Quy trình 6 bước bảo dưỡng cây xanh công trình, bóng mát, thảm cỏ

1501 lượt xem

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn quy trình bảo dưỡng cây xanh hiệu quả, gồm 6 bước cơ bản như tưới nước, bón phân, nhổ cỏ,… cách duy trì, chăm sóc bảo dưỡng cây xanh và những lưu ý trong quy trình này để giúp cây xanh phát triển tốt. Mời bạn cùng SFARM tìm hiểu ngay quy trình này.

Quy trình bảo dưỡng cây xanh hiệu quả

Để cây xanh khỏe mạnh, tươi tốt đòi hỏi bạn phải thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng cây xanh hiệu quả nhé!

Tưới nước

Một trong những việc làm quan trọng nhất trong quá trình bảo dưỡng cây xanh đó là tưới nước. Trong 1 tháng đầu tiên sau khi trồng, bạn nên tưới nước 2 lần/ngày cho cây vào buổi sáng sớm và chiều tối. Những tháng tiếp theo có thể tưới nước 1 lần/ngày sau khi cây đã quen với điều kiện sống mới. Lưu ý khi tưới nước, bạn cần đảm bảo lượng nước tưới cho phù hợp với giống cây, tình hình thời tiết,…

Bón phân

Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, bạn có thể chọn bón phân hữu cơ, phân vô cơ hay phân vi sinh. Sau khi trồng từ 3-5 ngày để kích thích cây nhanh ra rễ, bạn hãy bón các loại phân như: Lân/DAP/Đạm. Sau 30-35 ngày tùy theo loại đất và cây trồng mà bón phân NPK/DAP/URE hay phân vi sinh.

Khi bón phân cần tuân theo đúng liều lượng, hướng dẫn của nhà sản xuất và sau khi bón phân xong bạn nên tưới nước ngay để đảm bảo cây hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong phân.

Bảo dưỡng cây xanh qua việc bón phân
Bảo dưỡng cây xanh qua việc bón phân

Nhổ cỏ

Để các loài cỏ dại không “tranh giành” chất dinh dưỡng với cây và gây mất thẩm mỹ, nếu diện tích cỏ không quá rộng bạn có thể sử dụng các phương pháp thủ công như nhổ cỏ bằng tay hay sử dụng máy cắt cỏ,… thay vì dùng đến các loại thuốc diệt cỏ để bảo dưỡng cây xanh. Hoặc sử dụng các loại mùn, rơm rạ,… phủ lên khu vực xung quanh đất trồng cây một lớp dày khoảng 8cm nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Cắt tỉa cây

Theo thời gian, cây xanh không ngừng phát triển. Do đó, trong quá trình bảo cây xanh, đối với cây đại thụ cứ cách mỗi năm thì cắt tỉa cành cây 1-2 lần vào trước và sau mùa mưa để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh. Còn đối với cây hoa bụi cứ 3-4 lần/ năm tùy theo thời gian ra hoa và tốc độ sinh trưởng của cây có thể tiến hành cắt tỉa cành để giúp tạo hình cho cây và gia tăng tính thẩm mỹ.

Cắt tỉa giúp tạo hình cho cây xanh
Cắt tỉa giúp tạo hình cho cây xanh

Xử lý sâu bệnh

Xử lý sâu bệnh là một trong những bước quan trọng trong quy trình bảo dưỡng cây xanh. Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra sâu bệnh hại cho cây để xử lý kịp thời, tránh lây lan nhanh trên diện rộng. Khi trồng cây xanh vào mùa mưa sau 5-7 ngày trồng cây, bạn nên phun thuốc phòng trừ nấm nhằm đảm bảo an toàn cho cây. 

Có rất nhiều loại sâu bệnh mà cây có thể gặp phải như: cháy lá, thối rễ, sâu ăn lá, rầy, rệp,… Vì vậy, bạn hãy lựa chọn loại thuốc cho phù hợp và tuân theo đúng chỉ định, hướng dẫn của nhà sản xuất để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả.

Trồng dặm cỏ (nếu cần)

Khi trồng dặm cỏ, đòi hỏi bạn phải cuốc lộn đất, bổ sung đất màu tùy theo tình hình thực tế rồi mới bắt đầu cào sàn đất và trồng cỏ. Nên trồng theo khóm từ 3-5 nhánh với cự ly 0,05mx0,05m, nện gốc cỏ xuống đất cho thật chặt và trồng từ trong ra ngoài, xuôi theo một chiều để cỏ ra đều và đẹp.

Duy trì, chăm sóc bảo dưỡng cây xanh công trình

Tương ứng với mỗi loại cây xanh công trình sẽ có quy trình duy trì và chăm sóc bảo dưỡng cây xanh khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt và thẩm mỹ. Sau đây là phần hướng dẫn chi tiết cách phân loại và chăm sóc bảo dưỡng cây xanh công trình mà bạn có thể tham khảo và thực hiện:

Cây bóng mát mới trồng

Cây bóng mát mới trồng: cây sau khi trồng từ 90 ngày – 2 năm

Quy trình bảo dưỡng cây bóng mát mới trồng: 

  • Tưới nước: Khi bảo dưỡng cây xanh mới trồng bạn hãy tưới nước 3 ngày/lần. Như vậy sẽ tạo điều kiện giúp cho rễ cây phát triển mạnh mẽ, cây xanh nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới.
  • Bón phân: Nên bón phân hữu cơ mỗi năm 1 lần để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm phân trùn quế, phân gà, phân bòphân mùn mía của SFARM để bảo dưỡng cho cây bóng mát của mình nhé!
  • Cắt tỉa cây: Cứ mỗi 3 tháng tiến hành cắt tỉa cành, chồi cây một lần để tạo kiểu cho cây và gia tăng tính thẩm mỹ.
  • Chống sửa cây nghiêng: Trung bình 1 lần/năm bạn hãy chống và sửa cây nghiêng. Điều này không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn bảo đảm an toàn cho mọi người người xung quanh.
  • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, rác thải xung quanh cây mỗi tháng 1 lần để đảm bảo mỹ quan đô thị, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh và hạn chế khả năng mắc các loại sâu bệnh hại giúp cho quá trình bảo dưỡng cây xanh của bạn diễn ra hiệu quả.
  • Nhổ cỏ: Để tránh tình trạng các loại cỏ dại phát triển, “tranh giành” chất dinh dưỡng với cây bạn hãy thường xuyên nhổ cỏ dại cho cây trung bình 4 lần/năm.

Cây bóng mát loại 1

Cây bóng mát loại 1: chiều cao 6m, đường kính thân 20cm

Quy trình bảo dưỡng cây bóng mát loại 1

  • Chuẩn bị công cụ đến khu vực vực làm việc và tiến hành giải phóng mặt bằng, đảm bảo giao thông và an toàn cho người lao động
  • Thu gom các cành khô, cắt tỉa các nhánh cây và sơn các vết cắt trên cây mỗi năm 2 lần giúp tạo kiểu và tăng tính thẩm mỹ cho cây.
  • Đối với cây bóng mát loại 1 cứ sau mỗi 3 tháng bạn nên thực hiện bước tẩy chồi cho cây một lần.
  • Đồng thời, mỗi năm bạn nên tiến hành chống và sửa lại các cây nghiêng ít nhất 1 lần để cây phát triển tốt và không gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
  • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế khả năng mắc các loại sâu bệnh hại và giúp cho quá trình bảo dưỡng cây xanh diễn ra hiệu quả.
Cây bóng mát loại 1
Cây bóng mát loại 1

Cây bóng mát loại 2

Cây bóng mát loại 2: chiều cao 12m, đường kính thân 50cm

Quy trình bảo dưỡng cây bóng mát loại 2

  • Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện để giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn cho người lao động và người tham gia giao thông.
  • Thu gom các cành khô, cắt tỉa nhánh để tạo dáng cho cây và sơn các vết cắt trên cây mỗi năm 2 lần giúp tạo kiểu và tăng tính thẩm mỹ cho cây.
  • Cứ mỗi 6 tháng thì tiến hành tẩy chồi cho cây một lần
  • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, gỡ bỏ các loài phụ sinh, ký sinh trên cây để cây phát triển xanh tốt và đảm bảo mỹ quan đô thị.
  • Tiến hành vệ sinh xung quanh nơi thi công sau khi hoàn thành công việc

Cây bóng mát loại 3

Cây bóng mát loại 3: chiều cao > 12m, đường kính thân > 50cm

Quy trình bảo dưỡng cây bóng mát loại 3

  • Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện giúp giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn cho người lao động và người tham gia giao thông.
  • Thu gom các cành khô, cắt tỉa các nhánh cây và sơn các vết cắt trên cây mỗi năm 2 lần giúp tạo kiểu và tăng tính thẩm mỹ cho cây.
  • Gỡ bỏ các loài phụ sinh, ký sinh trên cây. Nhờ vậy cây có thể phát triển xanh tốt và đảm bảo mỹ quan đô thị.
  • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nơi thi công sau khi hoàn thành công việc
Cây bóng mát loại 3
Cây bóng mát loại 3

Thảm cỏ

Quy trình bảo dưỡng thảm cỏ

  • Chuẩn bị các công cụ, vật tư cần thiết để bảo dưỡng thảm cỏ
  • Tiến hành tưới nước cho thảm cỏ
  • Cắt xén ngọn cỏ và dọn dẹp vệ sinh, các loại rác thải xung quanh khoảng 8 lần/năm
  • Sau mỗi tháng bạn nên tiến hành dọn dọn dẹp và loại bỏ các loại cỏ tạp để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thảm cỏ mà bạn đang trồng.
  • Đồng thời, khi bảo dưỡng cần trồng thêm 30% cỏ mới để thảm cỏ phát triển tốt, hạn chế được sự xuất hiện của các loài cỏ dại, cỏ tạp khác.
  • Bón phân: Trung bình mỗi 6 tháng tiến hành bón phân hữu cơ 1 lần giúp cỏ tươi tốt và khỏe mạnh.
  • Xử lý sâu bệnh: Trung bình 6 lần/năm thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ sức khỏe cho thảm cỏ.
  • Tiến hành dọn dẹp vệ sinh xung quanh nơi thi công sau khi hoàn thành công việc.

