Hướng dẫn cách trồng hoa hồng cho người mới bắt đầu

26541 lượt xem

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng chi tiết cho người mới bắt đầu tại SFARM. Cùng khám phá các đặc điểm, cách trồng cũng như cách sử dụng phân trùn quế để chăm sóc hoa hồng hiệu quả. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Đặc điểm hoa hồng

Hoa hồng có rễ chùm phát triển rộng, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt. Thân cây gỗ, có cành và gai cong, chia thành đốt (nơi mọc lá và chồi), lóng (khoảng cách giữa các đốt). Lá kép lông chim, có răng cưa nhỏ, màu xanh đậm hoặc nhạt tùy giống.

Gai mọc ở lóng, thường màu đỏ. Hoa hồng đa dạng về màu sắc, có thể mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, là hoa lưỡng tính với nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa. Quả hình trái xoan, hạt nhỏ và khó nảy mầm do lớp vỏ dày.

Xem thêm ý nghĩa hoa hồng vàng cách bón phân trùn quế cho hoa hồng đúng kỹ thuật. Tại đây.

Đặc điểm của hoa hồng
Đặc điểm của hoa hồng

Điều kiện trồng hoa

Nhiệt độ: Phù hợp cho sự sinh trưởng của hoa hồng dao động từ 8 – 25°C, mặc dù cây có khả năng chịu nhiệt từ 8 – 38°C. 

Độ ẩm: Hoa hồng cần được trồng trong đất có độ ẩm là 60 – 70% và độ ẩm không khí nên duy trì ở mức 80 – 85%.

Ánh sáng: Hoa hồng là loài cây ưa ánh nắng mặt trời, khi trồng cần ánh sáng đầy đủ để sinh trưởng khỏe mạnh, nếu thiếu sáng cây sẽ phát triển kém.

Đất trồng: Hoa hồng không quá kén đất nhưng tốt nhất là trồng trên loại đất tơi xốp, dễ thoát nước, với độ pH từ 5,6 – 6,5 và hàm lượng dinh dưỡng NPK cân đối. Tương tự, hoa ly cũng ưa thích loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ.

Cách trồng hoa hồng đơn giản, chuẩn tại nhà

Thời vụ trồng

Hoa hồng thường được trồng vào mùa xuân từ tháng 2-4 và mùa thu từ tháng 8-10.

Chọn giống

Trên thế giới có hơn 300 loại hoa hồng khác nhau. Riêng ở nước ta đã có hơn 50 loại hoa hồng với màu sắc, kiểu dáng,… khác nhau, được chia thành các nhóm: Giống đỏ, giống phấn hồng, giống vàng, giống hồng sen, giống trắng và hệ nhiều mau pha trộn. 

Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu cách trồng hoa hồng, hãy dành một chút thời gian nghiên cứu các đặc điểm cụ thể của khu vực trồng của mình, sau đó tìm những loại hoa hồng có đặc điểm phù hợp. Chắc hẳn một số giống hoa hồng tại đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn. Hay các giống hoa hồng leo Pháp mang vẻ đẹp kiêu sa với những bông hoa nở to đẹp cũng là một lựa chọn sẽ không làm bạn thất vọng.

Bạn có thể mua cây giâm, chiết, ghép,… có sẵn ở các vườn ươm cây uy tín để tỉ lệ cây sống, khỏe cao hơn. Các cây hoa hồng lúc mới mua về, vì đã phải trải qua 1 đoạn đường di chuyển xa, thay đổi môi trường sống.Do đó khi đến tay bạn, cây sẽ yếu hơn bình thường. Vì thế, bạn cần tháo bầu và vô chậu cho những cây hồng này đúng cách để đảm bảo rằng chúng sẽ sinh trưởng tốt.

giong-hoa-hong-1Chọn cây giống trồng hồng

Chậu trồng hoa

Trước khi trồng hoa hồng, bạn cần vệ sinh chậu để loại bỏ bụi bẩn và mầm bệnh, đảm bảo môi trường trồng sạch sẽ cho cây. Khi chọn kích cỡ chậu, bạn nên chú ý tới số lượng bông hoa:

  • Chậu đường kính 15 – 20cm: Trồng cây hoa hồng có từ 4 – 7 bông.
  • Chậu đường kính 20 – 30cm: Trồng cây hoa hồng có từ 8 – 12 bông.
  • Chậu đường kính 30 – 40cm: Trồng cây hoa hồng có từ 13 – 21 bông.
  • Chậu đường kính > 40cm: Trồng cây hoa hồng có từ 22 – 50 bông (thường là bồn hoa lớn).

Về chiều cao của chậu nên chọn chậu có chiều cao > 25cm để cây có đủ không gian cho bộ rễ phát triển sâu

Vị trí trồng

Hoa hồng ưa nắng, cần nơi thoáng mát, cần ánh sáng ít nhất 8 tiếng/ngày để cây phát triển tốt. Nơi trồng hoa cần có đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng tránh để cây bị ngập nước hoặc bị ẩm ướt quá lâu.

Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu nóng, bạn nên chọn nơi có bóng râm vào buổi chiều để tránh ánh nắng quá gắt để không gây hại cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh trồng chung hoa hồng với các cây lớn dẫn đến tình trạng các cây cạnh tranh chất dinh dưỡng khiến cây khó phát triển. 

Đất trồng

Để trồng hoa hồng trong chậu đúng cách trước hết cần phải chọn đất tơi xốp, giá thể có độ thoáng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Sau khi đã lựa chọn được chậu và đất, bước tiếp theo cần làm là tiến hành phối trộn các giá thể trồng với nhau theo tỉ lệ như sau:

Công thức 1: 50% đất sạch; 20% trấu hun; 30% phân trùn quế 

Công thức 2: 40% mụn dừa; 10% trấu hun; 20% viên đất nung.

Hỗn hợp trồng hoa hồng có chứa phân trùn quế được đánh giá là có chất lượng tốt, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cho hoa có màu sắc bền đẹp, cứng cây, dày lá, giúp bộ rễ khỏe mạnh nhờ có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu được sâu bệnh hại tấn công cây hoa hồng.

Ngoài ra trong phân trùn quế có chứa hệ vi sinh cố định đạm, vi khuẩn phân giải photpho khó tan vi sinh vật phân giải celluose sẽ giúp phân giải nhanh các giá thể trồng thành những chất hữu cơ đơn giản để cây hồng hấp thu dinh dưỡng dễ dàng và hiệu quả.

Xem thêm: Giá thể trồng hoa hồng. Tại đây.

Trồng hoa hồng

Để cho chậu hoa có độ thông thoáng nước, dưới đáy lót một ít viên đất nung SFARM. Tiếp đến trồng hoa hồng vào chậu và cho giá thể đã trộn lấp đầy gốc cây. Nếu cây hồng nằm trong bầu nilon thì đặt cây nằm nghiêng trong chậu, dùng dao bén rạch đứt bao nilon từ trên xuống dưới để tách bao ra khỏi bầu.

Sau đó, nhẹ nhàng đặt cây hoa hồng đứng thẳng giữa chậu, rồi lấy hỗn hợp vừa trộn lấp xung quanh. Nên dùng tay ấn đất xuống để giữ cho gốc khỏi lung lay. Không nên ấn quá chặt vì có thể làm đứt các rễ non của hồng.

Lưu ý: Trước khi tách bầu nên ngưng tưới một ngày, vì đất mềm quá sẽ dễ vỡ bầu.

Khi trồng xong, ta nên tưới nhẹ lên toàn thân cây và gốc cây một lần nữa, giúp cây phát triển tốt hơn.

Việc kế tiếp là dùng vài que tre nhỏ bằng ngón tay út, với chiều dài khoảng 40 – 50cm, một đầu cắm sâu xuống đất, còn đầu que hướng về phía thân hay các cành hồng, cột chặt chỗ nhánh hồng tiếp giáp với que tre để giúp cây có thể đứng thẳng, đứng vững khi bộ rễ của nó chưa đủ để tiếp xúc với môi trường sống mới.

Sau cùng, bạn cần che nắng cho chậu hồng hoặc mang chậu vào nơi có bóng râm, giúp cây khỏi héo úa.

Khi cây đã sống ta đặt chậu ở nơi có ánh sáng đầy đủ, thoáng gió. Nếu lá hoa hồng được chiếu đủ 8 tiếng ánh nắng thì cây sẽ sinh trưởng tốt, lớn nhanh, ít bị sâu bệnh hại. Khi được chăm sóc hoa hồng tốt hồng còn cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi hơn.

Ngoài hoa hồng, hoa trà my cũng là một loại hoa dễ trồng và chăm sóc cho những ai mới bắt đầu chơi cây cảnh.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng sen Nhật mini cho hoa lung linh. Tại đây.

Cách trồng hoa hồng bằng viên sỏi nung SFARM
Cách trồng hoa hồng bằng viên sỏi nung SFARM

Cách chăm sóc hoa hồng phát triển tươi tốt, khỏe mạnh

Tưới nước

Sau khi trồng hoa hồng, cần tưới nước đầy đủ để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển, đặc biệt trong môi trường nóng và khô có thể cần tăng tần suất tưới. Tuy nhiên, chỉ tưới đủ để làm ẩm đất, tránh làm đất quá ướt.

Tránh tưới nước từ 10 giờ sáng đến 18 giờ chiều, vì đây là lúc nhiệt độ cao khiến nước bốc hơi nhanh. Tránh tưới lên lá và thân cây để hạn chế nguy cơ nấm và vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, khi tưới bạn có thể phủ thêm một lớp đất ở quang gốc để hạn chế đất văng.

Bón phân

Khi bón phân cho hoa hồng, ưu tiên các loại phân hữu cơ, giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và cân bằng độ pH cho đất trồng. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng các loại phân bón như phân trùn quế, phân lân, phân kali hay phân đạm.

Sau 1 tuần trồng, bạn cần bón phân trùn quế ở gốc cho cây, tùy theo kích thước cây lớn hay nhỏ. Mỗi lần bón phân có thể bổ sung thêm phân chuối trứng.

Định kỳ 7-10 ngày, tiếp tục bón phân trùn quế để giúp hoa khi nở có màu đẹp và cánh dày. Sau 3 tháng, xới đất quanh gốc và bón thêm trùn quế lên bề mặt đất để phòng ngừa sâu bệnh.

>> Xem thêm: Cách bón phân trùn quế cho hoa hồng đúng kỹ thuật, hoa đẹp to. Tại đây.

Bấm ngọn và tỉa cành

Mục đích của việc bấm ngọn cây là không cho cây mọc quá cao và tập trung dưỡng chất nuôi cành, lá. Thời điểm thích hợp để bấm ngọn là khi cây chuẩn bị ra hoa. Việc này kích thích các chồi bên và cành phát triển nhanh hơn, tạo thêm nhiều cành mới, tăng năng suất ra hoa cho cây.

Khi cắt tỉa, bạn nên để lại 3 – 5 lá trên cây, tránh cắt tỉa quá nhiều lá cây sẽ thiếu sinh lực và không thể tiếp tục phát triển.

Thời điểm phù hợp để cắt tỉa cây là vào đầu mùa xuân, trước khi cắt cần bổ sung phân trùn quế để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Loại bỏ những cành già, cành xấu để cây ra hoa nhiều hơn. Sau khi tỉa cành xong, bạn nên phun thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh cho cây.

 

Cách chăm sóc cho cây hoa hồng
Cách chăm sóc cho cây hoa hồng

Phòng trừ sâu bệnh hại

Hoa hồng bị sâu bệnh do những nguyên nhân như: chậu trồng ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc tình trạng bị ngập úng khi trời mưa. Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng, cây bị suy kiệt và có thể bị chết cây.

Bệnh đốm đen

Lá hồng xuất hiện những đốm màu đen, lá vàng úa và rụng dần. Nên trồng hồng ở nơi khô thoáng, giữ lá ráo nước, cắt tỉa những lá bị bệnh và có chế độ chăm sóc hợp lý. Bạn có thể sử dụng 1 muỗng cà phê baking soda pha vào 1 lít nước, thêm vài giọt xà phòng để phun khử trùng cho cây.

Bệnh phấn trắng

Những lớp bột màu trắng bao phủ lên thân và lá hoa hồng. Bệnh xuất hiện do khu vực trồng ẩm ướt và thiếu ánh nắng trực tiếp. Có thể rải vôi để phòng bệnh, nếu cây đang bị bệnh có thể phun baking soda kéo dài trong vài ngày để trừ bệnh.

Bệnh gỉ sắt

Trên lá hoa hồng xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng và lan dần hết toàn bộ lá. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt do đó khi bị gỉ sét, chúng ta phải ngưng tưới nước và dùng nước vôi, baking soda để khử trùng.

Bệnh héo Verticillium

Bệnh gây hại nặng trong mùa hè, lúc thời tiết khô hạn. Khi thấy trên các ngọn héo những vẫn còn xanh, lá phía dưới vàng, ban đêm có thể phục hồi nhưng sau vài ngày chuyển sang màu vàng và cuối cùng là màu nâu. Cây tàn úa, chết và thường bắt đầu chết từ ngọn xuống. Để phòng trừ cần khử trùng đất trồng bằng hóa chất như formol 3%. Tuy nhiên, bệnh rất khó phòng trừ đối với hoa trồng ngoài đồng với diện tích lớn.

Rệp

Có màu trắng, nâu hoặc xanh thường tập trung trên đỉnh chồi và chồi hoa. Khi rệp tập trung nhiều sẽ khiến cây bị nhăn nheo, dễ gãy, làm hư hỏng nụ hoa. Phòng trừ rệp bằng cách xịt nước, các chế phẩm hữu cơ, nếu phức tạp hơn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp không độc hại.

Ngoài ra, nhện đỏ, nhện trắng, bọ trĩ, sâu ăn lá hay ốc sên cũng là nguyên nhân gây hại cho hoa hồng. Chúng ta cần phải quan sát, chăm sóc hồng thường xuyên để hạn chế tối đa sâu bệnh cho cây

Thu hoạch hoa hồng

Thời gian thu hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).

Cắt bằng dao kéo sắc, cắm ngay vào nước sạch rồi đưa vào nơi kín gió, râm mát để bảo quản. Vị trí cắt nên chừa lại 2 – 4 đốt hoặc cắt sát cành hoa chính. Khi cắt nên chú ý chừa lại khoảng 3 lá phía dưới cành để sau này phần còn lại của cành hồng sẽ lên 3 chồi mới để ít nhất cành hồng mới sẽ cho từ 1 – 3 hoa ở lứa sau.

Khi cắt hoa nên kết hợp với cắt tỉa bỏ cành tăm, cành không cần thiết, cắt bỏ lá hư và hoa đã tàn. Sau khi cắt, tỉa hoa xong tiếp tục chăm sóc, bón phân.

Quá trình cắt tỉa hoa hồng trồng trong vườn
Quá trình cắt tỉa hoa hồng trồng trong vườn

Trên đây, SFARM Blog đã hướng dẫn cách trồng hoa hồng chi tiết cho người bắt đầu. Đồng thời cùng các bạn tìm hiểu các đặc điểm, cách chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa hồng. Mong các bạn qua bài viết này có thể nắm rõ cách trồng hoa hồng đúng kỹ thuật và áp dụng thành công cách trồng hoa hồng SFARM đã hướng dẫn cho vườn nhà mình nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.9/5 - (76 bình chọn)