Bệnh phấn trắng trên hoa hồng và mẹo trị bệnh không hóa chất

2747 lượt xem

Trong quá chăm sóc, chắc chắn hoa hồng nhà bạn sẽ mắc phải một số bệnh nguy hiểm, mà phổ biến nhất đó là bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng không được kiểm soát, có thể sẽ khiến vườn hồng bị suy kiệt thậm chí dẫn đến chết cây. Nếu bạn nghĩ rằng hoa hồng nhà mình đang bị bệnh thì hãy dành vài phút để tìm hiểu lý do tại sao nó xuất hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời cùng Đặng Gia Trang nhé.

1/ Bệnh phấn trắng là gì?

Bệnh phấn trắng là bệnh do nấm có tên Sphaerotheca pannosa var. gây ra. Đây là loại bệnh gây hại nhiều nhất trên cây hoa hồng và đặc biệt là cây hoa hồng leo. Triệu chứng chung của chúng là tạo một lớp bột màu trắng xám; có thể nhìn thấy trên bề mặt lá, thân và cành của thực vật. Lớp bột trắng này sẽ tấn công vào lớp biểu bì bên trong cây hồng gây nguy hiểm đến cây. Bệnh dễ lây lan do tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe thông qua gió, không khí, nước bắn.

2/ Dấu hiệu nhận biết

Xuất hiện bột trắng nằm trên cả hai mặt lá, chồi. Đôi khi còn xuất hiện trên quả và thân.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là những đốm trắng trên lá, lá bị nhiễm nặng sẽ quăn queo, méo mó, bị biến màu vàng, đỏ, tím rồi rụng sớm.

Nấm cũng phát triển trên cuống hoa, đài hoa và cánh hoa. Chúng làm cho nụ hoa không mở đúng cách, cuốn hoa dày hơn và giống như tấm lót lá. Khi bệnh nặng, các bộ phận bị bệnh sẽ sớm chuyển sang màu nâu và già đi.

phan trang hoa hong

Bệnh phấn trắng trên hoa hồng

3/ Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xuất hiện khi trời mưa nhiều, độ ẩm cao trên 85%, không khí rất ẩm ướt. Nhiệt độ lý tưởng cho nấm phát triển nằm trong khoảng 15 độ đến 26 độ. Nếu trời nóng trên 32 độ có thể giết chết nấm gây bệnh.

Bệnh phát triển nhanh khoảng đầu xuân khi trời có mưa xuân lất phất và khi tiết trời ấm dần từ tháng 9 đến tháng 12.

4/ Biện pháp phòng ngừa

– Nên mua những giống hồng có khả năng kháng bệnh phấn trắng.

– Chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ, không khí thông thoáng, nên vệ sinh sạch sẽ chỗ đất trồng, làm thông thoáng bề mặt đất trồng.

– Mùa hè không tưới nước vào ban đêm, chỉ tưới sát gốc, không nên tưới ướt lá.

– Trồng đúng mật độ, cây cách cây từ 50 – 80 cm tùy theo tán cây.

– Đất trồng phải thoát nước tốt, tơi xốp, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

– Bổ sung phân hữu cơ xuyên suốt, giảm phân hóa học, để cây có sức sống mạnh mẽ. Không bón phân chứa nhiều đạm khiến cây quá tốt, thân mềm hơn dễ bị bệnh hơn.

– Thường xuyên cắt bỏ những lá, chồi để tạo độ thông thoáng.

– Vệ sinh vườn sau khi thu hoạch, cành bị bệnh thì cắt tỉa sâu xuống đến cành cấp 2 – 3, đem đốt tiêu hủy ở nơi xa.

Bài viết hay về loại nấm có nhiều công dụng cho cây trichoderma tham khảo tại đây: [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả

5/ Cách trị bệnh

Trường hợp cây hoa hồng bị phấn trắng quá nặng, hãy chọn các cách trị bệnh không cần hóa chất như sau:

Baking Soda

Kết hợp một muỗng canh baking soda và một nửa muỗng cà phê xà phòng lỏng; không chứa chất tẩy rửa với 3 lít nước và phun hỗn hợp này lên cây.

Dùng sữa tươi

Tuy chưa được nghiên cứu trong khoa học nhưng phương pháp dùng sữa trị bệnh phấn trắng đã được nhiều chị em yêu hoa áp dụng thành công. Tỷ lệ hỗn hợp hiệu quả là một phần sữa tươi với hai phần nước.

Sử dụng thuốc BVTV

Trong trường hợp vườn hồng nhà bạn bị bệnh phấn trắng quá nặng thì cần phải có biện pháp phòng trị mạnh tay bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Daconil, Avt Vil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40WP,…

Chú ý sử dụng luân phiên các loại để tránh tình trạng quen thuốc và sử dụng với liều lượng đúng như khuyến cáo trên bao bì nhé.

Hy vọng qua những chia sẻ về bệnh phấn trắng trên hoa hồng, các bạn sẽ nắm được triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng trị cho vườn nhà mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về loại bệnh này thì hãy liên hệ với Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099. Chúc các bạn thành công.

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.4/5 - (8 bình chọn)