Lưu ý khi bảo dưỡng cây xanh công trình

Trong quá trình bảo dưỡng cây xanh công trình, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau để quá trình bảo dưỡng cây xanh được diễn ra một cách hiệu quả và tối ưu:

Giải tỏa cành cây gãy

Khi cành cây bị gãy cần nhanh chóng tiến hành hoạt động cảnh giới giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh. Sau đó, bắt đầu giải tỏa và xử lý cành cây bị gãy một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm giải phóng mặt bằng, đảm bảo giao thông. 

Đối với các vết gãy trên thân và cành cây, bạn hãy cắt bằng vết gãy và sơn vết cắt để cây có thể nhanh chóng tự phục hồi và phát triển ra các cành cây mới. Rồi tiến hành dọn dẹp vệ sinh, cành lá sau khi hoàn thành công việc.

Giải tỏa cây gãy, đổ

Ngay khi ghi nhận thông tin khu vực có cây bị gãy, đổ bạn nên đi khảo sát hiện trường để có thể lập kế hoạch xử lý cũng như chuẩn bị các công cụ để cảnh giới giao thông và sớm đưa ra thông báo cắt điện cho người dân xung quanh chuẩn bị, ứng phó kịp thời.  

Xử lý, thu gom các cành, nhánh, thân cây bị gãy đổ và đào gốc nhằm vận chuyển chúng về đúng nơi quy định trong phạm vi 5km. Tiến hành dọn vệ sinh xung quanh ngay sau khi hoàn thành việc thi công. Lưu ý ngay sau khi đào gốc, bạn phải san phẳng hố đào gốc cây để tránh gây nguy hiểm cho người dân xung quanh và đảm bảo mỹ quan đô thị. 

Cắt thấp tán cây

Các bạn nhớ đặt cảnh giới giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh trước khi thực hiện hoạt động cắt thấp tán lá để bảo dưỡng cây xanh nhé. Tùy vào từng loại cây, loại cành khác nhau mà cắt sửa và khống chế chiều cao cho cây từ khoảng 8 đến 12m. Sau cùng, bạn hãy thu gom, dọn dẹp cành, lá và chuyển về đúng nơi quy định.

Cắt thấp tán cây để bảo dưỡng cây xanh
Cắt thấp tán cây để bảo dưỡng cây xanh

Gỡ bỏ phụ sinh trên cây cổ thụ

Để thực hiện hoạt động gỡ bỏ phụ sinh trên cây cổ thụ, trước tiên bạn cần đặt cảnh giới giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh. Việc bảo dưỡng cây xanh, gỡ bỏ các loại phụ sinh, ký sinh trên thân và cành cây thường xuyên sẽ giúp cây của bạn có thể phát triển khỏe mạnh và đảm bảo được mỹ quan đô thị.

Đốn hạ cây sâu bệnh

Khi muốn đốn hạ cây sâu bệnh, bạn nên đi khảo sát hiện trường để có thể lập kế hoạch xử lý cũng như chuẩn bị các công cụ để cảnh giới giao thông và giải phóng mặt bằng.

Ngay sau khi đốn hạ cây thì bắt đầu cưa/chặt thân cây thành từng khúc, đào gốc và san lấp hố đào để hoàn trả lại mặt bằng. Rồi tiến hành xử lý, thu gom cành, thân, gốc cây về đúng nơi quy định trong phạm vi 5km. Cuối cùng, bạn nhớ dọn vệ sinh xung quanh ngay sau khi hoàn thành việc thi công nhé. 

Quét vôi gốc cây

Để bảo dưỡng cây xanh bằng phương pháp quét vôi gốc cây. Cứ mỗi 4 tháng bạn hãy chuẩn bị nước vôi tôi đã được lọc sẵn, rồi quét từ thân cây xuống gốc cây với độ cao khoảng 1m nhằm giúp bảo vệ cây khỏi các loài côn trùng, sâu bệnh gây hại. 

Quét vôi giúp bảo vệ cây xanh khỏi các loài côn trùng gây hại
Quét vôi giúp bảo vệ cây xanh khỏi các loài côn trùng gây hại

Vậy là SFARM Blog đã cung cấp tất tần tật thông tin cho các bạn về quy trình chăm sóc bảo dưỡng cây xanh cũng như những lưu ý trong quá trình bảo dưỡng cây xanh. Hy vọng thông qua bài viết này vườn cây của của bạn sẽ phát triển ngày một tốt tươi và khỏe mạnh!

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết