ làm

Hoa hồng là một loại hoa dễ chăm sóc nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Sau đây là các cách chăm sóc hoa hồng đơn giản dễ dàng thực hiện:

Tưới nước

Để hoa hồng phát triển tốt, việc tưới nước đóng vai trò rất quan trọng. Đất trồng hoa hồng cần duy trì độ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng, vì vậy bạn nên tưới nước đều đặn vào buổi sáng và chiều tối.

  • Với những khu vực có khí hậu nóng, cây cần được tưới nước nhiều hơn để tránh mất nước.
  • Khi tưới, nên dùng bình tưới trực tiếp vào gốc cây, hạn chế làm ướt lá để tránh nấm bệnh.
  • Không nên tưới vào buổi tối khuya, vì độ ẩm cao vào ban đêm có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây hại cho cây.
  • Để hạn chế đất bắn lên cây khi tưới, bạn có thể phủ một lớp viên đất nung hoặc mùn hữu cơ quanh gốc.

Bón phân

Bên cạnh việc tưới nước, bón phân với các thành phần hữu cơ cũng là một phương pháp quan trọng trong cách chăm sóc hoa hồng. Phân hữu cơ sẽ giúp hoa hồng phát triển mạnh mẽ, hoa nở đều và lâu tàn. Hoa hồng rất thích hợp với phân bón hữu cơ, vì loại phân này không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cải thiện độ pH của đất. Ngoài ra, cây cũng cần được bổ sung thêm phân bón chậm tan như phân trùn quế, lân, kali và đạm. Bạn đọc có thể tham khảo lịch bón sau đây.

Lịch bón phân cho hoa hồng:

  • Sau khi trồng 1 tuần: Bón một lượng phân trùn quế quanh gốc, tùy theo kích thước cây.
  • Định kỳ 7 – 10 ngày/lần: Bón bổ sung phân trùn quế giúp hoa lên màu đẹp, cánh dày hơn.
  • Mỗi lần bón có thể bổ sung phân chuối trứng để cung cấp vi lượng cần thiết.
  • Sau 3 tháng: Xới đất quanh gốc, bón một lớp phân trùn quế để tăng cường dinh dưỡng và phòng ngừa sâu bệnh.

Bấm ngọn, cắt tỉa

Bấm ngọn và cắt tỉa thường xuyên là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc hoa hồng, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ và ra nhiều hoa hơn.

Lợi ích của việc bấm ngọn:

  • Kiểm soát chiều cao cây, giúp cây không mọc quá cao và tập trung dinh dưỡng nuôi cành, lá và hoa.
  • Kích thích chồi bên phát triển, tạo nhiều cành mới, từ đó tăng năng suất hoa.
  • Thời điểm bấm ngọn tốt nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa, giúp hoa phát triển đồng đều hơn.
  • Việc chăm sóc đúng cách từ khâu tưới nước, bón phân đến bấm ngọn sẽ giúp hoa hồng sinh trưởng khỏe mạnh, cho ra những bông hoa rực rỡ, lâu tàn và có màu sắc tươi tắn. 

Phòng ngừa sâu bệnh

Sâu hại

  • Bọ trĩ (Frankliniella sp): Làm cho lá hoa hồng có dấu hiệu xoắn, nhìn rõ có vết thâm đen và khô héo, hoa không nở, nếu nở được sẽ bị dị hình. Cách phòng trừ là sử dụng thuốc trừ sâu dành cho các loài cây có hoa, nên phun theo liều lượng đã được khuyến cáo trên bao bì.
  • Rệp (Macrosiphum rosae): Loài này thường tập trung ở ngọn non và nụ hoa, đôi khi ở lá. Khi bị xâm hại, vùng tổn thương của cây  sẽ tiết ra mật gây thêm bệnh muội đen. Cách phòng tránh là cắt tỉa, loại bỏ những vùng bị hư tổn. Tham khảo thêm các loại thuốc có chứa hoạt chất Abamectin, Emamectin-Benzoate, Cypermethrin,… Phun theo liều lượng đã được khuyến cáo trên bao bì.
  • Nhện đỏ: Loại này thường bám dưới lá của cây hoa hồng, chúng hút dịch trong mô lá, gây khô lá, vàng lá dẫn đến rụng. Phòng tránh bằng cách dùng hỗn hợp công thức hữu cơ như: giấm gỗ tinh dầu cam, organic Sulfur trộn đều hỗn hợp và phun trực tiếp.

