Cách trồng & chăm sóc lan lọng tai thỏ chuẩn nhất

1681 lượt xem

Điều kiện khí hậu thích hợp cho lan lọng tai thỏ phát triển. Cùng với nét đẹp đặc trưng, dễ trồng và dễ chăm sóc. Vì thế, lan lọng tai thỏ được nhiều người ưa chuộng trồng làm đẹp góc vườn. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay cách trồng và chăm sóc lan lọng tai thỏ chuẩn nhất nhé!

1/ Nguồn gốc và phân bố của lan lọng tai thỏ

Hoa lan lọng tai thỏ thuộc chi lan lọng, là chi lớn nhất của họ. Được trồng và tìm thấy chủ yếu ở Châu Á. Loại lan này tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Australia, Hà Lan và Thái Bình Dương. Một số thì phân bố ở châu Phi và châu Mỹ.

Ở nước ta, có thể dễ dàng tìm thấy ở Thuận Hải và các vùng núi giáp Tây Nguyên…

2/ Đặc điểm của lan lọng tai thỏ

Có tên khoa học Bulbophyllum blepharistes, sống phụ sinh, thân rễ có đốt và mọc dày ở dưới. Củ giả của lan mập tròn, xanh bóng, thuôn và đỉnh mang 2 lá dày cứng. Lá của lan có đầu thuôn chia làm 2 thùy nông.

Cụm hoa dài trên 20cm, cứng và mọc thẳng đứng. Các hoa xếp ở đỉnh gần như tỏa tròn ra. Gốc hoa có vân hơi đậm và cánh màu vàng pha xanh. Hoa có cánh đài bên dính lại tạo thành hình tam giác và cong. Cánh môi hoa nhỏ và dày.

3/ Cách nhận biết lan lọng tai thỏ

Giữa các loại lan lọng, thì lan lọng tai thỏ khá được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh thoát. Có thể dễ dàng nhận biết qua thân, củ và mặt hoa. Với đặc điểm củ giả to và màu xanh bóng, giúp dễ dàng phân biệt với các loại lan lọng khác. Bên cạnh đó, mặt hoa đặc trưng với cánh dài, to màu vàng cùng cánh môi nhỏ màu đỏ tím.

4/ Chuẩn bị trồng lan lọng tai thỏ

4.1 Giá thể trồng

Được xuất thân từ rừng núi, thích hợp với các loại gỗ chuyên dụng trồng lan. Hoặc có thể sử dụng giá thể từ dớn bảng hay dớn trụ.

4.2 Cây giống

Hiện nay, việc mua cây giống từ cửa hàng hoa – kiểng là chủ yếu. Cây giống thích hợp là cây không sâu bệnh, xanh khỏe, tốt nhất có chồi mới phát triển.

Bên cạnh đó, nhiều vườn nhà với cây sẵn có sẽ chọn cách tách chiết để nhân giống. Khi nhân giống cần chuẩn bị thuốc sát trùng vết tách để bảo vệ cây không bị nấm bệnh tấn công vào vết thương hở.

5/ Cách trồng lan lọng tai thỏ

Cách trồng phổ biến nhất chính là ghép cây vào gỗ. Với cách thực hiện tương tự các loại lan lọng khác. Sử dụng dây thít nhựa cố định gốc vào gỗ. Tùy vào hình dạng của gốc lan mà ép cho sát kín mặt gỗ. Ở những nơi trống, thêm vào rêu, dớn hay mụn xơ dừa vào cho chắc và giữ ẩm tốt cho lan.

Cách trồng lan lọng tai thỏ

Cách trồng lan lọng tai thỏ

Ngoài ra, có thể trồng vào chậu gốm, sứ chuyên dụng. Với cách trồng này giúp giữ ẩm tốt cho cây. Bằng cách lót lưới vào chậu, sau đó đặt cây vào rồi cho giá thể xung quanh. Cần đặt giá thể kín chậu vừa giúp cố định cây, vừa giữ ẩm tốt. Cuối cùng tưới nước giữ ẩm cho cây sau khi trồng.

6/ Cách chăm sóc lan lọng tai thỏ

6.1 Ánh sáng

Là loại lan thích hợp với mức ánh sáng từ 14.000 lux đến 16.000 lux. Cây không chịu ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do đó, khi trồng cần đặt cây dưới tán cây lớn hoặc dùng lưới che nắng cho cây.

6.2 Nhiệt độ

Lan lọng tai thỏ ưa nóng nhẹ. Sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ 22-25 độ C vào ban ngày và 18-20 độ C vào ban đêm. Những khi thời tiết quá lạnh, nên mang cây vào nhà hoặc hiên để tránh tình trạng cây chết vì lạnh.

6.3 Độ ẩm

Cần duy trì độ ẩm không khí khoảng 75% đối với ghép lan trên gỗ. Riêng trồng vào chậu cần đảm bảo độ ẩm khoảng 50-60%. Khi đó, lan sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

6.4 Chế độ tưới

Cũng như các loại lan lọng khác, có thể tưới nước 1-2 lần/ngày khi thấy giá thể trồng đã khô bề mặt nhưng chưa hoàn toàn. Khi nhiệt độ cao, cây cũng giảm sinh trưởng, vì thế cần giảm lượng nước tưới cho lan.

6.5 Bón phân

Vốn là lan rừng, nhưng cây cũng cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và lành tính. Có thể bổ sung dinh dưỡng cho lan bằng phân hữu cơ, nhất là phân trùn quế viên nén chậm tan. Khi bón, cho 20-25gr phân vào túi lưới rồi đặt cố định ở gần gốc lan. Sau đó, tưới nước cho cây.

6.6 Phòng trừ sâu bệnh

Nên phòng trừ nấm bệnh cho lan, nhất là bệnh thối nhũn. Tăng đề kháng cho cây bằng cách phun GE thơm, GE quế với liều lượng 2-3ml GE/1 lít nước sạch. Phun với tần suất 1-2 tuần/lần, giúp nấm bệnh khó lòng xâm hại cây.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc lan lọng tai thỏ chuẩn nhất. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết