Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Bạch Xếp Tại Nhà Từ A-Z

1678 lượt xem

Hồng bạch xếp hay hoa hồng cổ bạch xếp là giống hồng đã có từ rất lâu tại Việt Nam. Đây là giống được trồng phổ biến ở miền Bắc và rất được nhiều người yêu thích bởi màu trắng tinh khiết và hương thơm dịu nhẹ. Vậy hoa hồng bạch xếp có khó trồng không? Hãy tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa hồng bạch xếp tại nhà cùng với Sfarm Đặng Gia Trang trong bài viết dưới đây!

Đặc điểm của hồng bạch xếp

Hong Bach Xep Co Sfarm
(Hồng bạch xếp cổ trắng tinh khôi)

 

Hoa hồng bạch xếp hay còn gọi là bạch xếp cổ/ hồng bạch Nam Định vì trồng phổ biến ở Nam Định. Nguồn gốc xuất xứ của bạch xếp đến nay còn gây nhiều tranh cãi và chưa ai chứng minh được nó bắt nguồn từ đâu. Khi đưa hình ảnh này lên các trang mạng toàn cầu thì chúng rất giống một loại hồng của Mỹ là Jesse Hildreth Rose, một giống hồng cổ được tìm thấy bởi Phillip Robinson.

Hoa hồng bạch xếp thuộc dạng thân bụi, chiều cao cây trưởng thành đạt từ 1,5-3m, tán rộng 2-3m. Tuổi thọ của cây có thể lên đến chục năm tùy vào điều kiện chăm sóc. Hoa có màu trắng kép, đường kính hoa to từ 6-8cm, độ lặp tốt, 7-8 tuần sẽ cho một lứa hoa mới, hoa có độ bền cao khoảng 5-6 ngày. Hoa có mùi thơm dịu nhẹ rất quyến rũ. Giống bạch xếp cổ này cũng có khả năng kháng bệnh tốt.

Chuẩn bị trước khi trồng

Giống hoa hồng bạch xếp

Hoa Hồng Bạch Ho Cổ
(Giống hồng bạch xếp cổ)

Vì hồng bạch xếp khá giống với hồng bạch ho, vì thế khi chọn giống bạn phải hết sức thận trọng. Tìm hiểu kỹ các đặc điểm của hồng bạch xếp trước khi quyết định mua hàng. Liên hệ tìm mua cây giống tại các cửa hàng, trang trại giống uy tín và chất lượng. Lựa chọn cây khỏe, không sâu bệnh. 

Đất trồng

Gía thể trồng hoa hồng đòi hỏi tính nước, tơi xốp và thoáng khí. Có thể tự phối trộn giá thể theo công thức sau: 5 đất sạch : 3 tro, trấu, xơ dừa, đá perlite : 2 phân trùn quế. Chú ý không được trộn các loại phân hữu cơ chưa hoai mục vào giá thể. 

Chậu trồng

Có thể sử dụng chậu nhựa hoặc chậu sứ để trồng hoa nhưng phải có lỗ thoát nước và kê cao chậu để dễ dàng thoát nước. Khi chọn chậu cũng cần đảm bảo chậu vừa với kích thước của cây, không dùng chậu nhỏ quá cây sẽ không có không gian phát triển, cũng không nên chọn chậu to quá sẽ mất tính thẩm mỹ. 

Cách trồng hồng bạch xếp

Sau khi chọn mua được chậu cây ưng ý từ cửa hàng, các bạn tiến hành sang chậu cho hồng bạch xếp. Tháo gỡ bầu đất nhẹ nhàng ra khỏi chậu trồng cũ, loại bỏ bớt đất trồng cũ ra khỏi bộ rễ và cắt bớt rễ già, rễ thối ra khỏi cây. Đổ đầy ⅔ giá thể vào chậu trồng mới, nhẹ nhàng đặt bầu cây vào giữa chậu, tiếp tục lấp đất đầy chậu và ngang cổ rễ, ấn nhẹ xung quanh gốc giúp cây đứng vững. Đặt chậu cây vào nơi râm mát khoảng 7 ngày trước khi chuyển sang chăm sóc bình thường.

Hong Co Bach Xep Sfarm
(Hồng bạch xếp sai hoa)

Chăm sóc hoa hồng bạch xếp

Tưới nước

Tương tự như những giống hồng khác, hồng bạch xếp ưa ẩm nhưng không chịu úng. Hàng ngày tưới nước đều đặn hai lần sáng tối giúp cây luôn tươi bóng. Quan sát thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp cũng như thời điểm tưới nước tối ưu. Đối với hoa hồng nên tưới cho đến khi nước chảy qua đáy chậu là được, như vậy đảm bảo toàn bộ rễ cây hút được nước. 

Bón phân

Sử dụng phân hữu cơ như phân bò hoai mục, phân gà hoặc phân trùn quế bón cho cây 1-2 lần/tháng, liều lượng phân bón phụ thuộc vào kích thước và tuổi của cây. Hiên nay, phân trùn quế là phân hữu cơ được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi hàng đầu. 

Phan Trun Que Cho Hoa Hong Sfarm.vn
(Loại phân trùn quế dạng bột từ Sfarm)

Bón bổ sung dinh dưỡng qua lá nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng giúp cây phát triển toàn diện, cho hoa đẹp. Trước khi ra hoa cần bón thúc phân nhằm tăng màu sắc và độ bền hoa. 

Xem chi tiết về phân trùn quế: Phân Trùn Quế Là Gì? 7 Tác Dụng Và Cách Dùng Phân Trùn Quế Cho Cây

Bon Phan Trun Que Cho Hoa Hong Bach Xep Sfarm

Phòng trừ sâu bệnh

  • Mặc dù khả năng kháng bệnh tốt nhưng hồng bạch xếp vẫn không thoát khỏi một số tác nhân gây bệnh phổ biến trên hoa hồng nói chung như bọ trĩ, rệp sáp, phấn trắng, nhện đỏ, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm đen,…
  • Cần kiểm tra tình trạng cây trồng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.
  • Cắt tỉa, loại bỏ cành nhánh già, bệnh ra khỏi tán để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế nấm bệnh.
  • Phun phòng sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học tự chế để đảm bảo an toàn sức khỏe gia đình. Nếu tình trạng bệnh trở nặng có thể xem xét sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu hủy nếu cần. Một số thuốc hóa học có thể sử dụng như Anvil, Ridomil Gold…

Cắt tỉa, tạo tán

Cat Tia Hoa Hong Sfarm
(Cắt tỉa hoa hồng)

Muốn có dáng hoa cây đẹp thì không thể bỏ qua giai đoạn cắt tỉa. Việc cắt tỉa được thực hiện thường xuyên sau mỗi đợt cho hoa. Loại bỏ những hoa tàn, cành tăm, cành sâu bệnh, lá già ra khỏi cây, cắt tỉa tạo dáng cây theo ý muốn. Sau khi cắt tỉa cây sẽ đâm chồi mới và cho nhiều hoa hơn. 

Hoa hồng bạch xếp và hoa hồng bạch ho khác nhau ở đâu?

Sự thật là hoa hồng bạch xếp khá giống với hoa hồng bạch ho, điều này gây nhầm lẫn cho nhiều người, đặc biệt là những người mới chơi hoa hồng. Vây chúng khác nhau ở điểm nào, cùng tìm hiểu ngay sau đây:

  • Dáng (form) hoa: Hoa hồng bạch xếp có dáng hoa giống với hồng đào, nhiều cánh và cánh mở. Còn hoa hồng bạch ho có dáng hoa cúp, ít cánh hơn. 
  • Hình dạng lá: Hồng bạch ho có lá to hơn và thân đốt cũng dài hơn so với hồng bạch xếp.
  • Độ sai hoa: Hoa hồng bạch xếp có độ sai hoa tốt hơn bạch ho. 
Hoa Hồng Bạch Ho Cổ
(Hoa hồng bạch ho có dáng hoa cúp)
Hoa Hong Bach Xep Co Sfarm
(Hoa hồng bạch xếp có dáng hoa xòe, nhiều cánh hơn)

Hy vọng bài viết của Sfarm sẽ giúp bạn hiểu hơn dịch trùn quế, những công dụng và cả cách sử dụng dịch trùn quế cho cây nhé. Đừng quên để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như các loại vật tư nông nghiệp và cây trồng khác nhé.

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết