Giá thể là gì? Có bao nhiêu loại giá thể? Cách sử dụng như thế nào? Chắc hẳn đây là những thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về nông nghiệp. Trong bài viết này, SFARM sẽ giúp bạn giải đáp và khám phá các loại giá thể phổ biến từ giá thể ươm giống đến giá thể trồng kiểng lá, cùng công dụng và cách dùng. Xem ngay!
1/ Giá thể là gì? Đặc điểm của giá thể
1.1. Giá thể là gì?
Giá thể là gì? Giá thể, tên gọi tiếng anh là Growing media là danh xưng chung cho tất cả các hỗn hợp, vật liệu có thể giữ được nước cũng như tạo độ thoáng nhất định để cây có thể sinh trưởng và phát triển tươi tốt.
Hiện nay, giá thể thường được sử dụng đơn lẻ hay phối trộn tùy vào đối tượng cây trồng nhằm tận dụng ưu điểm của từng loại.
1.2. Đặc điểm của giá thể là gì?
Giá thể là gì? Một giá thể lý tưởng cho cây trồng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí và có các đặc điểm sau:
- Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng
- Có khả năng giữ độ thoáng khí
- Có pH trung tính và khả năng ổn định pH
- Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường
- Có khả năng tạo các lỗ gieo hạt, trồng cây
- Giá thể phải nhẹ và thông dụng
- Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm
2/ Các loại giá thể hiện nay
2.1. Giá thể hữu cơ
- Xơ dừa: Xơ dừa là phần được lấy từ vỏ trái dừa, có khả năng giữ ẩm tốt và thân thiện với môi trường.
- Mụn dừa: Là phần vụn nhỏ được tạo ra từ việc cưa, bào mòn thân hoặc quả dừa cho ra mụn xơ dừa.
- Rêu than bùn (peat moss): Một loại giá thể có khả năng giữ ẩm tốt, giúp lưu trữ chất dinh dưỡng và có mật độ phân giải cao.
- Trấu hun (biochar): Là trấu tươi được đốt, làm thành phần chính là carbonhydrate và kali.
2.2. Giá thể vô cơ:
-
- Đá trân châu (perlite): Có khả năng giữ ẩm tốt nhưng lại không giữ nước lâu. Loại đá này rất phù hợp để giâm cây con hoặc trồng rau mầm, giúp cây phát triển khỏe mạnh nhờ tính thoáng khí và khả năng thoát nước nhanh.
- Đá pumice: Đá nhẹ và xốp, có khả năng giữ nước tốt mà không làm đất bị ngập úng. Đá pumice giúp tăng cường sự thoáng khí cho giá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây.
- Viên đất nung: Được sản xuất từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao, tạo thành những viên nhỏ cứng, xốp và có khả năng giữ ẩm tốt.
3/ Các nhóm sản phẩm giá thể phổ biến
3.1 Nhóm giá thể phối trộn sẵn
Ngày nay, để tiện lợi cho người sử dụng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Trên thị trường dần xuất hiện các loại giá thể được phối trộn sẵn các thành phần đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng. Như:
Giá thể ươm giống SFARM
Là hỗn hợp được phối trộn từ 100% nguồn nguyên liệu hữu cơ thiết yếu cho giai đoạn ươm giống. Đầu vào được chọn lọc, xử lý kỹ càng, công thức phối trộn chuẩn chuyên gia.
Giá thể ươm giống SFARM trải qua quá trình ủ vi sinh giúp loại trừ tối đa các nhân gây hại. Đặc biệt, với hệ VSV có lợi từ mùn hữu cơ, phân trùn cùng hoạt chất Azadirachtin trong neem giúp ngăn ngừa các bệnh về rễ cho cây giống.
Hiện nay, đây là loại giá thể phối trộn sẵn đầu tiên dành riêng cho giai đoạn ươm giống.
Giá thể trồng lan trộn sẵn
Thông thường, các giá thể trồng lan phối trộn sẵn theo tỉ lệ phù hợp các chất nền có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ như: vỏ thông, bọt đá núi lửa, rêu đá, dớn vụ cùng một số khoáng chất vi lượng, phân tan chậm giúp lan có đủ dinh dưỡng để phát triển.
