Rụng bông sầu riêng: Nguyên nhân, cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả

1536 lượt xem

Rụng bông sầu riêng xuất hiện khi cây bị thiếu dinh dưỡng, yếu tố thời tiết làm cây bị sốc nước sốc nhiệt, sâu bệnh,… Hãy cùng SFARM tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh rụng bông sầu riêng ngay nhé!

Nguyên nhân, giải pháp khi rụng bông sầu riêng

Hiện tượng rụng bông sầu riêng đến từ nhiều nguyên nhân như: Cây thiếu dinh dưỡng, vừa nuôi bông và trái non, cây bị sốc nước, sốc nhiệt hoặc do sâu bệnh tấn công. Dưới đây là các giải pháp cho nguyên nhân trên để bà con tham khảo nhé:

Cây thiếu dinh dưỡng

Đối với vườn trồng xen canh, ít chăm sóc và không bón phân cân đối, cây dễ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn ra bông, trái, dẫn đến rối loạn sản xuất Amino Acids. Kết quả là cây rụng bông sầu riêng và trái non, đồng thời dễ bị bệnh và côn trùng tấn công.

Biện pháp: Bổ sung phân hữu cơ (đạm cá, humic, phân chuồng,…) và phân NPK đều (15-15-15; 16-16-16; 17-17-17) trước khi làm bông 3 tháng. Tưới gốc theo tỷ lệ 3L đạm cá + 0.5kg humic + 200-300g NPK + 200L nước, tưới quanh tán cây và giữ ẩm đất, định kỳ 20-25 ngày. 

Đối với cây vừa mang bông/trái non vừa ra đọt, cần nhấp nước sớm để tránh sốc nước do mưa bất ngờ, giúp cây ổn định.

Giải pháp cho tình trạng này là dìu đọt bằng cách tưới đạm cá và humic (2L đạm cá + 300g humic + 200L nước) và bón thêm NPK 30-10-10 + TE để cây ra đọt nhanh, nuôi mắt cua khỏe, bà con tưới định kỳ 2 lần, cách 7 ngày nhé.

Ngoài ra, phân trùn quế cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu và cải thiện chất lượng đất, giúp cây phục hồi và hỗ trợ quá trình nuôi bông, trái. Mời bà con tham khảo cách bón phân trùn quế cho cây sầu riêng hiệu quả.

Phân trùn quế viên nén cho cây trồng SFARM 100% nguyên chất, tan nhanh, thích hợp với mọi loại cây trồng với thời gian cây trồng sử dụng kéo dài 20-30 ngày.

Phân trùn quế viên nén cho lan SFARM 100% nguyên chất, tan chậm, chuyên biệt và phù hợp cho tất cả các loại hoa lan từ đơn thân đến đa thân; địa lan, phong lan, bán địa lan,.... với thời gian sử dụng đến 60 ngày.  

Sản phẩm mới

Phân bón hữu cơ chuyên cho cây trong nhà SFARM là dòng phân bón dạng viên tan chậm được cải tiến chuyên biệt cho cây trong nhà. Sản phẩm là sự cải tiến và kết hợp hoàn hảo giữa phân trùn quế và thành phần hữu cơ khác. Viên nén có màu nâu đen, nhẵn bóng cho thời gian sử dụng kéo dài 30 - 45 ngày.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Cây bị sốc nước

Sầu riêng dễ bị sốc nước do mưa trái mùa, đặc biệt trong vụ thuận (tháng 12 – tháng 3). Bà con tưới nhấp nước (1/3 lượng nước thông thường) giúp cây tránh suy kiệt và giảm tình trạng rụng bông, trái non khi gặp mưa bất ngờ.

Giải pháp là: Trước và sau khi xổ nhụy, chỉ cần tưới đủ ẩm nhấp nước (khoảng 1/3 lượng nước thông thường) để giữ ẩm cho rễ và tránh sốc nước. Nên tưới nhấp trong 10 – 15 phút và tăng dần thời gian, tránh tưới liên tục 30 – 60 phút để cây quen dần với điều kiện nước để khắc phục rụng bông sầu riêng nhé!

Sầu riêng bị sốc nước do thời tiết
Sầu riêng bị sốc nước do thời tiết

Cây bị sốc nhiệt

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, kèm theo mưa trái mùa hoặc chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá cao sẽ làm cho rụng bông sầu riêng và trái non.

Vì thế, bà con cần duy trì tưới nhấp nước đều đặn vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt cho cây, giữ cỏ quanh tán cây giúp giảm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Sâu, bệnh tấn công

Khi cây mang bông và trái, bà con cần chú ý các loại sâu bệnh phổ biến như bọ xít, nhện đỏ, rầy xanh, đặc biệt là bệnh thán thư (nguyên nhân làm bông và trái non khô, rụng nhiều).

