Cách trồng dâu tây tại nhà đơn giản, trái ngon ngọt đỏ mọng

1738 lượt xem

Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người. Tuy nhiên việc trồng dâu không hề đơn giản, có rất nhiều người trồng nhiều lần mà vẫn thất bại. Do đó, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng dâu tây tại nhà chuẩn nhất nào.

1/ Chọn chậu và giống cây

– Chọn chậu: Chậu trồng dâu phải có lỗ thoát nước, đường kính chậu thích hợp là khoảng 20cm. Một số loại chậu phổ biến như: chậu dài, thùng xốp, chậu treo,… với bề ngang hẹp sẽ để quả dâu thòng hai bên chậu, chất lượng quả sẽ đạt tốt nhất.

– Chọn giống: Có thể trồng dâu tây bằng hạt hoặc bằng cây con. Tuy nhiên, tỷ lệ gieo hạt dâu tây nảy mầm sẽ rất khó nên khuyến khích bạn trồng dâu bằng cây giống.

+ Cách lựa bịch hạt giống: tốt nhất nên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm… Giá hạt giống dâu tây từ 25.000 đồng/ túi khoảng 30 hạt.

+ Cách chọn cây giống: cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.Cây con khoảng 80.000 đồng/ cây giống Nhật hoặc New Zealand. Bạn có thể mua hạt và cây con ở các shop online hay các viện nghiên cứu để việc trồng dâu tây hiệu quả hơn.

+ Các giống dâu tây phổ biến: dâu tây Đà Lạt, dâu Mỹ, dâu Nhật, dâu Úc, dâu New Zealand. Đối với khu vực nắng nóng như miền Trung và miền Nam thì có thể trồng giống dâu tây chịu nhiệt.

2/ Chuẩn bị đất trồng

– Dâu tây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, pH từ 5,3 – 6,5. Có thể tự trộn đất theo công thức: 4 đất thịt : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 1 trấu hun và rải thêm chế phẩm Trichoderma.

– Hoặc bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho cây ăn quả, với độ tơi xốp, dinh dưỡng dồi dào, hệ vsv đa dạng, hoàn toàn sạch khuẩn sẽ giúp bạn tạo ra những quả dâu tây ngon ngọt nhất.

3/ Kỹ thuật trồng dâu tây trong chậu bằng cây con

3.1 Thời gian trồng

Dâu tây là loại cây trồng quanh năm nên có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt tháng 5 chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu trồng dâu tây trong chậu.

3.2 Vị trí trồng dâu

Ở vườn phố có thể trồng dâu tây trên sân thượng, ban công có mái che,… Nơi trồng cần phải có ánh sáng mặt trời chiếu vào, nhưng không đón ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa. Có thể trồng phía dưới các giàn cây dây leo.

3.3 Tiến hành trồng

– Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu.

– Lấy cây giống ra khỏi bầu trồng.

– Đào một lỗ nhỏ giữa chậu, đặt cây dầu tây vào và lấp đất đầy gốc cây, nén chặt đất để cây đứng vững. Nếu trồng chậu nhỏ thì mỗi cây một chậu, nếu chậu dài thì khoảng cách trồng là 40cm.

– Phủ một lớp rơm mỏng lên bề mặt chậu cho bộ rễ dâu.

trồng dâu tây với phân trùn quế sfarm

4/ Chăm sóc và thu hoạch

– Tưới nước

Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng sớm trước 9h và chiều mát trước 6h. Tưới đều ẩm đất, sử dụng nước sạch tránh nguồn nước nhiễm bẩn dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

– Làm cỏ & xới đất:

Nếu phát hiện cỏ dại thì nhổ bỏ ngay để tránh cỏ hút hết dinh dưỡng của dâu. Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thông thoáng, cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.

– Bón phân

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Vì vậy cần phải bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ giàu đa trung vi lượng, chẳng hạn như phân trùn quế, phân gà, dịch chuối, phân ủ rác hữu cơ.

Bón phân luân phiên nhau, 7 ngày 1 lần, khi bón nên vùi vào gốc để tránh bị rửa trôi.

Vào các giai đoạn như ra hoa, đậu quả thì tăng cường phân giàu kali, lân, giảm phân đạm. Sau khi thu hoạch, phục hồi cây thì tăng đạm, giảm lân, kali.

– Sâu bệnh hại

Một số sâu hại trên dâu tây là nhện đỏ, bọ trĩ, sên, nhớt,… Cách phòng trừ: Phun chế phẩm trừ sâu gừng tỏi ớt thường xuyên, 7 ngày/lần. Canh thời điểm chiều tối, đặt bẩy sên, nhớt và đem đi tiêu hủy ngay.

Một số bệnh hại trên dâu tây là xì mũ lá, đốm đỏ, phấn trắng, thối đen rễ… Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa lá sâu bệnh hại tiêu hủy, bắt tiêu diệt sâu hại
  • Sử dụng chế phẩm GE quế, GE tỏi ớt, nước thuốc lào, tinh dầu neem,.. Nuôi thiên địch như ong ký sinh, bọ đuôi kìm,…
  • Sử dụng bẫy màu vàng, bẫy dẫn dụ Pheromone.
  • Nếu bệnh vẫn không giảm thì sử dụng thuốc hóa học đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng bệnh).

– Nhân giống dâu tây bằng ngó

Trong quá trình phát triển, ngoài hoa và quả thì dâu tây còn ra rất nhiều nhánh, mà chúng ta thường nghe với cái tên ngó dâu. Đặc biệt, khi ngó phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Khi gặp trường hợp này bạn cần phải tách ngó ra để tạo một cây mới.

Đặt ngó vào giữa các chậu đất nhỏ và giữ chúng liên kết với cây mẹ cho đến khi cây con phát triển rễ khỏe mạnh. Thường xuyên tưới ẩm và đặt chậu ở vị trí có ít nhất 6h nắng mỗi ngày.

Sau khoảng 2 – 4 tuần, tiến hành cắt cây con ra khỏi cây mẹ và cho vào chậu trồng lớn hơn. Thời điểm này cây con sẽ không được truyền dinh dưỡng từ cây mẹ nữa, nên cây sẽ yếu sức, cần đặt chậu con trong bóng râm khoảng 2 tuần rồi mới đem ra nắng.

Đợt hoa đầu tiên, nên cắt hết hoa và ngó trên cây con để cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân rễ.

– Thu hoạch

Khi quả chuyển hoàn toàn sang màu đỏ là đã có thể thu hoạch. Nên hái dâu tây thật nhẹ nhàng vì quả dâu rất dễ bị dập làm giảm đi chất lượng của quả.

5/ Lợi ích của dâu tây

– Giá trị dinh dưỡng trong 100g dâu tây tươi là:

  • Năng lượng: 32 calo
  • Nước: 91%
  • Protein: 0,7 gram
  • Carbs: 7,7 gram
  • Đường: 4,9 gram
  • Chất xơ: 2 gram
  • Chất béo: 0,3 gram

– Lợi ích sức khỏe

  • Tốt cho bà bầu
  • Bổ mắt và giảm quầng thâm
  • Chống ung thư
  • Giúp sản xuất hormone hạnh phúc
  • Chống hen và dị ứng
  • Làm mờ đốm tàn nhang
  • Trị mụn
  • Làm chậm quá trình lão hóa
  • Giảm nguy cơ đau tim
  • Làm trắng răng

Vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ tất tần tật bí quyết trồng dâu tây trong chậu rồi đó. Nhanh nhanh bắt tay trồng ngay vườn dâu tây trĩu quả tại nhà nào bạn ơi! Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết