5 cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt, khoẻ mạnh cho trái nhiều

2043 lượt xem
Để sầu riêng cho năng suất cao, cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt rất quan trọng. Cây khoẻ phải khoẻ từ lúc mới trồng đến giai đoạn kiến thiết thì sầu riêng mới đủ sức nuôi hoa trái giai đoạn kinh doanh! Cùng Đặng Gia Trang bỏ túi ngay kinh nghiệm để chăm sóc sầu riêng ngay trong bài viết sau bà con nhé!

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt bằng quản lý nước tưới

Nước luôn là nguồn sự sống cần cho mọi loại thực vật, sầu riêng cũng vậy. Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả là làm sao để mỗi cây sầu riêng đều có lượng tưới nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất. Đặc biệt, bà con cần tập trung vào mùa khô với tần suất từ 7-10 ngày/lần (nên phủ thêm rơm rạ, vỏ trấu,… để tăng khả năng giữ ẩm cho đất và rễ cây).

Với cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này, những khu vực ở vùng núi cao thì bà con có thể kết hợp đánh bồn xung quanh gốc, nhằm giúp quá trình tưới tiêu và giữ nước thấm vào đất thực hiện dễ dàng hơn.

Cach Cham Soc Sau Rieng Xanh Totcach-cham-soc-sau-rieng-xanh-tot
Chăm sóc sầu riêng với hệ thống tưới

Mặc khác, tùy vào giai đoạn phát triển của cây, thời tiết và nhu cầu cấp nước ở nơi trồng mà bà con có thể điều chỉnh thời gian tưới và lượng nước tưới phù hợp để có được cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả. Việc sử dụng các phương pháp và thiết bị tưới khác nhau cũng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian cũng như vốn đầu tư. Với cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt bằng phương pháp tưới nước này, lượng nước vẫn cung cấp nước cho cây sầu riêng được hiệu quả hơn. Một số phương pháp tưới có thể tham khảo như sau:

1/ Tưới bằng những dụng cụ truyền thống (thủ công)

Sử dụng thùng, xô tưới,… tưới nước vào gốc cho cây sầu riêng. Phương pháp này được áp dụng vào hệ thống tưới mương trong vườn. Bằng cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này, bà con có thể dùng những dụng cụ đơn giản mà vẫn cung cấp đủ ẩm cho cây nên được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên phương pháp này lại phải mất khá nhiều thời gian, công sức và đa số chỉ áp dụng được cho những khu vườn có thiết kế mương rãnh nhiều.

2/ Tưới bằng ống dây mềm (tưới bán thủ công)

Dùng ống nhựa mềm gắn liền với máy bơm tưới để phun nước vào gốc cây. Để thực hiện thì cần phải chuẩn bị máy bơm nước, đường ống dẫn nước, hệ thống điện và dây tưới mềm. Sau khi đặt máy bơm nước ở vị trí phù hợp trong vườn thì lắp đường ống dẫn nước đến các khu vực cần tưới nước, sau đó nối ống dây mềm với đường ống dẫn nước đến nơi cần tưới. Tiếp theo chỉ cần lắp hệ thống điện và vận hành máy bơm nước thì đã có thể cung cấp nước đến mỗi gốc sầu riêng trên diện tích vườn lớn.

3/ Tưới béc

Là phương pháp tưới phun mưa dưới gốc (tưới phun mưa cục bộ trong bán kính nhỏ từ 0.5 – 3m và béc được đặc ở gần gốc cây). Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt sử dụng phương pháp tưới béc này thường được bà con nông dân sử dụng nhiều vì mang lại nhiều hiệu quả tốt như: tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, giúp cải thiện môi trường mát mẻ cho cây, cung cấp đủ nước từ từ thấm vào đất và có thể kết hợp châm phân trực tiếp tới rễ cây,…

Mặc khác, tưới béc cũng được thực hiện rất hiệu quả trên nhiều loại mô hình cây công nghiệp (như hồ tiêu, ca cao, cà phê,…) hoặc các loại cây ăn quả có múi (chôm chôm, bưởi, cam,…) và các loại cây thân leo giàn có bộ rễ phủ toàn diện tích như gấc, mướp đắng, khổ qua,…

4/ Tưới nhỏ giọt

Đây là một trong những phương pháp nông nghiệp công nghệ cao. Bằng cách này nguồn nước được từ từ đưa vào trong đất và đi vào hệ thống rễ bằng dây ống ghim nhỏ giọt. Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này tuy phải tốn chi phí ban đầu hơi cao nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Kiểm soát được lượng nước tưới ở mức vừa đủ cho cây.
  • Giảm thất thoát nước do gió và nắng, không cần sử dụng máy bơm áp lực lớn để cung cấp nước.
  • Hạn chế cỏ dại và có thể sử dụng phương pháp này để đưa dinh dưỡng (phân bón dạng nước) trực tiếp đến rễ cây.
  • Tiết kiệm được lượng phân bón sầu riêng và công lao động.
cach-cham-soc-sau-rieng-xanh-tot
Hệ thống tưới nhỏ giọt chăm sóc vườn sầu riêng

Làm cỏ, vệ sinh vườn trồng

Cỏ dại luôn là đối tượng tranh giành nguồn dinh dưỡng và môi trường sống của cây sầu riêng. Vào mùa mưa, cỏ dại sinh trưởng mạnh mẽ. Nếu để cỏ tồn tại và phát triển quá mạnh mẽ, chúng có thể là nguồn nguy cơ gây bệnh hay là nơi cư trú của các loại côn trùng gây hại.

Do đó, làm cỏ cũng là một cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả. Định kỳ mỗi tháng hoặc trước mỗi lần bón phân, bà con nên vệ sinh vườn và làm cỏ toàn vườn để tạo độ thông thoáng, giữ lại thảm có giúp đất không bị rửa trôi. Đồng thời, bà con cũng cần dọn sạch cỏ ở quanh gốc sầu riêng bằng cách thủ công (cắt, tỉa cỏ,…) và không nên sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ngoài ra, bà con còn thể trồng cách canh tác sầu riêng kết hợp với một số loại cây họ đậu ở quanh gốc. Đây là cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt vừa giúp cải tạo đất, vừa hạn chế phạm vị phát triển của cỏ dại, tiết kiệm công làm cỏ, lại có thêm nguồn thu nhập kinh tế khác.

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt bằng cắt tỉa cành, tạo tán phù hợp

Giai đoạn cắt tỉa

Sau thời gian cây phát triển hoàn toàn tự nhiên từ 6 – 8 tháng đầu, bà con cần cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành thừa, cành không có khả năng cho trái hoặc chậm phát triển,…

Đến khi cây cao được khoảng 7 – 8 m thì có thể tiếp tục thực hiện tiếp. Với cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này, ngọn sẽ được loại bỏ để giới hạn chiều cao của cây. Thông qua việc cắt tỉa, tạo tán, vườn sầu cũng sẽ thông thoáng, hạn chế sự phát triển sâu bệnh hại. Từ đó, cây sẽ chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi các cành cây khỏe và cho trái sai,…

cach-cham-soc-sau-rieng-xanh-tot
Cắt tỉa tạo tán sầu riêng được thực hiện định kỳ để tạo bộ tán đẹp, khoẻ

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt với phương pháp cắt tỉa đúng:

  • Tỉa bỏ các cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng.
  • Tỉa các cành bị sâu bệnh, ốm yếu và chỉ cần để một ngọn.
  • Nếu cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành thấp nhất mang trái trên 1 mét.
  • Để tạo tán thì chỉ cần tỉa theo một vị trí trên thân chỉ để 1 cành (tránh bị tét)
  • Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ là 10cm, cây lớn 30cm.
  • Giữ lại những cành mọc ngang, ở độ cao hợp lý, các nhánh phân bố đều các hướng và phát triển  khoẻ mạnh.

Tuy nhiên để tránh tình trạng vết cắt bị thối úng do mưa hoặc bị các loại nấm bệnh tấn công thì sau khi cắt cành, bà con cần quét vôi, sơn, keo liền sẹo hoặc dùng ni-lông, băng keo để quấn vết cắt. Đây cũng là một cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt, khoẻ mạnh quan trọng sau mỗi lần cắt tỉa.

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả với phân bón

Bón phân kết hợp vô cơ và phân chuồng

Với lượng phân bón hoá học (phân vô cơ)

Cây sầu riêng cần sử dụng nguồn dinh dưỡng từ phân đa lượng với phân NPK từ 4 – 6kg/gốc và chia ra chu kỳ 4 – 6 lần/năm. Thành phần kali trong phân bón cần được tăng khi đến giai đoạn cây nuôi trái để cải thiện chất lượng quả và tỷ lệ hoa đậu trái.

Mặc khác, với cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt này, bà con cũng nên giảm lượng kali (K) sau khi đã thu hoạch trái, tăng lượng đạm (N) và lân (P) để hỗ trợ cho cây nhanh phục hồi. Đồng thời vẫn tiếp tục duy trì lượng phân vi lượng, trung lượng và tiến hành bón trực tiếp vào gốc mà không phun như khi cây còn nhỏ.

Với lượng phân chuồng hữu cơ

Phân hữu cơ như phân chuồng dùng bón được ủ hoai mục rồi bổ sung từ 20 – 25kg/gốc/năm vào đầu mùa mưa (đào rãnh và bón phân theo đường kính tán cây rồi lấp lại).

Áp dụng cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt bằng phân hữu cơ, mỗi lần bón phân cần xới đất quanh gốc sầu riêng theo đường kính tán lá và tưới nước ẩm để phân dễ thấm vào đất và giúp rễ dễ hấp thu hơn.

Bón phân kết hợp phân trùn quế và vô cơ

Nhằm cải thiện môi trường và tăng năng suất cho cây sầu riêng thì nhiều nhà nông đã chọn kết hợp phân trùn quế vào quy trình canh tác để tăng hiệu quả sử dụng phân vô cơ và tăng năng suất.

Bên cạnh đó, phân trùn quế cũng giúp cho cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Với những cải tiến thông qua quá trình giảm ẩm cơ bản, đã hỗ trợ trong việc vận chuyển dễ dàng, bảo quản lâu dài cũng như sử dụng hiệu quả.

Hiện tại, Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Bà con có nhu cầu có thể liên hệ qua Hotline 0902.652.099  để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

Đây đều là các dòng phân bón được sản xuất từ 100% phân trùn nguyên chất nên rất phù hợp sử dụng để bón lót, bón thúc, bón cải tạo đất, giúp cây phục hồi dinh dưỡng sau giai đoạn thu trái. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt và điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn dòng phân bón thích hợp.

Vào giai đoạn cây con và thời gian cho trái đầu tiên

Để có đủ dinh dưỡng để phát triển đều và khỏe mạnh thì để có được cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả, mỗi gốc sầu riêng cần nguồn dinh dưỡng từ 10kg phân trùn quế SFARM Pb01 kết hợp phân vô cơ chứa nhiều đạm và lân (như 18-11-5 hoặc 15-15-6).

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt với phân vô cơ, bà con có thể bổ sung tăng dần theo độ lớn của cây, năm đầu tiên cần dùng 0,3kg/gốc và chia đều số lần bón trong năm.

Khi trái đã ổn định

Thực hiện bón phân trùn quế SFARM Pb01 5 – 10kg/gốc kết hợp với các loại phân bón có hàm lượng đạm cao như 18-11-5 (liều lượng 1 – 2kg/cây đang phát triển với tán đạt đường kính 5 – 6m), 30-20-5… (đặc biệt không được bón phân có chứa chất Clor).

Từ khi hoa nở đến thu hoạch trái

Cây sầu riêng cần loại phân bón có hàm lượng kali cao như 12-12-17 hoặc 12-11-18 (không sử dụng phân có chứa chất Clor) khi trái đạt kích thước bằng quả bóng bàn (đường kính 5 – 6cm).

Cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt với phân vô cơ là bón phân nhiều lần với liều lượng vừa phải. Để tránh kích thích cây ra ngọn, tốt nhất là khoảng 2 tuần/lần và nên bón lần cuối cách ngày thu hoạch ít nhất 1 tháng để tăng chất lượng trái và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Phòng ngừa sâu bệnh, nấm hại

Là một trong những loại cây ăn quả chủ lực, nên khi cây sầu riêng bị các loại sâu bệnh hại tấn công sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của nhiều nhà nông. Việc phòng và trị sâu bệnh hại cũng là một trong số các cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả. Một số sâu bệnh hại phổ biến thường gặp trên sầu riêng gồm:

Rầy phấn (Allocaridara malayensis Crawford)

Là đối tượng gây hại phát triển mạnh và thường tấn công lá sầu riêng vào những tháng nắng. Đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng và trưởng thành sẽ chích hút ở mặt dưới của lá non.

Do đó, cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt và phòng trị hiệu quả loại bệnh này, bà con cần lưu ý đến lá. Các lá bị tấn công sẽ xuất hiện các chấm vàng đến khi lá bị khô, cong lại và rụng hàng loạt là khi cây đã bị tấn công nặng. Lúc này sẽ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu trái của cây. Loại rầy phấn còn tiết ra mật ngọt và tạo điều kiện để nấm bồ hóng ký sinh lên cây sầu riêng.

cach-cham-soc-sau-rieng-xanh-tot
Rầy phấn gây hại trên lá sầu riêng

Phòng trị và cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt trước sự tấn công của rầy phấn, bà con cần thường xuyên phun nước khi phát hiện rầy đang ở giai đoạn ấu trùng. Điều này để làm giảm mật độ rầy thường thành, điều khiển cây ra ngọn non đồng loạt để trừ rầy dễ hơn. Khi mật độ rầy cao hoặc mất kiểm soát cần xử lý bằng các loại thuốc bảo vệt thực vật như:

  • Fenobucarb (Pha từ 70-90ml/bình 25 lít nước, sử dụng 2 bình/1.000m2)
  • Cypermethrin (Bassa 50EC (Pha 40 – 50 ml thuốc với 16 – 20 lít nước, phun 600 lít/ha)
  • Cyper 25EC (pha 7-8ml/10 lít nước, phun 320-400 lít/ha),…

Rệp sáp (Planococcus sp.)

Là loại rệp hại khá phổ biến trên cây sầu riêng, chúng thường xuất hiện và tấn công trái từ khi trái còn non. Trong quá trình gây hại, rệp sáp còn tiết ra mật đường tương tự như rầy phấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển và làm mất vẻ mỹ quan của trái, giảm giá trị thương phẩm của trái. Do đó hiểu cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt với lại bệnh này chính là phát hiện sớm, áp dụng đúng cách phòng trị đúng.

Phòng trị và cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt trước rệp sáp, bà con nên:

  • Thăm vườn kiểm tra thường xuyên
  • Thực hiện phun nước trực tiếp vào trái để rệp sáp bị rửa trôi
  • Những trái bị tấn công, nhiễm nặng cần tỉa bỏ và xử lý để hạn chế lây sang những quả khác.
  • Không nên trồng xen canh cây sầu riêng với cây cà phê, mãng cầu vì những loại này dễ bị rệp sáp ký sinh.

Trường hợp khi mật độ rệp sáp tăng cao cần dùng các loại thuốc có hoạt chất như:

  • Methidathion (Pha 10-15ml/ 8 lít, phun 400 – 1000 lít/ha)
  • Acephate (Supracide 40EC Pha 10-15ml cho bình 8 lít,  phun 400 – 1000 lít/ha,…)

Sâu đục trái (Conogethes Punctiferalis)

Sâu con nở ra từng trứng của sâu cái đẻ trên vỏ của trái sầu riêng non và sâu non sẽ ăn phần vỏ sau đó đục vào phía trong của trái non. Sâu non sẽ phát triển trong quả non và trưởng thành khi quả lớn, chúng gây hại nặng trên các chùm trái hơn những quả đơn độc.

Trái non khi bị tấn công sẽ biến dạng hình dáng và bị rụng, khi trái lớn sẽ làm ảnh hưởng giá trị thương phẩm. Nếu không áp dụng phòng trị và cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt hiệu quả, các loại nấm bệnh khác sẽ “tranh thủ” tấn công theo các vết đục, làm thối trái.

Phòng trị và cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt trước sâu đục trái, bà con nên:
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện quả bị sâu
  • Cắt tỉa trái bị sâu và đem tiêu hủy quả bị gây hại nặng, dùng túi chuyên dùng để bao trái.

Khi mật độ gây hại cao, bà con dùng các loại có hoạt chất như:

  • Diazinon, Nereistoxin (Dimehypo) (Basudin 40EC, Netoxin 18SL (Pha 25 – 40ml/ 8lit nước, phun 4 – 5 bình/1000m2,…)

Bệnh nấm hồng (do nấm corticium salmonicolor)

Thường tấn công trên các nhánh cây, nấm corticium salmonicolor tạo thành một lớp tơ có màu vàng trắng sau đó phát triển quanh vỏ cây và chuyển sang màu hồng nhạt. Chúng sẽ hút lấy dinh dưỡng làm lớp vỏ của nhánh cây bị khô và gây rụng lá trên nhánh bị hại, sau một thời gian sẽ làm cành chết khô.

Phòng trị và cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt trước sâu đục trái, bà con cần tỉa cành thông thoáng định kỳ và tiêu hủy nhánh bị bệnh nặng. Đồng thời, kết hợp sử dụng các loại thuốc  như:

  • Copper Hydroxide (Champion 77WP liều lượng 1,2kg/ha, lượng nước sử dụng là 400 lít/ha)
  • Hexaconazole (Anvil 5SC pha 500ml/200 lít nước, phun 600-800 lít/ha.)…

Mong rằng những thông tin trên sẽ giải đáp được những thắc mắc về cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt cho bà con. Mọi thắc mắc về chăm sóc sầu riêng, cách sử dụng phân trùn quế, vui lòng liên hệ cho Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^6 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Xem thêm:

Tìm kiếm liên quan: kích bông sầu riêng, rụng bông sầu riêng, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, sầu riêng rụng trái non, sầu riêng bị vàng lá, sầu riêng bị nấm trái

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết