Cây hoa trà: Đặc điểm, phân loại, cách trồng và chăm sóc hiệu quả

1392 lượt xem

Cây hoa trà có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng SFARM tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa của các loại hoa trà, cùng với cách trồng và chăm sóc với phân hữu cơ cho cây ra hoa tươi đẹp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cây hoa trà

Hoa trà hay còn gọi là hoa trà my hay hoa trà Nhật Bản và tên khoa học là Camellia japonica. Đây là một loài cây thuộc chi chè, có nguồn gốc từ khu vực Đông Á. Hiện nay, hoa trà đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Cây hoa trà là cây thân gỗ có chiều cao dao động từ 1 đến 3 mét và thường mọc thành bụi. Lá cây xếp so le, có hình dáng trồng giống như lá chè. Hoa trà có rất nhiều cánh xếp xen kẻ nhau, khi nở tạo nên một bông hoa to và tròn rất đẹp. Hoa trà đặc biệt rất lâu tàn, có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Các loại cây hoa trà hiện nay

Cây bạch trà có chiều cao khoảng từ 1 – 3 mét, thường mọc thành bụi và sống rất lâu. Hoa bạch trà có màu trắng tinh khôi, với nhiều cánh hoa san sát nhau tạo thành một bông hoa đầy đặn. Khi ngửi, hoa bạch trà tỏa ra một mùi thơm nhẹ nhàng làm cho không gian xung quanh trở nên rất dễ chịu.

Hoa bạch trà có màu trắng tinh khôi
Hoa bạch trà có màu trắng tinh khôi

Cây trà cung đình có lá hình thoi, mặt bóng và mép lá có dạng răng cưa trông giống như lá chè. Hoa trà cung đình có màu hồng phấn nhẹ nhàng, cánh hoa tròn ở đầu và xếp chồng lên nhau tạo thành một bông hoa với nhiều cánh hoa hợp thành đều tăm tắp.

Hoa trà cung đình có màu hồng phấn nhẹ nhàng
Hoa trà cung đình có màu hồng phấn nhẹ nhàng

Cây trà lựu có lá màu xanh đậm và mép lá có răng cưa. Hoa trà lưu có màu đỏ, đầu cánh hoa có phần hơi nhọn và những cánh hoa kép xếp chồng lên nhau tạo nên dáng vẻ của bông hoa rất độc đáo.

Hoa trà lựu có tạo hình độc đáo
Hoa trà lựu có tạo hình độc đáo

Cây trà thâm là loại cây thân gỗ nhỏ. Loại cây này có lá mọc đối với nhau, mặt trên trơn bóng và mép lá có những gân cưa nhỏ. Hoa trà thâm có màu đỏ thẫm, gồm 8 lớp cánh xếp chồng lên nhau nên người ta còn hay gọi là hoa trà thâm bát diện.

Hoa trà thâm có màu đỏ thẫm
Hoa trà thâm có màu đỏ thẫm

Cây trà đỏ Nhật Bản có lá màu xanh thẫm, dày, cứng và mép hình răng cưa. Hoa có màu đỏ cuốn hút, cuống hoa rất ngắn và nằm riêng rẻ hoặc sát nhau trên cành.

Trà đỏ Nhật Bản có các cánh hoa xếp đan nhau
Trà đỏ Nhật Bản có các cánh hoa xếp đan nhau

Hoa trà my hay còn được gọi là cây hoa hải đường, là một loại cây hoa trà vô cùng quý hiếm nên được rất nhiều người săn đón. Đặc trưng của hoa trà my là có màu hồng phấn nhẹ, lá có hình dạng giống như lá chè, màu xanh đậm và mọc đơn lẻ.

Cây hoa trà my rất quý hiếm và được nhiều người săn đón
Cây hoa trà my rất quý hiếm và được nhiều người săn đón

Cây trà hoa vàng có phiến lá thon, dài, tròn và mọc đơn lẻ. Mỗi bông hoa trà vàng có từ 8 – 10 cánh với từ 3 – 4 vòi nhụy, hoa có màu vàng đặc trưng và không quá to với đường kính khoảng 5 cm.

Hoa trà vàng có màu vàng đặc trưng
Hoa trà vàng có màu vàng đặc trưng

Ý nghĩa cây hoa trà

Hoa trà không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mỗi màu sắc của hoa trà lại mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, hoa trà đại diện cho những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Ý nghĩa hoa trà trắng

Hoa trà trắng tượng trưng cho sắc đẹp và sự trong sáng trong tâm hồn. Loài hoa này còn biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống ấm no và đầy đủ. Vì vậy, mọi người thường trồng cây hoa trà trắng trong nhà để thu hút may mắn và tài lộc.

Còn trong tình yêu, hoa trà trắng thể hiện sự ngưỡng mộ sâu sắc dành cho đối phương, thường được tặng như món quà thể hiện tình cảm đôi lứa hoặc tình cảm mẹ con thiêng liêng. 

Tuy nhiên, sắc trắng của hoa cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chia ly và đau thương. Tùy vào hoàn cảnh, hoa trà trắng có thể gửi gắm những thông điệp khác nhau, từ niềm vui đến nỗi buồn.