3.2 Nhóm giá thể hữu cơ tự nhiên
Xơ dừa, mụn dừa
Là phụ phẩm của quá trình nghiền vỏ dừa. Vỏ dừa sau khi nghiền sẽ cho ra 3 thành phần chính là lõi dừa, xơ dừa và mụn dừa. Sau khi bóc tách, sàng sẩy xơ dừa ta sẽ thu được mụn (chiếm 70% trong xơ).
Xơ dừa, mụn xơ dừa sau khi được xử lý kỹ càng chất chát (chất Tanin và chất Lignin) thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây; tăng độ phì nhiêu, tăng hàm lượng vi sinh vật và tăng dinh dưỡng cho đất trồng.
Trấu hun
Hay còn gọi là biochar, than sinh học, than trấu,… là sản phẩm của quá trình đốt trấu tươi (trấu sống) trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy).
Sau khi trải qua quá trình đốt, thành phần còn lại chủ yếu là carbohydrat và kali. Vì thành phần dinh dưỡng còn sót lại không quá đa dạng, nên khi sử dụng trấu hun sẽ được phối trộn thêm cùng: đất sạch, mụn dừa, phân trùn quế, viên đất nung, đá perlite.
Than bùn là lớp hữu cơ trên bề mặt của đất, được hình thành do sự phân hủy không hoàn toàn tàn dư thực vật bị vùi lấp lâu ngày trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục như đầm lầy, núi lửa, đồng hoang, rừng,…
Chủ yếu từ các thực vật họ dương xỉ, họ thông, họ liễu và họ lúa hay các loài sen, súng, lau, sậy, choai,… phổ biến ở vùng nhiệt đới. Than bùn có khả năng giữ ẩm, lưu trữ chất dinh dưỡng và mật độ phân giải cao.
Mùn cưa
Là phế phẩm trong quá trình sản xuất chế biến gỗ. Thành phần chủ yếu là xenlulozơ dễ phân hủy. Mùn cưa có độ thoáng khí thấp. Vì vậy, khi dùng nên trộn thêm với cát để phân bố đều độ ẩm. Tránh dùng mùn cưa từ các loại gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc bảo quản,…
Vỏ cây
Là giá thể sẵn có xung quanh chúng ta, có thể sử dụng vỏ cây tươi, khô hoặc vỏ cây đã ủ đều được. Vỏ cây tươi chứa tanin, giữ ẩm kém nên trong 2-3 tuần đầu tiên cây sinh trưởng kém.
3.3 Nhóm giá thể trơ cứng
Viên đất nung
Các viên đất đá tự nhiên được nung ở 1200 độ C, có dạng viên gần tròn và có nhiều kích thước khác nhau tùy nhà sản xuất. Các tên gọi khác như sỏi nhẹ leca, đá leca, sỏi nhẹ, đất sét nung,…
Thông qua quá trình nung, đất sét nung được làm đầy với bọt khí, giúp nó hoàn hảo để giữ oxy cũng như độ ẩm xung quanh rễ cây. Nó có thể được trộn với đất hoặc sử dụng riêng lẻ.
Cát sỏi
Là loại giá thể trơ, dễ tìm xung quanh mình và chi phí thấp. Kích thước tối ưu của giá thể cát từ 0,1-0,2mm, sỏi từ 1-5cm. Giá thể trước khi dùng cần được rửa sạch, khử trùng, sấy hoặc phơi khô để tránh mang mầm bệnh cho cây.
Đá trân châu Perlite
Đá Perlite là một loại thủy tinh núi lửa vô định hình có hàm lượng nước tương đối cao, thường được hình thành do sự hydrat của obsidian. Đá trân châu sau khi nung có cấu trúc thể hang với các đường dẫn siêu nhỏ phía trong và vô số lỗ rỗng.
Do đó chúng rất xốp và nhẹ. Cũng nhờ cấu trúc này giúp Perlite có khả năng dự trữ nước và không khí, cải thiện độ xốp cho đất trồng, dự trữ nước và dinh dưỡng cho cây.
Đá bọt Pumice
Hay là đá bọt, là một loại đá núi lửa hình thành từ dung nham nóng chảy và nguội đi nhanh chóng. Do bị làm nguội đột ngột nên hình thành có lỗ rỗng, bong bóng trên bề mặt và bên trong của đá. Các lỗ rỗng này chính là nơi lưu trữ không khí đồng thời cho nước đi qua.
Đá Vermiculite
Vermiculite là tên của một nhóm khoáng chất dạng bột ngậm nước (nhôm silicat magie). Đá Vermiculite dành cho làm vườn được xử lý bằng nhiệt lớn, giúp chúng mở rộng thành dạng viên hình accordion gồm nhiều lớp tấm mỏng.
Chúng không mùi, không độc hại và vô trùng. Thông thường, đá Vermiculite rất nhẹ và được trộn với đá, đất sạch hay giá thể khác. Vermiculite có tính kiềm, giúp cây hấp thụ dễ kali, canxi và magie cần thiết cho sự phát triển của cây.
Đất nung Akadama
Được sản xuất từ đất đỏ nung ở nhiệt độ rất cao, xử lý kỹ lưỡng. Đất Akadama có hình dạng hạt, khá mềm giúp hấp thụ nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời giúp rễ cây thông thoáng, không bị thiếu oxy hay úng, thối rễ…
Đất được dùng để lót đáy chậu hoặc phủ bề mặt bonsai để tăng tính thẩm mỹ và cung cấp dinh dưỡng khoáng chất cho bonsai, cây kiểng.
4/ Công dụng của giá thể là gì?
Từ xưa, ông bà ta đã tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp như xơ dừa, tro trấu, rơm rạ… để tủ gốc giữ ẩm, chống nắng cho cây con. Đó chính là một trong những công dụng của giá thể. Cũng gần giống như đất trồng, giá thể có những công dụng chính như sau:
- Tạo môi trường cho rễ cây phát triển ổn định
- Lưu trữ không khí cho cây. Phần xốp thông thoáng để rễ cây có thể trao đổi không khí một cách thuận tiện hơn
- Hấp thụ và dự trữ nước, làm tăng độ ẩm.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ
- Giữ nhiệt, chống khô hạn cho cây
5/ Một số công thức phối trộn giá thể
Tùy theo nhóm cây trồng mà công thức phối trộn có thể thay đổi. Tuy nhiên, giá thể trồng cây cần đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt. Đồng thời, các thành phần dùng để phối trộn cần được xử lý kỹ càng nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại cho cây trồng.
Một số công thức phối trộn phổ biến như:
- Hỗn hợp gồm ⅓ phân hữu cơ + ⅓ đất cát + ⅓ chất hữu cơ hoai mục, các chất khoáng, than bùn + 3kg phân super lân/1000kg hỗn hợp.
- Hỗn hợp gồm: 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
- Hỗn hợp gồm ½ đất bột + ½ trấu hun + 1kg phân hữu cơ.
- Hỗn hợp gồm ⅓ đất bột + ⅓ trấu hun + 1kg phân hữu cơ.
- Hỗn hợp theo tỷ lệ 5 mụn dừa + 3 phân trùn quế + 2 trấu hun.
6/ Sử dụng giá thể đúng cách
6.1. Cách xử lý trước khi sử dụng
Xử lý xơ dừa
Ngâm xơ dừa trong nước sạch từ 1-2 ngày để xơ dừa mềm ra và loại bỏ bụi bẩn. Sau khi ngâm, rửa xơ dừa dưới vòi nước để loại bỏ các tạp chất như muối và tannin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Tiến hành ủ xơ dừa trong khoảng 2-3 tuần, kết hợp với việc bổ sung một số vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất có hại. Sau khi ủ, phơi xơ dừa dưới ánh nắng nhẹ cho đến khi khô hẳn, giúp loại bỏ mùi hôi và tăng độ thông thoáng.
Rửa sạch bụi và hóa chất
Ngâm giá thể trong nước sạch trong vài giờ để loại bỏ bụi bẩn. Rửa lại nhiều lần dưới vòi nước để đảm bảo loại bỏ hết các tạp chất và hóa chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Sau đó, phơi khô giá thể nếu cần thiết, đặc biệt là đối với xơ dừa và mùn cưa, để tránh tình trạng thối rễ do ẩm ướt.
6.2. Giá thể ươm giống SFARM
Gieo hạt: cho vào vỉ/khay ươm. Gieo hạt ở độ sâu khoảng 3 lần kích thước hạt. Tưới phun sương đủ ẩm bề mặt.
Cây cấy mô: cho vào bầu ươm, dùng que nhọn tạo lỗ sâu khoảng 5cm. Đặt gọn rễ cây vào lỗ ươm và nén chặt để giữ cây đứng vững. Tưới nước giữ ẩm cho bầu ươm.
Giâm cành: cho vào vỉ/khay ươm, cắm cành giâm trực tiếp vào giá thể với độ sâu ⅓ chiều dài và nghiên khoảng 45 độ. nén chặt gốc tưới nước giữ ẩm.
Trồng rau mầm: cho vào khay dày khoảng 2-3cm. Phun sương ướt đều giá thể. Gieo hạt, phun sương lần 2 rồi dùng dụng cụ che sáng cho khay.
7/ Ứng dụng giá thể trong nông nghiệp
7.1. Trồng cây không cần đất
Thay vì sử dụng đất, phương pháp này sử dụng các loại giá thể như xơ dừa, đá perlite, viên đất nung hoặc mùn cưa để hỗ trợ cây phát triển. Các giá thể này giúp tạo ra môi trường thoáng khí, giữ ẩm và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây mà không cần đất.
7.2. Sử dụng giá thể trong các loại cây trồng
Giá thể có thể ứng dụng trong nhiều loại cây trồng khác nhau, từ cây cảnh đến cây ăn quả. Tùy vào yêu cầu của từng loại cây, bạn có thể lựa chọn loại giá thể phù hợp.
Ví dụ, cây cần nhiều độ ẩm có thể dùng xơ dừa hoặc mùn cưa, trong khi cây cần độ thoáng khí cao lại thích hợp với đá perlite hoặc đá pumice. Giá thể giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ ẩm và cung cấp dinh dưỡng, từ đó giúp cây phát triển mạnh mẽ.
8/ So sánh và lựa chọn giá thể
Khi thắc mắc giá thể là gì? Và lựa chọn giá thể cho cây trồng, bạn cần xem xét các yếu tố như khả năng giữ ẩm, thoáng khí và dinh dưỡng. Ví dụ:
- Xơ dừa: Giữ ẩm tốt và thân thiện với môi trường, phù hợp cho các cây cần nhiều nước.
- Mụn dừa: Giữ ẩm nhưng cần ủ để tăng độ thoáng khí, thích hợp cho vườn ươm.
- Trấu hun: Cải thiện cấu trúc đất và giữ ẩm, nhưng cần bổ sung thêm dinh dưỡng, phù hợp cho cải tạo đất.
- Đá perlite: Thoáng khí cao, thích hợp cho cây cần ít nước, trong khi viên đất nung giúp giữ ẩm và thoát nước tốt, nhưng có chi phí cao hơn.
Việc lựa chọn giá thể phụ thuộc vào loại cây và nhu cầu chăm sóc. Bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định phù hợp cho cây trồng của mình.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về giá thể là gì, các loại giá thể phổ biến và cách sử dụng chúng trong nông nghiệp. Việc lựa chọn giá thể phù hợp giúp cây trồng phát triển tốt, giảm sâu bệnh. Cùng SFARM Blog khám phá thêm về các giải pháp chăm sóc cây xanh hiệu quả tại đây!
Xem thêm:
- Top 8 loại giá thể trồng lan tốt nhất mà bạn nên biết
- Các giá thể trồng rau Aquaponics tốt nhất, so sánh và cách chọn
- Mua giá thể ươm giống SFARM ở đâu?
- Top 7 loại giá thể ươm giống chất lượng trên thị trường
- Bật mí cách trộn đất trồng hoa hồng siêu dinh dưỡng
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099