Bí quyết phòng bệnh lan mùa mưa nhất định phải biết!

1772 lượt xem

Đối với người chơi lan, mùa mưa được xem là thời điểm vàng để cây phát triển vượt trội về thân lá và tích lũy năng lượng nuôi hoa. Tuy nhiên, mùa này cũng lắm rủi ro cho lan khi mà nấm bệnh được dịp thuận lợi phát triển. Vậy, mùa này lan dễ gặp phải bệnh hại nào? Phòng bệnh lan mùa mưa ra sao?

Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Tại sao cây lan dễ bị bệnh trong mùa mưa?

Vào mùa mưa, độ ẩm cao, nước ứ đọng là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho lan. Đặc biệt, vào mùa mưa lan rất dễ bị úng, thối ngọn, thối gốc do khả năng chống chịu của cây kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn có hại có khả năng xâm nhập.

2/ Một số loại bệnh hại chính trên cây lan vào mùa mưa

2/1 Bệnh đốm lá

Tác nhân gây bệnh: nấm Cercospora sp.

Biểu hiện bệnh: Bệnh thường gây hại ở mặt dưới lá, vết bệnh thường có hình thoi hoặc hình tròn nhỏ (đường kính khoảng 1 mm), màu xám nâu. Bệnh nặng khiến lá vàng, rụng, cây cằn cỗi và sinh trưởng kém.

2/2 Bệnh thối nâu do vi khuẩn

Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Erwinia carotovora

Biểu hiện bệnh: là vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước, về sau chuyển sang màu nâu đen. Bệnh hại trên lá, thân, mầm, làm cho các bộ phận trên cây lan bị thối và có mùi khó chịu. Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

2/3 Bệnh thối mềm vi khuẩn

Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Pseudomonas Gladioli

Biểu hiện bệnh: Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục. Bệnh thường lan rộng theo chiều rộng của lá cây phong lan. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, còn khi tiết khô hanh vết bệnh sẽ khô tóp và có màu trắng xám.

2/4 Bệnh thán thư

Tác nhân gây bệnh: nấm Colletotrichum spp..

Biểu hiện bệnh: vết bệnh chứa nước, kích thước nhỏ, sau đó lan dần ra, chuyển vàng dần rồi phát triển thành vệt màu nâu to, bị nhũn và có mùi hôi. Chóp lá có màu nâu và từ từ lan vào cuống lá. Bệnh làm lá khô từ chóp lá tới cuống lá rồi rụng đi.

Khi biểu hiện rõ rệt sẽ nhận thấy vết bệnh có màu nâu hoặc đen và hơi lõm xuống so với phần không bị bệnh. Các vết bệnh hình vòng tròn đồng tâm và thường chạy dọc theo lá.

Điều kiện dễ phát sinh: bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ánh sáng thấp, độ ẩm cao và cây lan thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt khi thiếu lân.

Bệnh thán thư trên lan

Bệnh thán thư trên lan

2/5 Bệnh đen thân

Tác nhân gây bệnh: Nấm Fusarium oxysporum

Biểu hiện bệnh: Vết bệnh có màu nâu, thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ. Không được ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ lan dần và cuối cùng là khiến cho thân gốc biến thành màu đen, các lá phía trên chuyển sang màu vàng và dị hình. Ngoài ra, giả hành của cây khi bị bệnh thường có một gân màu tím hoặc màu hồng nhạt.

Xem thêm các bệnh hại nguy hiểm cho lan vào mùa mưa, tại đây!

3/ Biện pháp phòng bệnh lan trong mùa mưa

3/1 Dọn dẹp vườn thoáng mát

Sau những cơn mưa, nước thường hay ứ đọng làm tăng độ ẩm của vườn. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp lại vườn một cách hợp lý và khoa học. Tốt nhất, bạn nên treo các giò lan trên giàn và cách nhau khoảng 0,5 – 1 lần kích thước giò để tạo độ thông thoáng trong vườn.

Bên cạnh đó, thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời cây bệnh để cách ly và tiêu hủy mầm bệnh, giúp ngăn chặn mầm bệnh ngay từ lúc đầu.

3/2 Phun thuốc phòng bệnh lan thường xuyên

Bạn nên phun thuốc phòng bệnh lan sau những cơn mưa đầu tiên. Cần định kỳ 7-10 ngày/lần phun các loại thuốc như: ridomil, starner, anvil, carbenzim, daconil, vanidakcil, nano bạc… với liều lượng như khuyến cáo trên bao bì. Nhằm hạn chế nấm bệnh phát triển đồng thời tăng cường sức đề kháng cho lan.

3/3 Bón phân cân đối cho cây hoa lan

Bón cân đối các thành phần dinh dưỡng đa, trung và vi lượng nhằm giúp cây lan sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu bệnh hại. Đặc biệt, hạn chế bón nhiều đạm trong thời gian này. Dư đạm sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại tấn công, làm giảm sức đề kháng của cây và gia tăng khả năng lây lan bệnh.

Bạn nên tăng sức đề kháng cho lan trong mùa mưa bằng việc bón phân hữu cơ như: phân chuồng, phân gà,…đã ủ hoai. Do phân bón hữu cơ chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng, không gây nóng, chết cây sau khi bón. Trong đó, phân trùn quế Sfarm viên nén với những ưu điểm nổi trội, là lựa chọn lý tưởng cho lan trong mùa mưa:

  • Cung cấp dinh dưỡng cân đối (đa, trung, vi lượng)
  • Dinh dưỡng vừa phải, phân giải chậm, giúp kiểm soát dinh dưỡng hợp lý
  • Bổ sung hệ VSV có lợi cho rễ và môi trường giá thể, giúp cây tạo kháng thể tự nhiên
  • Tăng cường acid humic, fulvic,… kích thích hệ rễ phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cây

Có thể thấy, việc phòng bệnh cho cây trồng là rất quan trọng, đặc biệt là đối với cây lan trong mùa mưa. Do đó, lựa chọn giải pháp tối ưu để phòng bệnh lan là vô cùng cần thiết. Phân bón Trùn quế viên nén Sfarm rất vui khi có thể đồng hành cùng các bạn trong việc phòng bệnh cho cây vào mùa mưa này.

Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được tư vấn bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (4 bình chọn)