Hoa trà trắng tượng trưng cho niềm vui lẫn nỗi buồn
Hoa trà trắng tượng trưng cho niềm vui lẫn nỗi buồn

Ý nghĩa hoa trà đỏ 

Hoa trà đỏ tượng trưng cho sự khiêm nhường, hạnh phúc và sức sống mãnh liệt. Với sắc đỏ rực rỡ, loài hoa này còn thể hiện sự lạc quan, niềm đam mê và cả nỗi nhớ nhung da diết dành cho người thương.

Hoa trà đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc
Hoa trà đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc

Ý nghĩa hoa trà hồng

Hoa trà hồng mang ý nghĩa của sự nhung nhớ và khát khao gặp gỡ, là món quà tuyệt vời để bạn bày tỏ tình cảm với người thân yêu.

Hoa trà hồng thể hiện sự nhung nhớ
Hoa trà hồng thể hiện sự nhung nhớ

 

Cách trồng cây hoa trà

Thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa trà vào khoảng tháng 3 – tháng 5 hoặc đầu mùa thu từ tháng 9 – tháng 10.

Đất trồng hoa trà phải có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng đất thịt pha cát hoặc dùng đất trồng hoa kiểng SFARM đã được phối trộn sẵn với tỷ lệ phù hợp cho hoa trà phát triển tốt và nở hoa bóng đẹp.

Các bước trồng cây hoa trà:

  • Bước 1: Đào hố trồng sâu khoảng từ 30 – 40 cm và rộng khoảng 40 cm.
  • Bước 2: Cho một lớp phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,… xuống đáy hố.
  • Bước 3: Đặt cây vào giữa hố, đảm bảo sao cho rễ cây không bị chôn quá sâu.
  • Bước 4: Lấp đất lại, rồi dùng tay nén nhẹ đất và tưới lượng nước vừa đủ ẩm để cố định cây.
Đất trồng SFARM giúp cho hoa trà nở đẹp
Đất trồng SFARM giúp cho hoa trà nở đẹp

Cách chăm sóc cây hoa trà

  • Tưới nước:  Bạn chỉ cần tưới khoảng từ 2 – 3 lần trong mùa hè và giảm bớt vào mùa đông.
  • Bón phân: Bạn nên bổ sung thêm phân bón có hàm lượng kali như phân hữu cơ hoặc phân bón NPK cao cho cây vào đầu mùa xuân và giữa mùa hè để giúp cây ra hoa nhiều hơn.
  • Cắt tỉa cành: Thực hiện cắt tỉa cành vào đầu mùa xuân và sau khi hoa đã tàn để loại bỏ cành héo và bị sâu bệnh. Bạn nên tỉa bớt cành và tạo tán đều cho cây để cây hấp thụ đủ ánh sáng hỗ trợ cho quá trình quang hợp.
  • Vào mùa đông, lúc này thời tiết lạnh, bạn nên che chắn cẩn thận cho cây khỏi trời rét và giảm lượng nước tưới để tránh cây bị ngập úng.
Nên cắt tỉa hoa trà thường xuyên
Nên cắt tỉa hoa trà thường xuyên

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa trà

Nhện đỏ và rệp

  • Dấu hiệu: Lá cong, nhăn nheo lại hoặc chuyển sang màu vàng.
  • Biện pháp phòng trừ: Bạn có thể sử dụng dầu neem để xử lý nhện đỏ và rệp mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoa trà.

Bệnh cháy cánh hoa

  • Dấu hiệu: Hoa trà xuất hiện các đốm nâu.
  • Biện pháp phòng trừ: Bạn cần cắt bỏ bông hoa bị bệnh để tránh ảnh hưởng đến những hoa khác.

Chết cây (Dieback)

  • Đây là một loại bệnh nấm do kéo/dao dùng trong quá trình cắt tỉa cành không được vệ sinh sạch gây ra.
  • Biện pháp phòng trừ: Bạn có thể sử dụng thuốc diệt nấm như nano hoặc dầu neem. Đồng thời, cắt bỏ các cành cây bị ảnh hưởng bằng kéo/dao sạch, tốt nhất là nên tiệt trùng kéo/dao trước khi thực hiện cách tỉa.

Các câu hỏi thường gặp về cây hoa trà

Cây hoa trà hợp mệnh gì?

Hoa trà hợp với người mệnh Hỏa và mệnh mộc. 

Tại sao cây hoa trà my không nở?

Có 3 nguyên nhân chính khiến cho hoa trà my không nở:

  • Nguyên nhân thứ nhất: Do gốc và rễ của cây bị úng nước, tức là bạn tưới quá nhiều nước hoặc chậu trồng không có lỗ thoát nước hay đất trồng không có tính thoát nước tốt.
  • Nguyên nhân thứ hai: Do cây bị sốc phân, tức là bạn bón phân quá liều lượng cho cây.
  • Nguyên nhân thứ ba: Do cây bị sốc nhiệt khi bị thay đổi điều kiện thời tiết hoặc thay đổi vùng trồng một cách đột ngột.

Qua bài viết trên, SFARM đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về các loại cây hoa trà như ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về loài hoa này. Tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về các loài hoa khác tại SFARM Blog.

Xem thêm:

  • Hoa thủy tiên là hoa gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa nở đẹp
  • Hoa ly – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng đơn giản từ chuyên gia
  • Hoa đào chuông là gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
  • Hoa cẩm tú cầu – Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc ra hoa rực rỡ
  • Hoa cát tường – Ý nghĩa, kỹ thuật trồng đón Tết 2025 tài lộc

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/ 

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết