Cách trồng dâu tây ở miền Bắc đầy đủ nhất từ chuyên gia

1934 lượt xem

Cách trồng dâu tây ở miền Bắc được đánh giá là rất khó khăn vì khí hậu nơi đây không phù hợp với sự sinh trưởng của cây dâu tây. Thế nên, những người ở miền Bắc muốn trồng dâu tây thành công thì cần đảm bảo nắm rõ và áp dụng kỹ thuật thật chuẩn. Vậy làm thế nào để trồng dâu tây mà cây vẫn sống tốt và sai trĩu quả dù với điều kiện khí hậu miền Bắc? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng dâu tây ở miền Bắc đầy đủ nhất từ chuyên gia nhé.

1/ Trồng dâu tây ở miền Bắc cần những gì?

1.1 Trồng dâu tây vào tháng mấy?

Tại các tỉnh thành miền Bắc, thời điểm trồng dâu tây thích hợp nhất là khoảng tháng 10 – 11. Lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm lý tưởng nên cây dâu tây dễ dàng sinh trưởng và chỉ sau 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch quả.

1.2 Các giống dâu thích hợp trồng miền Bắc?

Bạn có thể trồng dâu tây bằng hạt hoặc cây con. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc và đảm bảo tỷ lệ cây sống tốt thì bạn nên trồng bằng cây con. Cây giống dâu tây phải là những cây khỏe mạnh, phát triển đều, không sâu bệnh và có chiều cao khoảng 10 – 15cm.

Khi chọn giống dâu tây, thì bạn nên tìm hiểu kỹ đặc điểm của chúng có phù hợp với khí hậu miền Bắc và sở thích của mình không. Một số giống dâu tây thích hợp trồng tại miền Bắc như:

– Giống dâu tây Everbearing: Giống này có 2 mùa thu hoạch và ra quả trong cả thời gian sinh trưởng. Cây bắt đầu ra quả từ mùa xuân đến cuối mùa hè hoặc mùa thu.

– Giống dâu tây June – bearing: Đây là giống dâu tây cần không gian rộng để phát triển nên không thích hợp trồng chậu. Giống này chủ yếu cho quả thu hoạch vào tháng 6 nên có tên như vậy.

– Giống dâu tây Day Neutral: Được lai tạo từ giống Everbearing, cho quả thu hoạch liên tục từ mùa hè đến hết thu. Cây có thể chịu được nhiệt độ thấp từ 1 – 3 độ C.

– Giống dâu tây Hana: Là giống dâu tây mới, ra sai quả, cho quả mọng nước và có thể chịu nhiệt tốt.

1.3 Cách chọn chậu

Chậu trồng dâu tây có thể là các loại chậu đất nung hoặc chậu nhựa, nhưng phải có lỗ thoát nước dưới đáy. Kích thước chậu phải phù hợp, nếu quá nhỏ thì sẽ hạn chế khả năng phát triển của cây và phải thay chậu nhiều lần. Vì thế, bạn nên chọn loại chậu có đường kính khoảng 20cm là tốt nhất.

1.4 Chọn đất và trộn đất

Đất trồng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của dâu tây nên cần được chú trọng. Bạn nên chọn đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, tơi xốp và khả năng giữ ẩm tốt.

Khi trộn đất trồng, bạn phải chú ý đến những yêu cầu về đất phù hợp đối với cây dâu tây. Bạn có thể phối trộn đất sạch cùng các loại giá thể khác như xơ dừa, trấu hun và phân hữu cơ theo tỉ lệ lần lượt là 5:2:2:1.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng bạn có thể tham khảo đất sạch hữu cơ Sfarm được bán phổ biến trên thị trường hiện nay. Sản phẩm đã được xử lý sạch mầm bệnh và phối trộn phân trùn quế tăng dưỡng chất với tỉ lệ phù hợp với yêu cầu của từng loại cây.

1.5 Không gian trồng

Không gian trồng dâu tây phải thông thoáng, có nhiều ánh sáng giúp cây phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, nơi trồng phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ thích hợp với cây dâu tây, là khoảng 7 – 30 độ C.

1.6 Vị trí nên trồng

Vị trí trồng dâu tây phải đáp ứng được yêu cầu về không gian như trên. Thời gian dâu tây được chiếu sáng không quá 12 giờ mỗi ngày, và buổi tối cây không bị ánh đèn chiếu vào. Do đó, bạn nên trồng dâu tây ở các vị trí như ban công, cửa sổ, sân thượng,…

2/ Cách trồng dâu tây ở miền Bắc

2.1 Cách trồng dâu tây ở miền Bắc bằng hạt giống

Ủ hạt trước khi gieo xuống đất để kích thích hạt nảy mầm. Cần ủ hạt giống như sau: Dùng nước ấm (tỷ lệ sôi 2: 3 lạnh) nhiệt độ khoảng 45-60 ° C để ngâm hạt. Thời gian ngâm khoảng 6 giờ. Sau đó vớt hạt ra rải đều trên đĩa có lót khăn ẩm. Sau đó phủ thêm một lớp khăn ẩm để đợi hạt nứt nanh. Khi hạt nứt nanh đem phơi gió 30 phút trước khi gieo.

Sau khi gieo hạt cần tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất, ngày tưới 2 lần. Khi hạt nảy mầm cần chọn và loại bỏ những cây non bị bệnh, sâu bệnh để đảm bảo năng suất sau khi trồng đạt cao nhất.

cách trồng dâu tây ở miền bắcCách trồng dâu tây ở miền Bắc sai trĩu quả

2.2 Cách trồng dâu tây ở miền Bắc bằng cây con

Sau khi chuẩn bị đất xong cần tiến hành xuống giống đã chuẩn bị trước để trồng. Sau khi trồng xong cần tiến hành tưới nước đầy đủ và che chắn cho cây để giảm bớt ánh nắng trực tiếp làm ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của cây.

Lưu ý khi trồng cây con: không nên trồng quá nông vì dễ làm khô rễ, nhưng cũng không nên trồng sâu quá vì dễ làm úng rễ. Sau khi trồng xong cần nén chặt đất quanh gốc rồi tưới ẩm.

Bài viết hay về loại nấm có nhiều công dụng cho cây trichoderma tham khảo tại đây: [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả

3/ Cách chăm sóc dâu tây miền Bắc

– Mới trồng

Khoảng 2 – 3 ngày đầu mới trồng, bạn nên che chắn cho cây dâu tây tránh mưa nắng để cây không bị héo. Tuy nhiên vẫn phải có ánh sáng hắt để cây sinh trưởng, đồng thời phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

– Cắt tỉa khi ra hoa, tạo quả

Đây là thời kỳ quan trọng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch nên bạn phải kiểm tra cây thường xuyên. Nếu cây dâu tây ra nhiều hoa hay nhiều quả con thì chúng sẽ tự chột làm ảnh hưởng đến hoa, quả khác nên bạn phải cắt tỉa bớt để cây tập trung dinh dưỡng cho chất lượng quả tốt.

Ngoài ra, thời gian này cây dâu tây dễ bị kiến tấn công, ăn hết quả non nên bạn phải chú ý nếu phát hiện thì tiêu diệt lũ kiến càng sớm càng tốt. Một lưu ý nữa là khi dâu tây ra quả thì nên hướng quả ra phía thành chậu để chúng phát triển đều và ít sâu bệnh hơn.

– Ra ngó

Sau một thời gian, cây sẽ phát triển cứng cáp, nếu chăm sóc tốt cây sẽ ra ngó có thể ra rễ tạo thành cây con mới. Lúc này bạn nên ngắt bỏ ngó khi mới mọc để cây chính tập trung dinh dưỡng ra hoa và quả tốt hơn.

Trường hợp bạn muốn giữ ngó để nhân giống thì có thể đợi đến khi thích hợp tiến hành tách ngó. Trước tiên, khi thấy đầu ngó ra rễ dài khoảng 0,5cm thì thêm đất cho ngó cắm rễ. Đến khi ngó phát triển thành cây độc lập thì có thể tách ngó sang chậu mới để nhân giống.

– Tưới nước

Nước tưới rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất khi trồng dâu tây. Không nên tưới quá nhiều rễ cây bị úng nước mà lượng nước không đủ cây sinh trưởng và phát triển kém. Lượng nước tưới cho cây khoảng 150 – 200 ml / cây. Khi tưới nên tưới vào sáng sớm và cần dùng nước sạch để tưới cho cây. Nếu sử dụng dung dịch thủy canh thì nên tưới theo hướng dẫn cụ thể.

– Bón phân

Việc bón phân nhằm tăng cường dưỡng chất giúp cây dâu tây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Từ tháng 6 đến tháng 9, bạn nên bón phân hữu cơ mỗi tháng 1 lần. Có thể sử dụng phân trùn quế, phân gà, phân bò, phân dê hoai mục. Không bón phân chưa ủ hoai vì chúng ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại, làm cây dâu tây bị xót và chết dần.

Bên cạnh đó, khi trồng dâu tây bạn cũng có thể bón thêm phân vô cơ NPK 20/20/20 để cây cho quả chất lượng hơn. Thời điểm bón phân thích hợp là sau khi trồng khoảng 4 – 6 tuần, một đợt khác vào tháng 8 và sau vụ thu hoạch đầu tiên. Không bón phân khi cây dâu tây đang ra quả vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Không lạm dụng phân bón quá nhiều khiến cây dâu tây bị sốc và chết dần.

– Phòng và trị bệnh

Trong quá trình trồng dâu tây, nếu thấy hiện tượng lá vàng tức là cây đang bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng và thiếu nắng, nên bạn cần điều chỉnh cho phù hợp. Nếu cây mọc quá nhiều sẽ không phát triển đồng đều, bị còi cọc nên bạn phải tỉa bớt cây con trồng sang chậu mới. Thường xuyên cắt tỉa những lá già, lá bị vàng héo hay bị hỏng.

Thời kỳ ra hoa và đậu quả, cây dâu tây thường bị tấn công bởi các loài côn trùng, sâu bọ, kiến, ốc sên. Bạn cần kiểm tra đều đặn và tiêu diệt chúng từ ngay khi mới xuất hiện. Vào mùa hè cây dễ bị nấm dẫn đến bệnh đốm đen, bạn cần loại bỏ các lá bị bệnh. Bạn có thể phun thuốc diệt nấm và diệt côn trùng nhưng phải đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng và không phun vào lúc quả đang chín.

Như vậy, Đặng Gia Trang đã chia sẻ đến bạn đầy đủ những bí kíp về cách trồng dâu tây ở miền Bắc đúng chuẩn chuyên gia. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công để sở hữu những quả dâu tây chín mọng, ngon ngọt mà mình yêu thích dù ở bất cứ đâu của miền Bắc nhé.

Mọi chi tiết thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.5/5 - (8 bình chọn)