Cách bón phân trùn quế hiệu quả cho cây sầu riêng

2219 lượt xem

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước, đất không bị ảnh hưởng mặn (hàm lượng muối trong đất phải thấp hơn 0,02%), độ pH từ 4,5 – 6,5. Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, ngoài tưới nước thì bón phân sầu riêng là một bước quan trọng.

Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 – 22oC, ẩm độ từ 50 – 60%.

Hiện nay, có rất nhiều giống được trồng ở nước ta. Ngoài việc lựa chọn giống thì chọn cây giống cũng rất quan trọng, tốt nhất là sử dụng cây ghép, không nên trồng cây gieo hạt vì sức chống chịu cũng như khả năng phát triển kém hơn.

Trong quy trình bón phân sầu riêng cần bón nhiều phân hữu cơ. Phân hữu cơ được dùng nhiều hiện nay là phân trùn quế. Với những ưu điểm vượt trội mà không có loại phân hữu cơ vi sinh nào có thì phân trùn quế cho kết quả rất cao cho cây sầu riêng và cây ăn quả nói chung.

  1. Hàm lượng hữu cơ và dinh dưỡng cao:

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên có chứa hàm lượng hữu cơ rất cao. Đây là thành phần rất quan trọng đối với đất trồng. Nó quyết định khả năng tơi xốp, thoáng khí của đất, khả năng giữ dinh dưỡng, giữ nước.

Ngoài ra, trong phân trùn quế có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng đa trung vi lượng. các chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thu.

Phân trùn quế có khả năng lưu giữ các chất dinh dưỡng bón vào giúp cây trồng hấp thụ triệt để hơn, giảm được sự thất thoát phân bón, tăng hiệu quả các loại phân bón khác.

  1. Hệ vi sinh vật có lợi đặc trưng:

Trong phân trùn quế có hệ vi sinh vật đặc trưng bao gồm các chủng vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose. Đây là các chủng vi sinh vật rất quan trọng trong nông nghiệp. Ngoài ra, phân trùn quế có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh, tiết ra các chất kháng sinh bảo vệ cây trồng tốt hơn.

  1. Cải tạo, phục hồi vùng đất bạc màu:

Nhờ sự kết hợp giữa hữu cơ, aid humic, fulvic và hệ vi sinh vật đặc trưng đem lại khả năng cải tạo đất tuyệt vời của phân trùn. Phân trùn quế cải thiện đáng kể kết cấu đất, làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giứ ẩm và dinh dưỡng cho đất. Sử dụng phân trùn quế một thời gian sẽ tạo được lớp đất trồng màu mỡ.

  1. Nâng cao năng suất và chất lượng quả:

Hầu hết các quy trình có sử dụng phân trùn quế sẽ cho năng suất tăng ít nhất 25%. Phẩm chất quả đẹp về màu sắc và mùi vị đặc trưng.

  1. An toàn, sạch mầm bệnh và dễ sử dụng:

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên, sạch bệnh. Việc sử dụng phân trùn quế cũng rất đơn giản. Không lo bón nhiều sẽ bị nóng, cháy cây như những loại phân khác. Phân trùn quế có thể sử dụng ngay mà không cần qua bất kỳ khâu xử lý nào khác.

Chăm sóc:

  1. Giai đoạn sau khi trồng đến khi bắt đầu cho trái:

– Tưới nước: Cây con cần được tưới nước đầy đủ để giảm tỉ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

Làm cỏ – tủ gốc: Nên để cỏ trên mô nhưng cần làm cỏ xung quanh gốc sầu riêng để gốc được khô ráo, vì ẩm độ cao sẽ thích hợp cho nấm Phytophthora palmivora phát triển và gây hại. Trong mùa khô cần dùng cỏ khô hoặc rơm rạ phủ đất giữ ẩm xung quanh gốc cây, nên phủ cách gốc 10 – 50cm tùy độ lớn của cây.

– Tỉa cành, tạo tán: Trong năm thứ hai, thứ ba khi cây chưa cho trái cần tỉa bỏ những cành bị che khuất, cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc qúa gần mặt đất. Chỉ để 1 ngọn với các cành ngang khỏe mạnh phân bố đều trên thân chính. Cần quét sơn cho các vết cắt có đường kính lớn hơn 1cm. Lưu ý: Tỉa cành xong mới tiến hành bón phân.

– Bón phân: Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: hàng năm mỗi gốc bón 10 kg phân trùn quế SFARM Pb01 kết hợp phân vô cơ có chứa nhiều đạm và lân như 18-11-5 hoặc 15-15-6. Liều lượng phân vô cơ tăng dần theo độ lớn của cây, năm đầu tiên khoảng 0,3kg/gốc/năm, chia nhiều lần bón. Nên sử dụng phân NPK có bổ sung thêm chất Ma-nhê (Mg). Chú ý: Không sử dụng các loại phân có chứa chất Clor (Cl).

2 Giai đoạn cây cho trái ổn định:

* Từ sau thu hoạch đến xử lý ra hoa:

  1. Tỉa cành và kích thích ra đọt:

Tiến hành ngay sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung sẽ hạn chế được sự ra hoa làm nhiều đợt trong năm. Cây cần ra ít nhất 2 lần đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa.

– Tỉa cành: Tỉa bỏ chồi vượt, cành bị sâu bệnh và những cành đan chéo lẫn nhau.

– Kích thích ra đọt:

+ Bón phân: Bón phân trùn quế SFARM Pb01 5 – 10kg/gốc kết hợp với phân bón có hàm lượng đạm cao như 18-11-5 (liều lượng 1 – 2kg/cây có đường kính tán 5 – 6m đang phát triển bình thường), 30-20-5… (không bón phân có chứa chất Clor). Có thể phun thêm Dịch trùn quế Đặng Gia Trang D01 tỉ lệ 1/300 cùng với GA3 (gibberellin) ở nồng độ 5 – 10ppm để kích thích tạo chồi mới khỏe, phun khi trời mát.

+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm, tưới 1 – 2ngày/lần vào mùa khô để kích thích cho cây ra đọt tốt.

Khi cơi đọt thứ nhất đã thành thục, bón phân sầu riêng (loại phân như lần bón trước) và tưới nước để kích thích cây ra cơi đọt thứ hai.

  1. Xử lý ra hoa (áp dụng khi xử lý ra hoa nghịch vụ):

– Khi lá cơi đọt cuối chuyển sang lụa, tiến hành bón phân có hàm lượng lân cao như 10-50-17 (liều lượng 1 – 2kg/cây có đường kính tán 5 – 6m đang phát triển bình thường) hoặc sử dụng phân lân super và phân kali để bón (không bón phân có chứa chất Clor) để giúp quá trình ra hoa dễ dàng. Tưới nước đủ ẩm để cơi đọt phát triển tốt.

– Khi lá cơi đọt cuối đã phát triển thành thục (chuyển xanh), tiến hành tạo khô hạn cho cây bằng các biện pháp như:

+ Quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, xẻ rãnh liếp, không tưới nước, tháo cạn nước trong mương vườn để giúp đất vùng rễ cây khô nhanh.

+ Phủ vải nhựa: Khi đất bên dưới tán cây khô ráo ta tiến hành phủ vải nhựa nhằm đảm bảo nước không đến vùng rễ cây.

– Có thể kết hợp phun paclobutrazol. Chú ý: Chỉ áp dụng đối với cây phát triển xanh tốt và sử dụng theo khuyến cáo ghi trên bao bì.

– Để giúp cho việc ra hoa tốt hơn có thể phun thêm các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như MKP (0-52-34). Lặt bỏ các chồi non nhú trong cành.

Nếu thời tiết thích hợp cây sẽ ra hoa sau 20 – 30 ngày. Thời gian từ khi bắt đầu xử lý đến khi ra hoa phụ thuộc vào từng giống, lượng mưa và ẩm độ đất.

Lưu ý: Cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa tốt khi:

+ Cây thật khỏe mạnh và cân đối dinh dưỡng.

+ Cây trãi qua một thời kỳ khô hay mát. Do đó để cây sầu riêng ra hoa tốt cần có thời gian khô hạn liên tục từ 7 – 14 ngày. Nhiệt độ không khí từ 20 – 22oC, ẩm độ 50 – 60%. Việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể ra hoa.

* Từ khi cây ra hoa đến lúc hoa nở:

– Khi thấy mầm hoa xuất hiện tiến hành giở vải nhựa đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển (cho nước vô mương từ từ và giữ nước cách mặt liếp 60 – 80cm). Có thể bón thêm phân NPK như 15-15-15 để thúc mầm hoa.

– Tỉa hoa: Cây sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và ra nhiều đợt, do đó cần tỉa thưa hoa. Tùy thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch trái mà nhà vườn chọn để lại hoa ra ở đợt nào. Không nên giữ lại tất cả các hoa. Bởi vì hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không bình thường ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu trái.

– Hoa nở sau 45 – 60 ngày.

– Chú ý: Giai đoạn cây ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn khỏe mạnh. Nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở để giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt (Chú ý: giảm lượng nước tưới nhưng không để héo cây, héo hoa).

* Từ khi hoa nở đến thu hoạch trái:

– Thụ phấn nhân tạo: Khi hoa nở, nên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào khoảng 20 giờ để việc thụ phấn được tốt nhằm tạo trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn.

– Bón phân:

+ Khi trái to bằng trái chôm chôm bón phân sầu riêng có hàm lượng kali cao như 12-12-17, 12-11-18 (không bón phân có chứa chất Clor). Nên chia ra nhiều lần bón để tránh kích thích cây ra đọt, khoảng 2 tuần bón một lần, lần bón cuối cùng không nên trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bổ sung thêm phân kali ở lần bón cuối cùng để tăng chất lượng trái.

+ Có thể phun phân bón lá có nhiều kali ở tuần thứ 5 – 9 sau khi đậu trái (1tuần/lần) để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái.

Chú ý:

  • Bón thừa phân, đặc biệt là phân đạm sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non. Tuy nhiên, nếu không bón phân hoặc bón không đủ cho cây trong giai đoạn này trái sẽ phát triển kém do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Cây ra đọt non ở thời điểm khi hoa nở sẽ giảm tỉ lệ đậu trái và từ ngày thứ 20 – 55 sau khi hoa nở nếu cây ra đọt non sẽ làm rụng trái và tăng tỉ lệ trái méo mó.

– Quản lý nước:

+ Sau khi đậu trái tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại để giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao. Giai đoạn này nếu trời khô tưới 3 – 4ngày/lần. Tưới qúa đẩm hay mưa nhiều dễ làm cho cây sầu riêng ra đọt non sẽ làm rụng trái non hay làm cho trái bị sượng nhưng nếu thiếu nước trái sẽ phát triển chậm. Do đó cần tưới đủ ẩm và đều đặn. Giữ mực nước trong mương vườn thường xuyên ở độ sâu khoảng 80cm từ mặt liếp. Tránh thay đổi đột ngột ẩm độ đất để hạn chế hiện tượng rụng trái.

+ Trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày: Cắt nước để trái mau chín vì giai đoạn nầy trái sầu riêng không còn tăng trưởng nữa. Thời điểm cắt nước có thể muộn hơn trong mùa khô. Trong mùa mưa có thể kết hợp với đậy gốc bằng nylon để tránh cho trái bị nhão cơm hoặc ngưng thu hoạch 2 ngày sau khi có mưa lớn.

– Tỉa trái:

+ Thực hiện 2 hay 3 lần ở giai đoạn 4 – 10 tuần sau khi đậu trái nhằm để lại những trái ở những vị trí thích hợp.

+ Không để trái ở trên ngọn cây (trừ những trái ở sát thân chính), trái mọc trên thân chính, trái ở những cành nhỏ.

+ Chừa lại 1 – 2trái/chùm.

+ Số trái/cây tùy tuổi cây, tình trạng cây, giống sầu riêng.

– Thu hoạch:

Nên thu trái từ trên cây và không để trái rụng xuống đất, cần chú ý không cho sự va chạm làm trầy xước trái, giữ trái nơi thoáng mát… để giảm sự thiệt hại ở giai đoạn sau thu hoạch.

* Chú ý:

+ Lượng phân bón/cây ở mỗi lần bón nên điều chỉnh tăng giảm theo tình trạng cây, đất đai, thời tiết, loại phân sử dụng…

+ Vị trí bón: Bón phân sầu riêng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây.

+ Nên sử dụng các phân NPK có bổ sung Can xi (Ca), Ma nhê (Mg).

Sfarm.vn

Xem thêm:

Tìm kiếm liên quan: kích bông sầu riêng, rụng bông sầu riêng, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, sầu riêng rụng trái non, sầu riêng bị vàng lá, sầu riêng bị nấm trái

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (39 bình chọn)