Cây dứa cảnh nến là loại cây có tên gọi nghe khá lạ lẫm với nhiều người. Vậy tên của loại cây này bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng SFARM tìm hiểu về đặc điểm của cây dứa cảnh nến và cách trồng, chăm sóc cây với phân hữu cơ. Xem ngay bài viết nhé!
Cây dứa cảnh nến là gì?
Nguồn gốc cây dứa cảnh nến
Cây dứa cảnh nến có tên khoa học là Tillandsia imperalis thuộc họ Bromeliaceae (họ Dứa), có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhiều nhất là các nước Mexico và Ecuador. Hiện nay, dứa cảnh nến được trồng phổ biến và nhiều người ưa chuộng làm cây cảnh trang trí nội thất tại Việt Nam.
Cây dứa cảnh nến tại Việt Nam tuỳ vùng miền, khu vực còn có nhiều tên gọi khác như: Cây dứa cảnh lệ, cây dứa cảnh sen, cây ngôi sao đỏ, cây ngọn lửa đỏ, cây phong lộc hoa,…
Đặc điểm và phân loại cây dứa cảnh nến
Cây dứa cảnh nến thuộc loại cây thân thảo, gần như không có thân, với thân giả được tạo bởi các lá chụm lại với nhau theo dạng hoa thị nằm sát gốc có kích thước nhỏ gọn, cao từ 30 – 50 cm, phù hợp để trang trí trong nhà. Lá cây có màu xanh bóng, mỏng, lưỡi dài và đầu lá hơi nhọn.
Ngoài lá chính, cây còn có lá bắc với hình dạng giống lá nhưng mang màu sắc nổi bật như cam, đỏ, hoặc vàng, xếp lên nhau tạo thành hình ngôi sao. Bên trong lớp lá bắc này là hoa thực sự của cây, thường có màu trắng ngà và kích thước nhỏ, nằm ẩn sâu ở ngọn cây.
Ý nghĩa cây dứa cảnh nến
Cây dứa cảnh nến ngoài sở hữu dáng vẻ độc đáo, cây còn có ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Theo quan niệm phong thuỷ, dứa cảnh nến tượng trưng cho may mắn và tài lộc.
Bên cạnh đó, với hình dáng như ngọn nến rực sáng, cây dứa cảnh nến còn biểu trưng cho tình yêu đôi lứa bùng cháy và ngọn lửa hạnh phúc, ấm êm, sum vầy trong gia đình. Vì vậy, loài cây này được mọi người ưa chuộng để làm quà tặng dịp lễ, Tết hay quà tân gia như một lời chúc ý nghĩa tới gia chủ.
Cách trồng cây dứa cảnh nến đúng kỹ thuật
Đất trồng
Khi trồng dứa cảnh nến, bạn cần chuẩn bị loại đất trồng dứa cảnh nến cần phải giữ ẩm tốt, thoáng khí, đất có độ tơi xốp và dễ thoát nước để tránh bị ngập úng. Bạn có thể tự phối trộn hỗn hợp đất thịt, mụn dừa, đá perlite, trấu hun, than củi để trồng cây.
Ngoài tự trộn đất trồng cây như trên, các bạn có thể sử dụng giá thể trồng kiểng lá, loại giá thể chuyên biệt dành cho các loại cây cảnh. Trong giá thể đã có sẵn các thành phần như phân trùn quế, đá perlite, đá pumice, bột Neem, peatmoss, mụn dừa, mùn hữu cơ, vỏ trứng,… có thể sử dụng ngay mà không cần chuẩn bị thêm các thành phần khác, giúp các bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức khi trồng cây tại nhà.
Chậu trồng
Đối với chậu trồng cây, các bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại chậu nào tùy theo nhu cầu sử dụng như chậu xi măng, chậu đá mài, chậu thuỷ tinh, chậu sứ, chậu nhựa,…
Lưu ý: Bất kỳ loại chậu nào cũng cần có lỗ thoát nước, tránh để cây bị ngập úng và chọn chậu có kích thước vừa phải, phù hợp với kích thước cây, không quá to hoặc quá nhỏ để đảm bảo cây phát triển cân đối.
Kỹ thuật trồng
Cách trồng cây dứa cảnh nến khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị cây dứa cảnh nến con cao khoảng 8cm lấy từ cây mẹ và có ít nhất 3 – 4 lá cùng rễ khỏe mạnh. Lưu ý các dụng cụ như dao hay kéo để tách cây con cần được khử trùng trước khi sử dụng. Nếu cây con chưa có nhiều rễ, bạn có thể ngâm gốc cây trong dung dịch kích rễ khoảng 15-20 phút trước khi trồng.
Sau đó, trồng cây con vào chậu với hỗn hợp đất đã chuẩn bị trước đó. Trồng cây sao cho phần gốc cây ngang mặt đất, không chôn quá sâu để tránh cây bị úng.
Cách chăm sóc cây dứa cảnh nến hiệu quả tại nhà
Ánh sáng
Dứa cảnh nến là loại cây ưa bóng râm, anh nắng gắt có thể làm cây bị cháy lá. Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, như gần cửa sổ hướng Đông, Nam, hoặc Tây. Nếu cây được đặt ở văn phòng hoặc không gian thiếu sáng, hãy sử dụng đèn thủy sinh hoặc đèn LED quang phổ rộng để cung cấp ánh sáng nhân tạo để cây phát triển. Tuy nhiên, ánh sáng tự nhiên vẫn là tốt nhất.
Nhiệt độ
Cây khá dễ sống, có thể sống ở nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, nhiệt độ phù hợp để cây phát triển tốt là khoảng 15 – 31 độ C. Với nền nhiệt độ này phù hợp để trồng cây cả mùa hè và mùa đông tại Việt Nam.
Độ ẩm
Dứa cảnh nến là loại cây ưa nước, nếu chậu không có lỗ thoát nước sẽ dễ dẫn đến tình trạng úng rễ ở cây. Thông thường, chỉ cần tưới 2-3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu điều kiện độ ẩm cao hoặc khí hậu lạnh, bạn nên giảm tần suất tưới nước lại.
Nếu cây bị thiếu nước, lá cây sẽ có dấu hiệu bị cuộn hoặc cong lại. Khi đó, bạn chỉ cần đổ nước vào một chậu lớn, sau đó đặt chậu cây vào ngâm khoảng 30 phút. Sau khi ngâm, nhấc chậu cây lên, cây sẽ dần hồi phục và lá sẽ mềm mại trở lại.
Bón phân
Cây dứa cảnh nến không yêu cầu nhiều dinh dưỡng, nhưng bạn vẫn phải bón phân định kỳ cho cây, đặc biệt trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa. Bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò ủ vi sinh hoặc các loại phân tan chậm và phân nước vi sinh.
Việc bón phân giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi và cải thiện chất lượng đất sau một thời gian trồng cây, góp phần thúc đẩy cây phát triển và ra hoa đẹp hơn.
Cắt tỉa
Thường xuyên tỉa bỏ những lá và cành bị khô, héo hoặc có dấu hiệu bệnh để kích thích cây phát triển các chồi mới. Ngoài ra, bạn nên quan sát kỹ sự phát triển của các lá mới, để đánh giá sức khỏe tổng thể của cây, giúp bạn điều chỉnh việc chăm sóc một cách kịp thời và hiệu quả.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây dứa cảnh nến
Một số loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây dứa cảnh nến mà các bạn cần lưu ý quan sát trong quá trình chăm sóc cây:
- Thối gốc rễ: Gốc rễ của cây có thể bị thối rữa nếu đất quá ẩm ướt dẫn đến lá cây chuyển vàng và cây sẽ chết nếu tình trạng này kéo dài.
- Lá cây bị cháy: Sử dụng quá nhiều phân bón có thể làm cháy lá, gây tổn thương đến cây.
- Lá cây không xanh, bóng mượt: Thiếu ánh sáng khiến lá cây mất đi màu xanh tươi và độ bóng tự nhiên, làm cây trở nên kém sức sống.
- Lá bị cong, cuộn: Độ ẩm thấp làm lá cây bị mất nước, dẫn đến hiện tượng cong hoặc cuộn lại.
- Côn trùng gây hại: Côn trùng như rệp, bọ cánh cứng và bọ cánh cụt có thể tấn công, dẫn đến lá và rễ của cây bị hư và có thể làm chết cây nếu không có biện pháp trừ sâu bệnh kịp thời.
Để phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây, bạn duy trì một môi trường phát triển bằng cách cung cấp đủ ánh sáng. Nếu đất quá ẩm ướt, bạn nên điều chỉnh chế độ tưới nước hoặc đất trồng có khả năng thoát nước tốt để cây phát triển.
Thường xuyên kiểm tra cây, loại bỏ ngay các phần bị bệnh và hạn chế tình trạng ngập úng bằng cách sử dụng chậu có hệ thống thoát nước hiệu quả.
Dứa cảnh nến thường nở hoa vào cuối mùa đông đến giữa mùa hè. Vì vậy, bạn cần chăm sóc đúng cách để cây luôn khỏe mạnh, đảm bảo hoa nở đẹp.
Các câu hỏi thường gặp về cây dứa cảnh nến
Cây dứa cảnh nến đỏ hợp tuổi nào? Mệnh gì?
Tuổi thích hợp nhất với cây dứa cảnh nến là tuổi Sửu. Những người tuổi Sửu thường trung thực, làm việc dựa trên thực tế, nhưng đôi khi khá bảo thủ và phải trải qua nhiều vất vả. Vì vậy trồng cây dứa cảnh nến có thể giúp họ khắc phục những điểm hạn chế, mang lại may mắn, thuận lợi và thành công trong công việc.
Ngoài ra, cây dứa cảnh nến thường có màu đỏ hay cam, đây là màu bản mệnh của những người thuộc mệnh Hỏa, nên mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ (Hoả sinh Thổ) sẽ phù hợp để trồng loại cây này. Cây dứa cảnh nến có thể hỗ trợ họ cả trong công việc lẫn cuộc sống, giúp cân bằng năng lượng và thu hút nhiều điều tốt đẹp.
Cây dứa cảnh nến giá bao nhiêu?
Cây dứa cảnh nến có mức giá không quá cao, giá của cây tùy thuộc vào kích thước, độ tuổi và số lượng cây. Cây dứa cảnh nến có chiều cao trung bình từ 15 – 20cm sẽ có giá khoảng 60.000 – 100.000 đồng/cây. Đối với những cây cao hơn, dáng cây đẹp hơn số tiền cũng sẽ cao hơn một chút, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng 1 chậu.
Mua cây dứa cảnh nến ở đâu?
Cây dứa cảnh nến là loại cây cảnh khá phổ biến, bạn có thể tìm mua loại cây này tại các cửa hàng chuyên cây cảnh tại khu vực sinh sống hoặc tìm mua trên các sàn thương mại điện tử.
Khi chọn mua, nên kiểm tra kỹ cây có lá xanh bóng, lá bắc tươi sáng, không bị sâu bệnh hay dập nát để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Các bạn nên đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn và có thể sở hữu cây dứa cảnh nến ưng ý nhất nhé!
Vậy là SFARM Blog đã thông tin cho các bạn về đặc điểm cây dứa cảnh nến, cũng như cách trồng và cách chăm sóc cây sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết tại SFARM đã giúp các bạn nắm rõ được cách trồng dứa cảnh nến và có thể tự tay trồng cây tại nhà thành công nhé!
Xem thêm:
- Trồng cây sân vườn: 100+ loại cây trồng đẹp, phong thuỷ, cách trồng cây sân vườn
- Cách trồng cây cảnh sân vườn đơn giản, chuẩn phong thủy
- Cách trồng và chăm sóc các loại cây cảnh chi tiết, đúng kỹ thuật
- Top 20+ cây cảnh trồng trong nhà tuyệt đẹp, dễ chăm sóc
- Top 15+ cây cảnh trồng trước nhà đẹp, may mắn không thể bỏ qua
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099