Bệnh hại

  • Bệnh đốm đen (Marssonina rosae): Gây nên các vết có dạng hình khác nhau có màu xám nhạt ở giữa, có màu đen xung quanh và xuất hiện ở 2 mặt của lá. Nếu nghiêm trọng gây lá rụng hàng loạt. 

Sử dụng các hoạt chất: Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC), Imibenconazole (Manage 5WP), Mancozeb (Cadilac 75WG), Triforine (Saprol 190 DC). Sử dụng và phun theo liều lượng đã được khuyến cáo trên bao bì.

  • Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa): Khi bệnh xuất hiện vết bột trắng xám, đa dạng hình thù. Thường xuất hiện ở ngon non, chồi non, lá non, 2 mặt lá cây. Khi cây mắc bệnh nặng có thể gây biến dạng lá, thân cây khô nụ ít, không nở hoa, chết cây.

Dùng hỗn hợp: Azoxystrobin kết hợp với Difennoconazole (Amistar top 325SC): Hexaconazole (Anvil 5SC); Chlorothalonil (Daconil 75 WP); Tebuconazole + Trìloxystrobin (Nativo 750WG), Triforine (Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì.

  • Bệnh gỉ sắt (phragmidium mucronatum): Khi lá xuất hiện vết dạng ổ nổi màu vàng gia cam hoặc nâu như màu gỉ sắt, thường xuất hiện ở mặt dưới lá. Mặt trên lá bệnh mất đi màu xanh vốn có thành màu vàng nhạt. Nên sử dụng Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC), nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì.
  • Bệnh khô cành (Botryodiplobia): Xuất hiện và gây bệnh chủ yếu cho cành non, lúc đầu là các đốm đen, ở giữa đốm có bột trắng, xung quanh có viền đỏ. Đốm bệnh lồi lên và nứt ra, lâu dần sẽ lan xuống dưới thành đốm to hơn. Nên tỉa cành theo định kỳ và cắt bỏ cành gãy hoặc bệnh
Cách chăm sóc hoa hồng
Cách chăm sóc hoa hồng

Cách chọn cây hoa hồng giống

Trước khi trồng hoa hồng, điều quan trọng đầu tiên là chọn giống cây phù hợp với điều kiện trồng và sở thích của bạn. Hiện nay, hoa hồng có nhiều loại, được phân loại dựa trên các đặc điểm sau:

  • Màu sắc: Hoa hồng có đa dạng màu sắc như trắng, vàng, đỏ, hồng, tím, xanh, cam…
  • Hình dáng: Có hoa hồng leo, hoa hồng chùm, hoa hồng bụi…
  • Nguồn gốc: Bao gồm hoa hồng nội địa như hồng cổ Sapa, hồng đào cổ, hồng bạch cổ, hồng bạch xếp Nam Định, hồng cổ Vân Khôi, hồng leo cổ Hải Phòng, hồng cổ Huế, hồng cổ Tứ Quý, hồng cổ Sơn Môi, hồng cổ Sơn La… và các giống hoa hồng ngoại nhập.

Mặc dù cách trồng và cách chăm sóc hoa hồng không có quá nhiều khác biệt giữa các giống, nhưng một số loại đặc biệt có yêu cầu chăm sóc riêng. Vì vậy, bạn nên chọn giống phù hợp với khí hậu, không gian trồng và khả năng chăm sóc của mình.

Sau khi chọn được giống hoa hồng yêu thích, bạn có thể chọn một trong các loại cây giống phổ biến sau:

  • Hoa hồng ươm sẵn: Đây là cây hồng đã được ươm trồng trong chậu hoặc bầu đất, phù hợp với những người mới bắt đầu vì dễ chăm sóc, tỷ lệ sống cao và nhanh ra hoa. Tốt nhất nên mua vào mùa cây phát triển mạnh để thuận lợi cho quá trình chăm sóc.
  • Hoa hồng rễ trần: Loại này có giá thành rẻ hơn và đa dạng giống hơn. Tuy nhiên, cây rễ trần cần được ngâm nước qua đêm trước khi trồng và cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất.
  • Hoa hồng chiết cành: Phương pháp chiết cành giúp bạn chọn được giống cây mong muốn, cây phát triển nhanh và sớm ra hoa. Tuy nhiên, sau khi chiết cành, bạn cần chờ 21-30 ngày mới có thể trồng vào chậu hoặc xuống đất. Nếu không muốn chờ lâu, bạn có thể mua trực tiếp cành chiết đã sẵn sàng trồng.
Cách chăm sóc hoa hồng
Cách chăm sóc hoa hồng

Điều kiện trồng hoa hồng phù hợp

Để hoa hồng phát triển mạnh, ra nhiều hoa, ngoài các cách chăm sóc hoa hồng hợp lý, còn cần đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp:

 Ánh sáng:

  • Hoa hồng cần 6 – 8 giờ nắng mỗi ngày để sinh trưởng tốt.
  • Tránh ánh nắng gay gắt vào giữa trưa hoặc đầu giờ chiều, có thể che chắn hoặc đặt cây ở vị trí có bóng râm nhẹ.
  • Với vùng có khí hậu lạnh, nên trồng hoa hồng ở vị trí kín gió, tránh mưa trực tiếp, hướng Nam hoặc Tây là lựa chọn thích hợp để giảm tác động từ thời tiết.

Đất trồng:

  • Cần chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
  • Công thức đất trồng hoa hồng lý tưởng: đất thịt + phân trùn quế + xơ dừa + trấu hun.
  • Đất trồng giàu hữu cơ sẽ giúp cây phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh và nở hoa đẹp.

Kỹ thuật trồng hoa hồng chuẩn chuyên gia

Cách trồng hoa hồng rất đơn giản nhưng nếu như kỹ thuật trồng cũng như là cách chăm sóc hoa hồng không hợp lý thì cây sẽ cho ra chất lượng hoa sẽ kém. Mời bạn tham khảo các kỹ thuật trồng chuẩn để biết cách chăm sóc hoa hồng dưới đây:

Thời vụ trồng

Hoa hồng thích hợp trồng vào hai thời điểm chính trong năm bạn có thể tham khảo:

  • Mùa xuân: Từ tháng 2 – 4, thời tiết mát mẻ, cây dễ bén rễ và phát triển mạnh.
  • Mùa thu: Từ tháng 8 – 10, điều kiện khí hậu ổn định, cây ít bị sốc nhiệt khi trồng.

Kỹ thuật làm đất

Đối với hoa hồng trồng cắt cành ngoài vườn

  • Dọn dẹp sạch sẽ đất trồng, loại bỏ cỏ dại.
  • Cày đất sâu 45 – 50cm, bừa kĩ 2 lần để đất tơi xốp.
  • Bón lót bằng vôi bột (để cải tạo đất) kết hợp với phân chuồng hoai mục.
  • Lên luống theo kích thước:
  • Mặt luống rộng: 1 – 1,2m
  • Chiều cao luống: 25 – 30cm
  • Rãnh giữa các luống: 30 – 35cm
  • Luống cần có độ dốc vừa phải để thoát nước tốt, tránh ngập úng.

Đối với hoa hồng trồng chậu

  • Rửa sạch chậu trước khi trồng, chuẩn bị sẵn giá thể.
  • Giá thể trồng gồm: xơ dừa băm nhỏ, tro trấu, đất thịt nhẹ giàu mùn và phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 3:1).

Kích thước chậu phù hợp

  • Chậu 15 – 20cm: Trồng cây có 4 – 7 bông.
  • Chậu 20 – 30cm: Trồng cây có 8 – 12 bông.
  • Chậu 30 – 40cm: Trồng cây có 13 – 21 bông.
  • Chậu trên 40cm: Trồng cây có 22 – 50 bông (phù hợp trồng thành bồn hoa).
  • Chiều cao chậu từ 25cm trở lên, giúp cây có đủ không gian phát triển bộ rễ.

Tại SFARM có các sản phẩm đất trồng hoa hồng có sẵn các loại dưỡng chất  thiết yếu cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng. 

Kỹ thuật nhân giống

Hoa hồng thường được nhân giống bằng hai phương pháp chính: giâm cành và ghép mắt. Thời điểm thích hợp để nhân giống là mùa xuân (tháng 2 – 4) và mùa thu (tháng 8 – 10), khi cây dễ ra rễ và tỷ lệ sống cao.

 

Chuẩn bị giá thể ươm cây

  • Trộn xơ dừa băm nhỏ, tro trấu, đất thịt nhẹ, phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3:1.
  • Đóng hỗn hợp vào bầu ươm để chuẩn bị nhân giống.

Chuẩn bị gốc ghép

  • Sử dụng hom giống từ hoa hồng dại (tường vi, tầm xuân), cắt dài 20 – 25cm.
  • Dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát 30 độ, tránh làm dập hom.
  • Nhúng hom vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm vào bầu ươm.
  • 10 ngày đầu che nắng để hom ra rễ, sau đó giảm dần che phủ, giữ ẩm tốt.
  • Sau 3 tháng, cây có thể ghép mắt.

Kỹ thuật ghép mắt

  • Chọn gốc ghép khỏe mạnh, cành mập, sinh trưởng tốt.
  • Dùng mắt ghép đạt tiêu chuẩn (kích thước 1cm x 3cm, có mầm nhú như hạt gạo).
  • Ghép theo phương pháp chữ T, quấn nilon bảo vệ, giữ ẩm tốt.
  • Sau 15 ngày, mở dây kiểm tra. Nếu mắt ghép tươi, cây đã ghép thành công.
  • Cắt bỏ tán cũ để tập trung dinh dưỡng cho mắt ghép phát triển.

Chọn cành giâm

  • Dùng cành bánh tẻ, khỏe mạnh, sạch sâu bệnh để làm hom giống.
  • Hom dài 8 – 10cm, có 1 – 3 mắt (tốt nhất là 2 mắt).
  • Giữ lại 2 – 3 lá chét trên hom để duy trì quá trình quang hợp.

Nhúng thuốc kích thích ra rễ

  • Dùng dung dịch IAA, NAA hoặc Axit Giberelic nồng độ 2000 – 2500 ppm.
  • Nhúng hom vào dung dịch 3 – 5 giây, sau đó cắm vào bầu đất.
  • Cắm hom thẳng đứng, sâu 1 – 1,5cm vào túi bầu.

Kỹ thuật trồng hoa hồng

  • Hoa hồng cắt cành: Trồng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách hàng 50cm – cây 20-30cm.
  • Hoa hồng trồng chậu: Đổ giá thể vào 3/4 chậu, lót một lớp đá cuội dày 3cm dưới đáy để thoát nước tốt.

Cách trồng:

  • Giữ cây đứng thẳng, lấp đất nhẹ xung quanh gốc, ấn nhẹ để cố định cây.
  • Sau khi trồng tưới nước ngay, che phủ bằng lưới đen hoặc rơm trong 2 – 3 tuần nếu trồng vào mùa nắng.

Kỹ thuật tưới nước

  • Hoa hồng cắt cành: Tưới ngập rãnh trong 2 giờ, sau đó rút nước.
  • Hoa hồng trồng chậu: Tưới vừa đủ để làm ẩm đất, tránh tưới quá nhiều gây úng.
  • Không tưới từ 10h sáng – 18h chiều, vì nước bốc hơi nhanh, cây khó hấp thụ.
  • Không tưới lên lá, thân cây để hạn chế nấm bệnh.

Bón phân

Hoa hồng cắt cành

Lượng phân cho 1 sào Bắc Bộ:

  • Phân hữu cơ: 1,5 – 2 tấn
  • Lân Đầu Trâu: 18 – 20kg
  • NPK 17-12-7 +TE: 350 – 400kg

Cách bón phân:

Bón lót: Toàn bộ phân lân + 1 – 1,2 tấn phân hữu cơ.

Bón thúc:

  • Sau ghép 30 – 35 ngày: Bón 0,8 – 1 tấn phân hữu cơ.
  • Sau ghép 45 – 50 ngày: Bón 18 – 20kg NPK 17-12-7+TE.
  • Sau mỗi lần tỉa nhánh: Bón 5 – 7kg NPK 17-12-7+TE.
  • Định kỳ 15 ngày/lần: Bón 18 – 20kg NPK 17-12-7+TE.

Hoa hồng trồng chậu

  • Bón NPK 17-12-7+TE định kỳ 20 – 30 ngày/lần, lượng 30 – 50g/chậu.
  • Thay 1/3 – 1/2 đất trong chậu sau 2 – 3 tháng, trộn với phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:1.
  • Tưới nước ngay sau khi thay đất để cây nhanh hồi phục.
Cách chăm sóc hoa hồng
Cách chăm sóc hoa hồng

Các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc hoa hồng

Chậu trồng hoa hồng kích thước bao nhiêu?

Bạn thể tham khảo các tiêu chuẩn kích thước sau để gieo trồng hoa hồng:

  • Chậu 15 – 20cm: Trồng cây có 4 – 7 bông.
  • Chậu 20 – 30cm: Trồng cây có 8 – 12 bông.
  • Chậu 30 – 40cm: Trồng cây có 13 – 21 bông.
  • Chậu trên 40cm: Trồng cây có 22 – 50 bông (phù hợp trồng thành bồn hoa).
  • Chiều cao chậu từ 25cm trở lên, giúp cây có đủ không gian phát triển bộ rễ.

Trồng hoa hồng bằng hạt bao lâu ra hoa?

Trồng hoa hồng bằng hạt mất khoảng 4 – 6 tháng để cho ra lứa hoa đầu tiên. Tuỳ vào nhiệt độ môi trường mà thời điểm cây hoa hồng sẽ ra hoa khác nhau. Nhiệt độ môi trường lý tưởng bạn có thể áp dụng cho cây là từ 20 – 25 độ C, nếu lớn hơn 30 độ C cây sẽ bị sốc nhiệt

Hoa hồng nên trồng ở đâu?

Vì là loài hoa ưa sự mát mẻ, bạn nên ưu tiên đặt cây ở những vị trí có ánh sáng tốt, tránh bị chiếu trực tiếp vào buổi trưa

Hoa hồng hợp với mệnh gì?

Trong phong thủy, mỗi mệnh trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) đều có màu sắc đặc trưng và tương sinh với một số màu khác. Việc chọn màu hoa hồng phù hợp không chỉ giúp không gian thêm rực rỡ mà còn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Màu hoa hồng hợp từng mệnh

  • Mệnh Kim: Nên chọn các màu thuộc hành Thổ như nâu, vàng, chẳng hạn như hoa hồng màu cafe sữa, vàng chanh, vàng tươi hoặc cam nâu. Những màu này giúp gia tăng vượng khí, thu hút tài lộc.
  • Mệnh Thủy: Hợp với các màu trắng, đen, xanh dương, tượng trưng cho sự bình an và thuận lợi trong cuộc sống. Bạn có thể chọn hoa hồng màu trắng tinh khôi hoặc hoa hồng xanh độc đáo.
  • Mệnh Mộc: Những gam màu thuộc hành Thủy như xanh lá, xanh nhạt sẽ giúp người mệnh Mộc gặp nhiều may mắn, hỗ trợ phát triển sự nghiệp.
  • Mệnh Hỏa: Tương hợp với các gam màu nóng như đỏ, hồng, tím, giúp tăng thêm năng lượng, nhiệt huyết và sự thịnh vượng.
  • Mệnh Thổ: Nên trồng hoa hồng có màu nâu, vàng, như hồng màu cafe sữa, vàng chanh, cam nâu hoặc vàng tươi để cân bằng năng lượng và mang lại may mắn.

Hoa hồng có ý nghĩa gì trong phong thủy?

Hoa hồng không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành. Khi kết hợp với hướng nhà, địa hình đất ở, hoa hồng có thể giúp thu hút năng lượng tích cực, tài lộc và may mắn.

  • Xua đuổi năng lượng xấu: Một số loại hoa hồng có gai nhọn được cho là có khả năng hóa giải chướng khí, xua đuổi điều không may. Vì vậy, nhiều gia đình trồng hoa hồng quanh nhà để tăng cường vượng khí.
  • Tạo không gian tràn đầy sức sống: Những giàn hoa hồng leo trước cửa, dọc hàng rào hay trên tường không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà mà còn giúp thu hút năng lượng tốt, tạo sự cân bằng âm dương.
  • Ngoài ra, nếu có không gian rộng, bạn có thể trồng giàn hoa hồng trước cổng, dọc tường rào để bảo vệ gia đình khỏi những tác động tiêu cực, đồng thời mang lại sự bình yên, thịnh vượng cho cả nhà. 
Cách chăm sóc hoa hồng
Cách chăm sóc hoa hồng

SFARM đã chia sẻ đến bạn thông tin về cách chăm sóc hoa hồng cũng như là các kỹ thuật trồng hoa hồng chi tiết. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được thêm thông tin hữu ích về cách chăm sóc phù hợp với cây hoa hồng của bạn. Để biết thêm nhiều về cách chăm sóc của các loại cây khác hãy theo dõi SFARM Blog ngay nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
Website: https://sfarm.vn/
Hotline: 0902652099
Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

 

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết