5 bước chăm lan khỏe mạnh trong suốt mùa mưa

1662 lượt xem

Mùa mưa là giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh nhất của hầu hết các loại hoa lan. Tuy nhiên, đây cũng là mùa mang lại cho lan nhiều mối nguy hại như: nấm bệnh, ngoại cảnh bất lợi, sức đề kháng yếu,… Vậy, làm sao để bảo vệ lan vượt qua mùa mưa một cách thuận lợi nhất? Chăm sóc lan mùa này cần lưu ý điều gì?

Nếu bạn chưa rõ, hãy cùng SFARM tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

1/ Dọn dẹp và sắp xếp lại vườn

Việc đầu tiên cần làm trong mùa mưa bão này, chính là dọn dẹp vườn một cách thông thoáng. Tình trạng nước tù, động gây ẩm ướt cho vườn lan, dễ làm xuất hiện sên, ốc, thậm chí là rắn, rết gây nguy hiểm cho lan và chính bạn. Đồng thời, bạn cần bố trí lại vườn lan sao cho đảm bảo các yếu tố thông thoáng, hạn chế thấp nhất tình trạng va đập và lây lan nấm bệnh. Tiến hành

  • Quét dọn lại vườn sao cho thông thoáng, hạn chế sự tồn tại của các tác nhân gây hại
  • Sắp xếp lại việc bố trí các giò lan, tăng khoảng cách của các giò, không treo quá sát mái che để hạn chế va đập

2/ Che chắn vườn lan

Mưa to hạt, mưa đá, gió lốc và kể cả những cơn nắng gắt bất chợt sẽ là những yếu tố bất lợi cho vườn lan của bạn. Vì vậy, việc che chắn và gia cố lại vườn lan lúc này là vô cùng cần thiết, giúp lan tránh được những nguy cơ như dập nát thân, gãy ngọn, rơi giò,…. Đồng thời, bố trí lại vườn lan một cách hợp lý sẽ giúp ta hạn chế được sự lây lan các loại nấm bệnh trong mùa mưa này. Ta hãy thực hiện từng bước

  • Kiểm tra lại độ kiên cố từ mái che, ràng lại bằng các vật liệu kiên cố để hạn chế tốc mái khi có gió mạnh
  • Nếu cầu thiết, che chắn thêm xung quanh cho vườn để hạn chế gió lùa làm gãy đổ
  • Số lượng giò lan không quá nhiều, có thể dời lan đến nơi an toàn hơn

3/ Nước tưới cho lan

Mỗi một loại lan sẽ có nhu cầu khác nhau về lượng nước tưới hay nói cách khác là độ ẩm trong chất trồng. Tuy nhiên, nhìn chung các loài lan đều sẽ sinh trưởng – phát triển tốt nhất ở độ ẩm từ 65-68%.

Vào mùa mưa, độ ẩm cao (khoảng 80%), vì vậy chỉ nên tưới 1 lần/ngày hoặc thậm chí là không tưới vào những ngày mưa to. Khi tưới, lưu ý nên sử dụng vòi phun có áp lực không quá mạnh, hạn chế thấp nhất tình trạng tổn thương chồi non và thân lan. Sau những cơn mưa đầu mùa, lưu ý tiến hành tưới xả để hạn chế thấp nhất nguồn bệnh từ nước mưa mang đến.

Thế nhưng, nước mưa không hoàn toàn gây hại cho lan như chúng ta thường nghĩ. Đối với nhiều chuyên gia trồng lan ngoại quốc, khi nước mưa được để từ 4-5 ngày, có pH ổn định, nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ đất/giá thể trồng thì đây sẽ là nguồn nước tưới mang đến nhiều lợi ích cho lan.

4/ Phòng trừ sâu, bệnh hại trên lan

Mùa mưa ẩm ướt, độ ẩm cao sẽ là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại nấm bệnh phát triển, đặc biệt là các loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Vào mùa này, hai đối tượng người trồng lan sợ nhất chính là nấm và vi khuẩn. Cả hai tác nhân này đều có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng trực tiếp tới tính sống còn của lan. Vì vậy, cần thực hiện

  • Thường xuyên thăm vườn, quan sát thân và giá thể
  • Khi phát hiện tác nhân gây hại nên xử lý nhanh để tránh lây lan
  • Sau những cơn mưa đầu mùa, tiến hành phun thuốc trừ nấm bệnh như: Topsil, Zineb, Benomyl với nồng độ 1/4000.
  • Ngoài ra, một biện pháp được nhiều người trồng lan ưa chuộng chính là phun ngừa định kỳ bằng chủng nấm Trichoderma, giúp cây ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm gây hại

Bên cạnh việc ngăn ngừa và xử lý các tác nhân gây hại, thì việc tăng sức đề kháng tự nhiên cho lan là vô cùng cần thiết. Với việc tồn tại hệ VSV có lợi và các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên, Phân trùn quế SFARM viên nén sẽ là lựa chọn hữu hiệu cho lan của bạn.

Xem thêm Cách sử dụng Phân trùn quế SFARM viên nén cho lan tại đây

bệnh lan trong suốt mùa mưa

Bệnh thán thư trên lan trong mùa mưa

5/ Phân bón cho lan

Mùa mưa là mùa lan phát triển tốt nhất trong năm, vì vậy việc bón phân trong thời điểm này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, loại phân và liều lượng phải được cân nhắc kỹ, nên cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ nhưng đều đặn. Không nên bón quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc dinh dưỡng cho cây.

Đặc biệt lưu ý, mùa này không được bón thừa đạm, dễ gây nên tình trạng thân yếu, gãy đổ và tạo điều kiện cho các loại bệnh phát triển một cách khó kiểm soát.

Các loại phân hữu cơ tan chậm sẽ là lựa chọn lý tưởng cho cây vào thời điểm này bởi cung cấp dinh dưỡng từ từ nhưng đầy đủ, hạn chế tình trạng lãng phí phân bón. Trong đó, Phân trùn quế viên nén sẽ cực kỳ phù hợp và an toàn cho lan của bạn

Với những ưu điểm vượt trội như

  • Cung cấp dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ nhưng lành tính
  • Bổ sung hệ VSV có lợi, các acid hữu cơ kích thích cây trồng phát triển
  • Dinh dưỡng được phân giải một cách đều đặn, phù hợp với nhu cầu của cây
  • An toàn, không gặp tình trạng nóng hay chết cây
  • Bón được ở mọi vị trí, kể cả tiếp xúc rễ và đọt non cũng không gây thối hay nóng
  • Phân không mùi, dễ dàng trong sử dụng và bảo quản

Tùy thuộc vào từng loại lan mà cách sử dụng Phân trùn quế viên nén sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể tiến hành bỏ vào túi lưới hoặc rải trực tiếp lên bề mặt chậu. Liều lượng sử dụng vào khoảng 30-60 gram/chậu tùy thuộc vào loại lan và kích thước chậu.

Mong rằng, với những chia sẻ hết sức gần gũi này, SFARM có thể hỗ trợ bạn và vườn lan của mình vượt qua mùa mưa một cách thuận lợi nhất. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (25 bình chọn)