Kỹ thuật kích bông sầu riêng khoa học, hiệu quả, chi tiết các bước

1714 lượt xem

Kích bông sầu riêng là kỹ thuật để sầu riêng cho bông chất lượng, từ đó tạo trái tăng năng suất. Cùng SFARM tìm hiểu về kỹ thuật kích bông sầu riêng, kết hợp chăm sóc cây với phân trùn quế, các yếu tố ảnh hưởng đến ra bông cần lưu ý ngay sau đây nhé!

Nguyên tắc kích bông sầu riêng

Về nguyên tắc kích bông sầu riêng, bà con lưu ý không nên kích thích cây ra hoa trong các trường hợp sau: cây từ 1-3 năm tuổi chưa đạt độ trưởng thành, cây có sức sinh trưởng yếu (lá thưa, đang bị sâu bệnh hoặc có hiện tượng rụng lá,… ).

Để đảm bảo cây đủ khả năng nuôi trái hiệu quả, bộ lá cần đạt ít nhất 2 cơi đọt (cây đã ra 2 đợt đọt và lá đã già hoàn toàn).

Quy trình xử lý cây sầu riêng ra hoa bắt đầu từ giai đoạn sau thu hoạch, tập trung kích thích cây ra đọt để phục hồi sức sinh trưởng, sau đó mới tiến hành kích thích ra hoa.

Bên cạnh phương pháp xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn và phun chất ức chế sinh trưởng, bà con nông dân cần kết hợp đồng bộ các kỹ thuật như tỉa cành, quản lý dinh dưỡng, kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại để đạt năng suất cao, đồng thời đảm bảo cơm trái không bị sượng.

Nguyên tắc kích bông sầu riêng
Nguyên tắc kích bông sầu riêng

Quy trình kích bông sầu riêng hiệu quả 

Để bông sầu riêng được phát triển tốt, ra bông chất lượng, nhà nông cần có kỹ thuật kích bông sầu riêng:

Bước 1: Bón phân lân gốc cây sầu riêng

Trước tiên để kích bông sầu riêng, bà con xác định lượng phân lân cần bón dựa trên kích thước tán cây và độ tuổi của cây. Thông thường, cây trẻ cần khoảng 3 – 4kg phân lân, trong khi cây lâu năm cần 5kg. 

Sau khi bón phân lân, cần tưới nước để phân thấm xuống tầng rễ. Phân lân sẽ từ từ hòa tan và chuyển thành dạng dinh dưỡng cây có thể hấp thụ nhờ vào các axit hữu cơ từ rễ và sự hỗ trợ của nấm mycorrhizal. Quá trình này giúp cây hấp thụ lân hiệu quả trong khoảng 20-30 ngày. 

Vì vậy, việc bón phân lân nên được thực hiện từ 25-30 ngày trước khi kích bông sầu riêng và lượng nước tưới cần được giảm ngay sau khi bón phân để chuẩn bị cho giai đoạn kích bông.

Bước 2: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

Trước khi bắt đầu kích bông sầu riêng, cần phun thuốc phòng trừ để ngăn chặn các bệnh có thể ảnh hưởng đến quá trình này. Sử dụng các loại thuốc chứa mancozeb, matasyl,… Đặc biệt, cần chú ý đến việc kiểm soát nhện đỏ và rầy xanh, những loài côn trùng có thể gây hại đến quá trình kích bông sầu riêng của bà con nếu không được xử lý kịp thời.

Bước 3: Phun Uniconazole giúp ức chế sinh trưởng và thúc đẩy ra hoa

Thời điểm: Phun Uniconazole trước khi bón phân lân từ 10-15 ngày.

Liều lượng: Pha Uniconazole ở nồng độ 1000 – 2000 ppm (tương ứng 1 – 2 gram cho mỗi lít nước).

Tác dụng: Uniconazole có vai trò kìm hãm sự phát triển quá mức của chồi non và lá, giúp cây tập trung nguồn lực vào việc hình thành mầm hoa. Đây là một bước rất quan trọng, đặc biệt với các giống sầu riêng khó trổ hoa như sầu riêng Musang King.

Bước 4: Tiến hành phun NPK kích bông sầu riêng

Thời điểm: Sau khi phun Uniconazole và cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn ra hoa (khoảng 10-15 ngày sau) tiến hành phun NPK kích bông sầu riêng.

Quy trình:

  • Lần 1: Pha 0,5 kg NPK 10-60-10+TE (vi lượng) hoặc NPK 10-50-10 với 0,5 kg NPK 7-5-49 trong 200 lít nước. Phun đều mặt dưới của lá và cành, tránh phun vào kẽ cành để bảo vệ bông tiềm năng.
  • Lần 2: Sau 6-7 ngày từ lần phun đầu tiên, lặp lại với cùng tỷ lệ phân bón.
  • Lần 3: Sau lần 2 khoảng 6 – 7 ngày, chỉ pha 0,5 kg NPK 10-60-10+TE hoặc NPK 10-50-10 trong 200 lít nước và phun để củng cố quá trình ra hoa.

Bước 5: Phun Kali Nitrat để tăng cường hiệu quả trổ bông

Thời điểm: Trong suốt quá trình kích bông sầu riêng ra hoa, kết hợp phun Kali Nitrat để thúc đẩy mầm hoa phát triển mạnh.

Liều lượng: Pha Kali Nitrat ở nồng độ 2,5% (5 kg trong 200 lít nước).

Cách thực hiện: Phun Kali Nitrat khi mầm hoa bắt đầu hình thành (sau khi đã sử dụng Uniconazole và phân lân). Phun đều lên mặt lá và các cành có hoa để tăng hiệu quả trổ bông.

Bước 6: Tưới nước đúng, đủ 

Khi mắt cua xuất hiện và dài khoảng 3-4 cm, bà con bắt đầu tưới nước nhẹ nhàng để không làm trôi đi phân bón và các chất kích thích đã áp dụng. Lần tưới đầu tiên nên nhẹ nhàng, chỉ đủ ướt mặt đất. Lần tưới thứ hai cách lần đầu 2 ngày, tăng lượng nước lên nhưng không tạo ra vũng nước trên bề mặt đất, đồng thời tưới đủ ẩm cho bộ phận bông.

Trên đây là những lưu ý, các bước giúp tạo điều kiện lý tưởng cho cây sầu riêng phát triển và kích bông sầu riêng hiệu quả, chúng cũng giảm thiểu sự cạnh tranh dinh dưỡng trong đất, từ đó nâng cao sức khỏe và khả năng chống chịu của cây.

Tưới nước đúng giúp kích bông sầu riêng
Tưới nước đúng giúp kích bông sầu riêng

Bên cạnh đó, có thể kết hợp chăm sóc cây bằng phân trùn quế SFARM với hàm lượng dinh dưỡng cao, bà con tham khảo bón cho cây để bông được phát triển tốt nhé!

Các kỹ thuật xử lý ra bông sầu riêng

Tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây sầu riêng theo chuỗi liên kết tại Việt Nam” diễn ra ngày 27/11/2021, đã giới thiệu các kỹ thuật xử lý ra bông sầu riêng, giúp kích bông sầu riêng. Mời bà con tham khảo nhé!

Kỹ thuật phủ gốc (mô) hay liếp 

Biện pháp phủ liếp hay phủ gốc phụ thuộc vào cách trồng. Ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang, nông dân phủ nylon kín gốc từng cây để ngăn nước mưa, giữ độ ẩm đất ổn định khi kích bông sầu riêng. Trong khi đó, ở Bến Tre, phủ liếp dạng mái nhà giúp hơi nước thoát ra dễ dàng hơn. Mặc dù phủ nylon tốn kém và khó chăm sóc, nhưng mang lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu cho thấy, độ ẩm đất khoảng 30% trong thời gian ra bông đầu tiên, và 28,6% trong đợt hai, so với điểm héo của đất là 18,9%. Với giống sầu riêng Khổ qua xanh, cây ra bông sau khi phủ liếp và khô hạn 26 ngày.

Giống sầu riêng Ri6sầu riêng Monthong cần 30-35 ngày khô hạn, thường ra bông thành 2-3 đợt. Ở Thái Lan, sầu riêng ra bông sau 7-14 ngày khô hạn, với tiềm thế nước trong lá là -0,8 Mpa. Trong khi đó, nghiên cứu tại ĐBSCL cho thấy sầu riêng cần thời gian khô hạn dài hơn để ra bông, từ 20-25 ngày cho giống Khổ qua xanh và 30-35 ngày cho các giống khác.

Tóm lại, phủ gốc hoặc liếp kết hợp với xiết nước giúp sầu riêng ra bông vụ nghịch, nhưng hiệu quả phụ thuộc vào giống cây, thời tiết và quản lý nước.

Kỹ thuật kích bông sầu riêng bằng cách phủ gốc
Kỹ thuật kích bông sầu riêng bằng cách phủ gốc

Xử lý Paclobutrazol (PBZ) 

Xử lý PBZ để kích bông sầu riêng vụ nghịch đã được nghiên cứu rộng rãi. Tại Việt Nam, xử lý sầu riêng Khổ qua xanh với PBZ nồng độ 1.000-1.500 ppm, kết hợp với phủ liếp và xiết nước, giúp cây ra bông sớm hơn 7 ngày và tỷ lệ ra bông tập trung hơn.

Trong khi đó, trên giống sầu riêng Sữa hạt lép, PBZ giúp cây ra bông sớm hơn từ 4-22 ngày và thường ra bông thành nhiều đợt kéo dài đến vụ thuận. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Tri & cs. (2011) cho thấy, việc phun PBZ nồng độ 1.000-1.500 ppm kết hợp với phủ liếp giúp sầu riêng Sữa hạt lép ra bông sớm hơn 15-17 ngày.

Phun PBZ làm tăng tỷ lệ ra bông và số lượng cành ra bông trên cây. Đối với giống Khổ qua xanh, tỷ lệ cành ra bông và số bông trên mỗi cành tăng gấp 1,5-2 lần, và số chùm bông trên cây tăng gấp đôi. 

Đối với giống Sữa hạt lép, PBZ làm tăng số chùm bông và cành ra bông cao hơn nhiều lần so với phủ liếp. Mặc dù cây Sữa hạt lép thường ra bông thành nhiều đợt, PBZ giúp ra bông vụ nghịch với tỷ lệ cao gấp 4 lần so với phủ gốc.

Phun PBZ không chỉ giúp cây ra bông đồng đều và tỷ lệ cao hơn, mà còn làm tăng năng suất. Trên giống sầu riêng Khổ qua xanh, năng suất tăng gấp 1,5 lần và trên giống Sữa hạt lép, năng suất tăng nhiều lần so với phủ gốc, đặc biệt trong vụ nghịch. Phương pháp này không ảnh hưởng đến phẩm chất trái sầu riêng, làm tăng năng suất và hiệu quả ra bông vụ nghịch.

Kỹ thuật đào hộc 

Để đạt tỷ lệ ra bông cao, ngoài phủ gốc và phun paclobutrazol, nông dân ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang còn áp dụng biện pháp đào hộc quanh gốc cây sầu riêng. Phương pháp này, được nghiên cứu trên cây xoài ở Úc, có thể kích bông sầu riêng bằng cách làm đứt rễ, ảnh hưởng đến tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng như gibberellin và cytokinin. 

Tuy nhiên, việc đào hộc cũng có nguy cơ làm tăng bệnh hại rễ. Hiệu quả và tác động lâu dài của kỹ thuật này trên sầu riêng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Yếu tố ảnh hưởng ra bông sầu riêng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra bông của sầu riêng bao gồm sự khô hạn, nhiệt độ, độ ẩm và thiourea:

  • Khô hạn: Cây sầu riêng cần thời gian khô hạn liên tục để ra bông. Không có mùa khô hoặc mùa khô quá ngắn có thể khiến cây không ra bông. Thời gian khô hạn cần thiết là 10-14 ngày không xử lý hóa chất và chỉ 3-7 ngày nếu có paclobutrazol.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ ban đêm thấp (15°C) có thể kích bông sầu riêng. Đối với cây không xử lý hóa chất, nhiệt độ giảm từ 26-33°C xuống 20-25°C có thể giúp xuất hiện mầm bông.
  • Độ ẩm: Độ ẩm giảm xuống 50-70% hỗ trợ sự ra bông. Điều kiện thời tiết không thuận lợi, như lượng mưa chỉ 10mm/ngày, có thể làm bông chuyển vào giai đoạn miên trạng.
  • Thiourea: Xử lý Thiourea với Paclobutrazol có thể phá vỡ sự miên trạng và làm tăng số bông, nhưng không hiệu quả nếu lượng mưa vượt quá 35 mm/ngày.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ra bông sầu riêng
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ra bông sầu riêng

Câu hỏi liên quan đến hoạt động kích bông sầu riêng

Làm bông sầu riêng tháng mấy?

Tây Nguyên: Thời điểm làm bông sẽ rơi vào tháng 1 và tháng 2 dương lịch.

Miền Đông: Thời điểm làm bông thường rơi vào tháng 11 và tháng 12 dương lịch.

Vào những thời điểm trên thời tiết khô hạn, ít mưa, gió thuận lợi để làm bông (miền Tây thì gọi là mùa gió chướng). 1 tháng thường có 2 tiết làm bông (thường cách vài ngày so với đầu tháng và giữa tháng, cách nhận biết là thấy có gió chướng, trời hơi se se lạnh). Thời điểm đó cây dễ ra bông, ra bông đều, mạnh và khỏe. Bà con làm bông vào đúng tiết thì sẽ thuận lợi và đỡ tốn công sức hơn. 

Sầu riêng từ lúc ra mắt cua đến xổ nhụy bao nhiêu ngày?

Từ thời điểm ra mắt cua đến khi xổ nhụy rơi vào khoảng 55-57 ngày đối với sầu riêng Ri6 và khoảng 45 – 50 ngày đối với sầu riêng Thái, tùy vào số lượng và kích cỡ hoa mà thời gian cây sầu riêng sẽ hoàn thành quá trình xổ nhụy sẽ khác nhau, rơi vào khoảng 4-18 ngày.

Sầu riêng xả nhuỵ phun thuốc gì?

Trong giai đoạn xả nhuỵ bà con cần sử dụng các loại phân bón có chứa Canxi và phụ gia đặc biệt với các nguyên tố trung vi lượng cho cây như: Bo, Mg, Mn, Zn, Axit amin, Protein thực vật, các chất kích hoạt sinh trưởng ở dạng hữu cơ, được cây trồng hấp thụ một cách nhanh chóng, an toàn triệt để.

Mắt cua sầu riêng
Mắt cua sầu riêng

Trên đây, SFARM Blog đã cung cấp thông tin về kỹ thuật kích bông sầu riêng, cùng quy trình các bước  kích bông sầu riêng hiệu quả . Hy vọng bài viết đã giúp bà con có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng sầu riêng nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

– Website: https://sfarm.vn/

– Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết