Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đạt năng suất cao

1668 lượt xem

Mía là cây công nghiệp được nhiều bà con chọn sản xuất để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên để đạt được năng suất chất lượng thì bà con cần phải có biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ làm đất, chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Hãy tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc mía chi tiết nhất qua bài viết dưới đây của Đặng Gia Trang.

1/ Các giống mía cao cho năng suất hiện nay

1.1 GIỐNG MÍA VN84-4137

Đặc điểm hình thái: Thân to trung bình, phát triển thẳng, lóng hình chùy ngược, vỏ màu xanh ẩn tím. Đai sinh trưởng rộng trung bình, đai rễ có 3 hàng điểm rễ xếp không thứ tự. Mắt mầm hình tròn hoặc hình hến tròn, không có rãnh mầm.

1.2 GIỐNG MÍA VN85-1427

Đặc điểm hình thái: Thân trung bình, lóng hình trụ, màu xanh ẩn vàng. Khi dãi nắng có sắc tía. Mầm hình tam giác to, không có rãnh mầm. Xuất hiện rễ khí sinh khi gặp điều kiện ẩm độ cao. Dáng ngọn thẳng.

1.3 . GIỐNG MÍA DLM24

Đặc điểm hình thái: Gốc thân to trung bình khá, lóng hơi ngắn, ít rễ phụ. Thân to trung bình khá. Lóng hình chùy ngược, có sáp phủ nhiều, nối nhau thẳng, không có vết nứt và không có rãnh mầm. Màu xanh ẩn vàng, khi dãi nắng có màu đỏ tía. Phiến lá rộng trung bình, xanh đậm. Bẹ lá màu xanh, có nhiều lông. Cổ lá hình chữ nhật. Dáng ngọn chụm xiên, lá sít, dáng bụi thẳng.

1.4 GIỐNG MÍA K88-65

Đặc điểm: Đây là một trong 10 giống mía tốt nhất của Thái Lan hiện nay. K88-65 có thân màu xanh hơi vàng, đường kính thân to, lóng thân dài trung bình, mắt mầm hơi lồi, phiến lá rộng. Khả năng tái sinh và chống đổ ngã trung bình. Tốc độ sinh trưởng trung bình (hơi chậm ở giai đoạn đầu vụ), ít trổ cờ, mật độ cây hữu hiệu cuối vụ khá (> 62.500 cây/ha). Năng suất rất cao (100 – 140 tấn/ha). Kháng bệnh thối đỏ thân, bệnh than và bệnh đốm vàng, kháng sâu đục thân khá, chịu hạn trung bình.

1.5 GIỐNG MÍA K88-92

Đặc điểm: K88-92 có thân màu xanh hơi vàng, đường kính thân trung bình, lóng thân dài trung bình, mắt mầm hình bầu dục nằm ngang, mọc chưa tới đai sinh trưởng, phiến lá rộng trung bình, màu xanh hơi vàng, bẹ lá có lông, ôm chặt lấy thân. Tai lá trong ngắn, tai lá ngoài dài hơn hình lưỡi kiếm. Khả năng tái sinh và chống đổ ngã trung bình. Tốc độ sinh trưởng trung bình. Năng suất rất cao, chữ đường khá. Kháng bệnh thối đỏ thân, bệnh than và bệnh đốm vàng, kháng sâu đục thân trung bình, chịu hạn trung bình.

1.6 GIỐNG MÍA K95-156

Đặc điểm: Đây là một trong 5 giống mía tốt nhất của Thái Lan hiện nay. K95-156 có thân màu xanh vàng, lóng thân dài, đường kính thân khá, phiến lá rộng, dài và hơi rủ xuống, bẹ lá boong dễ bóc. Năng suất cao. Có khả năng chịu sâu đục thân, chịu hạn. Chống chịu bệnh than, bệnh thối đỏ tốt.

1.7 GIỐNG MÍA SUPHANBURI 7

Đặc điểm: Năng suất cao (>110 t/ha), CCS cao (11-12). Để gốc tốt. Chịu hạn, chịu úng khá. Kháng bệnh than, thối đỏ, vàng gân lá. Không trổ cờ. Tuổi mía thu hoạch khoảng 12 tháng.

1.8 GIỐNG MÍA KU60-3

Đặc điểm hình thái: Thân cây to, lóng hình trụ, màu xanh ẩn vàng. Mầm hình tròn, dẹt, đỉnh mầm có chùm lông, có cánh mầm rộng đóng nửa trên của mầm, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng hẹp, lồi. Bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, có ít lông, tự bong. Có 2 tai lá trong ngắn, hình tam giác. Cổ lá hình sừng bò. Lá thìa ngắn. Phiến lá dài, rộng, lá dày, cứng, mép lá sắc, lá đứng, màu xanh đậm.

1.9 GIỐNG MÍA QĐ15

Đặc điểm hình thái: Thân trung bình mọc thẳng, màu vàng, dãi nắng màu tím nhạt, có sáp phủ, có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình trứng, nằm sát sẹo lá, đỉnh mầm vượt quá đai sinh trưởng. Đai sinh trưởng hơi lồi, hẹp. Có 2 tai lá, tai lá trong dài hình mác, tai lá ngoài ngắn hình tam giác. Phiến lá dài, rộng trung bình, mỏng mềm, mép lá sắc, màu xanh

1.10 GIỐNG MÍA QUẾ ĐƯỜNG 21 (QĐ94-119)

Đặc điểm hình thái: Thân cây cao, đường kính thân to trung bình, lóng mía dạng ống, vỏ thân lóng màu vàng nhạt, tím nhạt hoặc tím đậm. Trên bề mặt lóng có phủ một lớp phấn màu trắng. Không có rãnh mầm và khe nứt sinh trưởng. Mắt mầm hình tròn nhô lên, khi già có màu vàng nhạt. Lá mía có màu xanh lục nhạt – đậm, chiều rộng trung bình. Phiến lá dày, cứng và ngắn. Lá non mọc thẳng vút, đầu lá vươn thẳng, lá giá vươn ra ngoài và rất dễ bị bong. Bẹ lá màu tím. Tai lá trong có dạng kim dài, tai lá ngoài có dạng chữ nhật, dày, màu tím.

1.11 GIỐNG MÍA QUẾ ĐƯỜNG 24 (QĐ94-116)

Đặc điểm nông công nghiệp: Đây là giống mía chín sớm, hàm lượng đường rất cao (đạt trung bình khoản 15,38%), năng suất mía cao và ổn định (trung bình đạt khoảng 95,2%). Khả năng nảy mầm tốt, đồng đều. Sinh trưởng nhanh ở thời kỳ đầu và giữa. Mật độ cây hữu hiệu cao, đồng đều. Khả năng lưu gốc tốt.

2/ Chuẩn bị giống

Mắt mầm không được quá già (có thể lấy cả hom thân và hom ngọn). Thông thường hom giống phải lấy từ ruộng giống riêng hoặc ruộng mía tốt 7 – 8 tháng tuổi. – Đạt được độ lớn cần thiết (tùy thuộc từng loại giống). – Không mang mầm mống của các loại sâu bệnh quan trọng. Không được lẫn với các giống khác. Để đảm bảo chất lượng của ruộng mía, hom giống chuẩn bị xong trồng ngay là tốt nhất, giống càng tươi trồng càng tốt, không nhất thiết phải làm cho héo hoặc ngâm, ủ kéo dài. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, hom giống để càng lâu trên mặt đất, chất lượng càng kém.

Lượng hom giống trồng cho 1 ha tùy thuộc vào khoảng cách hàng mía.

– Khoảng cách hàng 1,3 – 1,4 m cần 30 – 32 ngàn hom.

– Khoảng cách hàng 1 – 1,2 m cần 34 – 36 ngàn hom.

– Mỗi hom mía có 3 mắt mầm tốt.

3. Bón lót phân, đặt hom và lấp đất

3.1 Bón lót phân

Trước khi đặt hom mía cần bón lót toàn bộ số phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân trùn quế,…), phân lân và 1 phần phân đạm, kali, có thể 1 ít thuốc hóa học (Furadan và Basudin). Phân thuốc được rải dọc rãnh trộn đều với lớp đất mỏng ở đáy rãnh.

3.2. Đặt hom mía

Những kiểu đặt hom mía phổ biến trong sản xuất :

– Một hàng nối tiếp nhau (hom nọ giáp hom kia).

– Hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu (hom nọ giao 1 phần với hom kia).

– Hai hàng song song nối tiếp nhau.

Thông thường khi chất lượng hom giống tốt người ta đặt hom theo 2 kiểu trên. Trường hợp đặt hai hàng hom song song thường áp dụng ở các vụ trồng vào mùa khô đề phòng khô hạn hom bị chết.

Cách trồng mía chuẩn nhất

Cách trồng mía chuẩn nhất

3.3. Lấp đất

Đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía trên rãnh. Đất lấp chỉ cần đủ phủ kín hom với độ dày khoảng 3 – 5cm, không được lấp quá dày, mầm sẽ khó vun, hoặc ở nơi đất thếp mầm sẽ bị úng thối không mọc. Đối với vùng đất cao (khô hận) cũng chỉ lấp mỏng, nhất có thể giậm (nén) chặt trên mặt đất để cho hom mía tiếp xúc với đất không bị khô chết.

4/ Phân bón cho mía

+ Vùng đất bãi: 250N + 150P + 300K + 1.000 kg vôi bột + vùi lá mía

+ Vùng đất ruộng chuyển đổi: 250N + 100P + 300K + vùi lá mía

+ Vùng đất đồi: 300N + 150P + 300K + 1.000 kg vôi bột + vùi lá mía

– Bón toàn bộ vôi trước khi làm đất

  • Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, super lân hoặc ½ kg ADP và 1/3 kg kali.
  • Bón thúc 1 (1 tháng sau khi trồng): bón ½ kg DAP còn lại, ½ kg Urê và 1/3 kg kali.
  • Bón thúc 2 (3 tháng sau khi trồng): bón ½ kg Urê và 1/3 kg kali còn lại.

5/ Chăm sóc, phòng trừ sâu, cỏ dại

5.1. Chăm sóc lần 1

Sau khi trồng 10-15 ngày, mầm bắt đầu đâm lên khỏi mặt đất. Thời gian kéo dài từ 2 – 3 tuần tùy theo giống mía và thời vụ trồng. Chăm sóc lần 1 bắt đầu kết thúc nảy mầm và bắt đầu đẻ nhánh:

a/ Kiểm tra, trồng dặm (mầm đã ươm sẵn đầu hàng).

b/ Diệt cỏ với xới đất tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển.

– Giữa 2 hàng có thể cày bò hay dụng cụ xới thủ công.

– Trên hàng dùng cuốc xới sát gốc.

c/ Kết hợp với xái đất, diệt cỏ bón thúc phân đạm đợt 1 để có sức đẻ nhánh mạnh.

5.2 Chăm sóc lần 2

Khi mía kết thúc đẻ và làm lóng vươn dài (8 – 9 tuần lễ từ khi trồng).

  1. Cày xới diệt cỏ giữa hàng bằng bò hoặc công cụ cải tiến. Nên kết hợp cơ giới, lao động thủ công với hóa chất diệt cỏ dại và làm tơi xốp đất.
  2. Kết hợp thúc phân lần 2 (N và K). Vun đất đầy rãnh trồng để mía phát triển gốc và làm lóng vươn dài. Tùy điều kiện cụ thể có thể vun vồng cao hoặc không cần (đất cao).
  3. Kiểm tra sâu bệnh, nếu phát hiện cần xử lý kịp thời.

5.3 Chăm sóc lần 3

Khi mía đã giao lá (có 1 – 3 cẳng), nếu ruộng có cỏ thì làm lần cuối cùng. Ruộng sấu hoặc ruộng giống cần bón thêm 20 đến 25 kg N/ha và kiểm tra sâu bệnh, xử lý kịp thời.

6/ Tưới nước

Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: Tưới 4 lần/ tháng.

* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

Đánh lá:

  • Lần 1: lúc mía được 3-3,5 tháng tuổi
  • Lần 2: lúc mía được 6-7 tháng tuổi

Chú ý: Đối với mía giống không cần đánh lá chỉ dọn sạch lá chân lúc vô chân.

Vô chân: kết hợp với các lần bón phân làm cỏ.

  • Lần 1: vun nhẹ đất vào gốc khi mía trong khoảng thời gian từ 5-30 ngày hoặc xới xáo để phá váng làm cho đất tơi xốp để giữ ẩm, dễ hấp thu dinh dưỡng và mía ra rễ tốt.
  • Lần 2: vun gốc khi mía đẻ nhảy chồi rộ (60-70 ngày), bóc lá vun cao 10cm khống chế chồi muộn.
  • Lần 3: vun gốc khi mía có từ 3 đến 4 lóng (100-120 ngày), chú ý lên dồng cao 20-25cm kết hợp thúc phân lần 2.

7/ Thu hoạch

Khi mía già màu da trở nên bóng, sậm lại, ít phân, lá khô nhiều, lượng nước trên bẹ giảm.

Cũng có thể xác định bằng độ Bx (là tỷ số phần trăm của tổng số khối lượng chất khô hòa tan trong dung dịch, chủ yếu là đường Sacaroza và đường khử). Nếu thấy Bx (gọi độ Brix) ở ngọn và gốc cách biệt không đáng kể là mía đã chín.

Có 2 khái niệm:

Chín sinh lý và chín nguyên liệu.

– Chín sinh lý là cây mía đã già, hàm lượng đường trong mía đạt mức tối đa như bản chất vốn có của giống.

– Chín nguyên liệu là ở thời điểm đó hàm lượng đường trong mía đã đạt tiêu chuẩn nguyên liệu có thể thu hoạch để chế biến mặc dù chưa đạt mức cao nhất như bản chất vốn có của giống.

Thực tế sản xuất, mía thu hoạch ở độ chín nguyên liệu nhất là đầu vụ ép mía do :

– Nhiệt độ, ẩm độ còn cao, cây mía vẫn tiếp tục sinh trưởng.

– Nhà máy cần nguyên liệu.

– Đôi vái ruộng để gốc, cần để mầm gốc tái sinh.

– Bán được giá.

Vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ kỹ thuật trồng mía đầy đủ nhất cho bà con rồi. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi mang đến, bà con sẽ có một trang trại mía đạt năng suất nhất. Chúc bà con thành công.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết