Tận dụng và ủ vỏ cà phê để sản xuất phân bón chất lượng cao đã trở thành một hướng đi sáng tạo và thú vị. SFARM nhận thấy rằng, vỏ cà phê không chỉ là một sản phẩm phụ không giá trị, mà còn chứa đựng những tiềm năng lớn về dinh dưỡng và sức mạnh tái sinh đất đai. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta tái chế một tài nguyên tiềm năng mà còn mang lại lợi ích to lớn cho cây trồng và môi trường. Đặc biệt, là khi sử dụng nấm Trichoderma để ủ.
Cùng SFARM – Đặng Gia Trang khám phá quá trình ủ vỏ cà phê thành phân bón hữu cơ, từ những nguyên liệu cơ bản đến các bước thực hiện và những lợi ích mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và môi trường xanh ngay trong bài viết sau!
Vì sao vỏ của cà phê lại được ủ làm phân bón?
Vỏ cà phê, thường bị coi là sản phẩm phụ không giá trị, thường kết thành rác thải và gây khó khăn trong việc xử lý. Một số lượng lớn vỏ cà phê được thải bỏ hàng ngày, gây ra vấn đề về khi xử lý rác thải và tạo ra sự lãng phí. Trong khi thông qua quá trình ủ vỏ cà phê, nó có thể biến thành một nguồn phân bón hữu cơ vô cùng hiệu quả cho sự phát triển của cây trồng và tiết kiệm chi phí cho nhà nông với những lợi ích như:
- Chứa nhiều chất hữu cơ, khoáng chất cần thiết, giúp cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu và kích thích sự phát triển của bộ rễ
- Ủ với các chế phẩm sinh học như trichoderma hạn chế mầm bệnh, sâu hại và hạt cỏ dại, tăng sức đề kháng với các loại nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng phân bón hoá học (phân vô cơ).
Quy trình ủ vỏ cà phê làm phân bón với Trichoderma Humic SFARM
Trước khi bắt đầu quá trình ủ vỏ cà phê thành nguồn phân bón hữu cơ, bà con cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
- Vỏ cà phê: 1 tấn
- Xác bã cây cỏ, rơm rạ, phân chuồng: 500kg
- Trichoderma HUMIC SFAM: 1kg
- Chế phẩm EM Plus Trichoderma SFARM: 1 gói 200g
- Mật rỉ đường SFARM: 2 lít
- Vật dụng cần thiết: Thùng chứa, cây khuấy, dây/thùng tưới, cuốc/cào/ xẻng, bạt che đậy,…
Quy trình các bước ủ vỏ cà phê với Trichoderma Humic SFARM
Bước 1: Tưới nước, ủ vỏ trước 2 -3 ngày để vỏ ngậm đủ nước, đủ ẩm
Bước 2: Trộn vỏ cà phê với các nguyên liệu phụ trợ như bã cỏ, rơm rạ,…
Bước 3: Pha 1kg Trichoderma + 1 gói EM 200g + 2 lít mật rỉ đường + nước sạch vừa đủ thùng 20 lít. Sau đó đậy nắp kín ủ trong vòng 2 – 3 ngày.
- Mỗi ngày mở nắp 1 lần để xả khí và cung cấp oxi cho vi sinh vật hoạt động.
- Bước này được thực hiện song với bước 1 làm ẩm vỏ cà phê
Bước 4: Pha loãng dung dịch men với nước sạch tưới đều đống ủ, sao cho độ ẩm đạt 60 – 65%.
- Có thể trải đều đống ủ ra thành lớp mỏng 20 – 30cm để tưới đều rồi sau đó gom lại thành đống hoặc chất đống ủ theo từng lớp để tưới
- Cứ 20 – 30cm 1 lượt tưới.
- Chiều cao đống ủ cao 1,2 – 1,5m.
Bước 5: Che phủ bạt kín đống ủ vỏ cà phê, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đảo trộn đống ủ:
- Sau 7 – 10 ngày kiểm tra đống ủ. Nếu nhiệt độ đạt từ 60 độ trở lên, nguyên liệu ủ sậm màu nâu đen, độ ẩm trên 60% là đã ủ thành công. Nếu đống ủ nhạt màu, khô thì cần tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm, sau đó đậy kín lại.
- Sau 15 -20 ngày tiến hành đảo trộn và kiểm tra đống ủ, nếu nhiệt độ bên trong đống ủ đạt 70 độ C trở lên và có sự xuất hiện của các tơ nấm, chứng tỏ quá trình ủ đang diễn ra tốt. Kiểm tra độ ẩm, nếu đống ủ có hiện tượng bị khô cần tưới thêm nước, sau đó tiếp tục che phủ bạt và ủ tiếp.
- Sau 40 -45 ngày mở bạt, và tiến hành đảo trộn, tưới thêm nước đảm bảo ẩm.
- Sau 2 – 3 tháng ủ, khi thấy vỏ cà phê đã mềm, nát thì có thể mang ra sử dụng.
- Trước khi bón có thể trộn thêm Trichoderma để bón lót, bón thúc đạt hiệu quả tốt hơn.
Một số vấn đề cần lưu ý khi ủ vỏ cà phê làm phân bón
- Chọn nền dùng để ủ phân đảm bảo cho đống ủ vỏ cà phê không bị thấm nước khi gặp mưa. Tốt nhất là nền xi măng hoặc nền đất cứng, khô và được phủ lớp bạt dày
- Làm ẩm toàn bộ vỏ cà phê bằng cách tưới nhiều nước trước khi ủ, độ ẩm trong đống ủ phải đạt khoảng 60-70% (không quá khô nhưng cũng không quá ướt)
Trichoderma Humic SFARM – Giải pháp ủ vỏ cà phê hoàn hảo cho nhà nông
Nấm Trichoderma được biết đến với khả năng phân hủy vật liệu hữu cơ một cách hiệu quả. Trong quá trình ủ vỏ cà phê, vi sinh vật này giúp tăng cường quá trình phân hủy, giảm thiểu thời gian cần thiết và nâng cao chất lượng phân bón cuối cùng. Trong đó, Trichoderma Humic SFARM sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho nhà nông với những ưu điểm nổi trội như:
- Nghiên cứu bởi viện Ứng dụng công nghệ với hơn 10.000 giờ liên tục.
- Chứa 4 chủng là Trichoderma atroviride, Trichoderma viride, Trichoderma koningii, Trichoderma harzianum: tiết kháng sinh ức chế và tiêu diệt nấm bệnh, diệt tuyến trùng rất mạnh
- Bổ sung Acid Humic kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả nấm Trichoderma
- Mật độ bào tử nấm cao vượt trội so với các sản phẩm cùng phân khúc.
- Có phổ đối kháng rộng trên các loài nấm gây bệnh với cây trồng.
- Phát triển nhanh chóng và tồn tại lâu dài trong đất nhờ khả năng tự sản sinh ra bào tử.
- Cơ chất đặc biệt với dạng bột tan tốt trong nước phù hợp trộn ủ hoặc pha loãng để tưới
Ngoài việc ủ vỏ cà phê để tạo phân bón, Trichoderma SFARM còn có rất nhiều ứng dụng khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Loại nấm đối kháng này còn có thể được sử dụng để cải tạo đất, phòng ngừa nấm bệnh trên các loại cây trồng và tăng hiệu quả sử dụng các loại phân hữu cơ, đặc biệt là phân trùn quế
>> Xem thêm: Dùng phân trùn quế kết hợp vi sinh để có hiệu quả tốt nhất
Trong môi trường nông nghiệp ngày nay, việc tận dụng ủ vỏ cà phê để sản xuất phân bón chất lượng cao đã trở thành một khía cạnh đầy tiềm năng và tích cực. Không chỉ là một sản phẩm phụ không giá trị, vỏ cà phê đang chứa đựng những tiềm năng lớn về dinh dưỡng và khả năng tái sinh đất đai. SFARM hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho Quý bà con, nhà vườn những thông tin hữu ích về quy trình ủ vỏ cà phê với nấm Trichoderma và những lợi ích kinh tế quan trọng.
Mọi thắc mắc về sản phẩm nấm đối kháng Trichoderma Humic SFARM, bà con hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0902.652.099 để nhận được những tư vấn tốt nhất!
Chế Phẩm EM SFARM nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ). Với công thức cải tiến, Chế Phẩm EM SFARM giúp phân huỷ nhanh các chất hữu cơ, bổ sung hàng loạt hoạt chất sinh học có lợi cho cây trồng. Đặc biệt, giúp quá trình ủ không mùi hôi khó chịu. [button text="TƯ VẤN TRỰC TIẾP" color="success" size="larger" padding="0px 79px 0px 79px" radius="10" link="https://m.me/105992978023671?ref=ref_14"]
Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^9 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ. [button text="TƯ VẤN TRỰC TIẾP" color="success" size="larger" padding="0px 79px 0px 79px" radius="10" link="https://m.me/105992978023671?ref=ref_14"]
Mật rỉ đường Sfarm hay còn gọi là rỉ mật, mật rỉ là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường mía. [button text="TƯ VẤN TRỰC TIẾP" color="success" size="larger" padding="0px 79px 0px 79px" radius="10" link="https://m.me/105992978023671?ref=ref_13"]