Biện pháp xử lý: Sử dụng các hoạt chất như Mancozeb, Hexaconazole, Phosphonate,… phun phòng bệnh thán thư và nấm trước khi nhú mắt cua đến khi đậu trái, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Bệnh thán thư thường không dễ nhận biết vì biểu hiện đa dạng trên lá, bông, và trái. Dấu hiệu rõ nhất là lá cây sầu riêng xuất hiện chóp lá khô nhỏ hoặc lan rộng theo mép lá, bông bị khô và rụng lác đác, trái non khô, rụng bông sầu riêng dần, có lớp trắng trên bề mặt. Bà con xử lý bằng cách phun ngừa thán thư trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày và định kỳ 7-10 ngày/lần trong mùa khô, 5-7 ngày/lần trong mùa mưa.

Sầu riêng bị khô lá do nấm
Sầu riêng bị khô lá do nấm

Yếu tố sinh lý cây

Cây sầu riêng ra rất nhiều bông và trái, nếu không tỉa kịp thời, chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, dẫn đến rụng bông sầu riêng và trái tự nhiên để tập trung nuôi số còn lại. Đây là cơ chế rụng sinh lý của cây, do hormone ABA và ethylene tác động lên tầng rời, nhằm bảo vệ sức khỏe cây nhưng có thể làm rụng trái ở những vị trí không mong muốn.

Rụng trái non thường xảy ra trong 0-56 ngày sau khi đậu trái ( gọi tắt: NSĐT), với tỷ lệ rụng đến 81,7%, đặc biệt trong 0-14 NSĐT (71,7%).

Biện pháp hạn chế rụng sinh lý:

Tỉa bông/trái: Loại bỏ trái ở cành nhỏ, trên thân, trái phát triển kém, dị dạng, sâu bệnh.

Cung cấp GA3: Phun 1-2 lần, cách nhau 10-15 ngày (nồng độ 5-10 ppm), để ngăn tầng rời hình thành.

Nguyên tắc tỉa bông và trái non:

– Tỉa 2-3 lần sau khi đậu trái 4-6 tuần, để lại những trái ở vị trí thích hợp.

– Không giữ trái trên ngọn hoặc trên thân chính để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

– Không để trái trên cành nhỏ, vì khả năng nuôi trái kém và có thể làm chết cành.

– Để lại 1-2 trái/chùm, tùy vào giống, tuổi cây, và khả năng nuôi trái với số lượng 50-150 trái/cây. Trái quá nhiều có thể làm cây khô, chết cành, thậm chí chết cây.

– Tỉa những trái có cuống nhỏ, chen chúc, méo, sâu bệnh, cong vẹo, dị dạng.

Theo kinh nghiệm của một số nông dân, việc tỉa bông và trái chỉ nên làm khi cây ra nhiều bông. Nếu ra ít bông, chỉ cần tỉa một lần khi trái phát triển để tránh kích thích cây ra đọt.

Cây nuôi bông và trái non

Khi cây sầu riêng tưới nước đột ngột hoặc trong giai đoạn sinh lý mang bông, trái, cây sẽ tự nhiên ra đọt mới để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này, dẫn đến dinh dưỡng cây cung cấp cho bông ít, gây nên hiện tượng rụng bông sầu riêng.

Biện pháp xử lý khắc phục rụng bông sầu riêng:

  1. Hãm đọt: Ngăn không cho ra đọt non, nhưng cách này dễ làm cây mất sức, năng suất giảm và cây dễ bệnh hoặc chết sau thu hoạch.
  2. Nuôi bông và đọt: Kích thích bông trước, sau khi mắt cua ra 7-10 ngày thì kích ra đọt, đến khi lá già, bông sẽ chuẩn bị xổ nhuỵ. Phương pháp này giúp cây khỏe, sung và đạt năng suất cao.
Sầu riêng vừa nuôi bông, nuôi trái bị thiếu dinh dưỡng
Sầu riêng vừa nuôi bông, nuôi trái bị thiếu dinh dưỡng

Cách phòng tránh rụng bông sầu riêng

Để cây sầu riêng thụ phấn và đậu trái tốt, tránh việ rụng bông sầu riêng, bà con cần chăm sóc cây khỏe mạnh và sung sức. Điều này bao gồm việc tưới nước đều đặn, đảm bảo độ ẩm, bón phân đầy đủ và kiểm soát sâu bệnh, đồng thời ngăn chặn tình trạng ra trái cách năm.

Phun thuốc hỗ trợ: Sử dụng Bo kết hợp với Canxi giúp bông thụ phấn tốt và tăng độ dai cuống bông, trái. Tuy nhiên, Canxi và Bo là hai yếu tố kém di động, không dễ chuyển đến nơi thiếu khi cây cần. Vì vậy, cần cung cấp chúng qua lá để cây hấp thụ nhanh và hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn ra bông và nuôi trái.

Bón phân qua lá: Giúp khắc phục nhanh tình trạng thiếu Canxi và Bo, hỗ trợ cây thụ phấn, thụ tinh tốt, giảm rụng bông và trái non.

Trên đây, SFARM Blog đã cung cấp các nguyên nhân và giải pháp khi xuất hiện hiện tượng rụng bông sầu riêng và cách phòng tránh. Hy vọng bà con đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong canh tác sầu riêng nhé!

Xem thêm: 

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết